Lẽ chánh tự nhiên có lẽ Tà
Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra?
Sao ra Tiên Phật Người Trần Tục
Trần Tục muốn thành phải đến Ta!
Trên đây là bốn câu thi của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Giáo Đạo Nam Phương. Giáng đàn cơ Năm 1926.
Câu 1: Lẽ Chánh tự nhiên có lẽ Tà
Lẽ Chánh là Chánh đáng, Chánh Trực, ngay thẳng chơn thật, là con đường ngay thẳng Đạo Đức, Nhân Nghĩa Bác Ái Công Bình.
Lẽ Tà là cong vạy, xéo xiên, giả dối, là con đường cong queo, gian tham, độc ác, xảo trá, quỷ quyệt vô Đạo Đức, Nghĩa Nhân.
Câu 2: Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra?
Lòng Người khó đoán, Chánh Tà khó biệt phân nên con người muốn đi con đường ngay thẳng, trước hết phải giữ cái Tâm cho chơn chánh, ngay thật, Đạo Đức tức Chánh Tâm trước rồi sau mới Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, bình Thiên Hạ, nghĩa là cái Tâm chơn chánh theo ý Thiện nương theo Chánh Đạo thuận tùng Thiên lý, muốn giữ cái Tâm ngay Chánh là phải thành ý, tức là giữ cái ý cho thành, không để tư tưởng buông lung phóng túng theo đường Tà vạy, mới kiềm giữ được ý tưởng ấy thì định được cái Tâm Chánh.
Tâm chánh là người có Đạo Đức Nhơn nghĩa, Công Bình Chánh trực, Trung Hiếu, Trung Tín, biết nghĩa Thanh cao, Thanh liêm, v.v… Đó là người Đời còn người Đạo cũng thế song người Hành Đạo phải giữ đúng luật pháp chơn truyền không canh cải theo Tà Đạo mê tín dị đoan để nghịch lại với Chánh tâm là Tà tâm.
Tà tâm là người vô Đạo Đức, bất Chánh, bất Hiếu, bất Nghĩa, bội Sư, phản bạn, bội tín, lường gạt, dua nịnh, gian thần, tham lam ích kỷ bần tiện xảo trá, điêu ngoa, quỷ quyệt, v.v… vì vậy Ta cần phải nhận định những yếu tố trên để phân định được hai lẽ Chánh và Tà.
Câu 3: Sao ra Tiên Phật Người Trần Tục.
Sao ra Tiên Phật?: Là con người biết giử được Chánh trực, biết tu tâm, sửa tánh, rèn lòng tu niệm dần dần sẻ đạt được Chánh quả đến cỏi Niết Bàn, hay còn gọi là cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống, cỏi Thiên Đàng, tùy theo thứ bậc cao thấp mà đặng đạt Thiêng Liêng Vị như Thần Thánh Tiên Phật.
Người Trần Tục là người chưa giữ được Chánh tâm, bị Tà tâm xâm lấn, quỷ ma sai khiến ham mê, Tửu sắc Tiền tài danh vọng, Quyền lực, Tham lam cướp của giết người, nhiễu loạn chiến tranh tương tàn tương sát, mạnh được yếu thua, không Đạo lý công bằng, khiến cho con người điêu linh đồ thán, vay trả, trả vay luân hồi chuyển kiếp thành người nơi Trần tục, và làm cho sa đọa ở mãi cỏi Trần ô trược.
Nếu là người thìn lòng học Đạo tu sửa Chánh Tâm, Tâm sáng ngời, Đức được cao trọng “Đức Trọng Quỷ Thần Kinh” tức là Tà Thần quỷ ma xa lánh, Thần Thánh Tiên Phật hộ trì. Trong bài thi của Đức Lý Đại Tiên có câu “ Chánh Trực kinh oai loài giả dối, Công bình vùa sức kẻ Chơn Thành.”
Câu 4: Trần tục muốn Thành phải đến Ta!
Câu nầy ngụ ý người Trần Tục muốn thành là Thành Tiên Phật Thánh Thần, phải đến Ta là đến với Đấng Tối Cao, Tối trọng, Đấng vô Đối, quyền năng vô cực vô biên là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ta còn gọi là Đức Chí Tôn, Đức Thế Tôn hay Đức Chúa Trời tùy theo mỗi sắc dân trên mặt địa Cầu nầy đặt tên gọi của Ngài khác nhau, Đấng ấy làm chủ quyền tạo đoan Càn Khôn Vủ Trụ, Tạo đoan thi hài và hồn phách của Ta, Đức Hộ Pháp giảng rằng ấy là Đấng Vô Đối mà bao giờ con người cũng gởi tâm hồn nơi Ngài, nên dầu cho Tôn Giáo nào cũng vậy cũng kỉnh thờ một Đấng tối cao ấy là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng Trần giáo Đạo, Ta phải tìm đến Đạo Tu luyện thành chánh quả, tức là phải đến Ta là vậy.
Ở đây tôi xin mạn phép luận hai lẽ Chánh và Tà “Lẻ Chánh tự nhiên có lẽ Tà.” Tức là hễ có Chánh là có Tà, có Thiện tự nhiên có Ác, có Nhơn nghĩa thì có bạo tàn, có người quảng đại thì có kẻ hẹp hòi, hễ có thương thì có ghét, có người Quân tử ắt có kẻ Tiểu nhân, nơi Thần Thánh Tiên Phật còn có quỷ ma lẫn lộn huống lựa là phàm trần ô trược “Vàng thau lẫn lộn” Người Chánh tâm quân tử đi đến đâu thì Tà tâm tiểu nhân Quỷ ma cũng đi theo đến đó để quấy phá nhiễu hại, hoặc giả nhân giả nghĩa, giả Thần Thánh Tiên Phật thậm chí đến Đức Chí Tôn “Danh Ta nó còn mượn duy Ngai Ta nó chẵng dám ngồi” nên hể “Đạo cao nhứt xích Ma cao nhứt Trượng, Đạo cao nhứt Trượng Ma Thượng đầu Nhơn”. Nghĩa là Đạo cao một thước Ma cao một trượng, Đạo cao một trượng thì Ma cao khỏi đầu người.”
Thời nay cơ Trời xoay chuyễn quả Địa Cầu 68 nầy đã cho thế Nhân thấy đến thời kỳ mạt pháp, quỷ Vương ra đời Ma quỷ lộng giả Thành Chơn, Nó làm cho Thế Giới đổi thay, thời cuộc đảo lộn từ các Nước nhược tiểu cho đến các Cường Quốc văn minh, các Tôn Giáo, Chính Trị, Xã Hội, Nhân Văn, Khoa Học v.v… có nơi thái bình thạnh trị có Nhân Tài Đạo Đức gìn giữ Nhơn mạng và Đất Nước, biết tôn trọng Tôn Giáo, Đạo Đức làm đầu, biết ý thức Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền (như Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Thụy Điễn, Phần Lan v.v… có những nơi Ma quỷ nó làm cho loạn Đời loạn Đạo nhiễu hại nhân gian, khiến cho chiến tranh, gây cảnh tương tàn tương sát, giết hại gây tang tóc chết chóc khắp nơi, như ở những Nước có chiến tranh hay những Nước Cộng Sản mang bản chất rặc quyền của Tà thần ma quỷ nền móng của sự chết và sự hủy diệt chưa kể đến Thiên tai bão lụt, động đất, núi lửa, sóng thần v.v… Đều nằm trong vòng xoay chuyễn của tạo hóa, an bài Ân ban hay thưởng phạt. Những người biết tu, biết biệt phân đâu Chánh đâu Tà “ Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyễn của Đạo Cao Đài có đoạn “Thầy nói cho các con hiểu rằng muốn xứng đáng làm môn đệ Thầy là phải khổ hạnh lắm hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy lại càng hành bấy nhiêu. Như đáng làm môn đệ Thầy thì Bạch Ngọc Kinh mới chịu rước, còn ngã thì cửa Địa Ngục lại mời, thương thương ghét ghét ai thấu đáo vậy ôi!
Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không cho lời khuyến dụ, cũng chẵng vì thương mà không sai quỷ dỗ dành, Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình, chung quanh các con dầu xa, dầu gần Thầy đã thả một lũ hỗ lang ở lộn cùng các con, Thầy hàng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là Đạo Đức của các con. Vậy ráng giữ gìn bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy. “Nghe và ráng tuân theo.”
Bởi cơ Trời định vậy Đạo khai thì Tà khởi, có Phật thì có Ma, có Trời thì có Quỷ, Ma Ma Phật Phật hai nơi chốn riêng phần, nơi Quỷ Vương là Kim Quang Sứ, là Tà ma nếu chúng ta tu hay là người mới bước vào đường tu sai lầm nghe Người thì làm đầy tớ cho Người, Kim Quang Sứ đến cầm cơ viết, Trong Đàn Cơ 1930 (Canh Ngọ) Tại Thánh Thất Kiêm Biên, Đức Hộ Pháp chứng đàn. Kim Quang Sứ nhập cơ viết bài thi:
Cửu phẫm Thần Tiên nễ mặt Ta.
Thích Ca dầu trọng khó giao hòa
Cửa kinh Bạch Ngọc hằng lui tới
Đường Đạo Tây Phương thử Chánh-Tà
Chỉ Đá hóa vàng đoanh mặt thế
Treo gươm sông vị chạnh phồn hoa
Lấy chơn đem giả tô Thiên-Vị
Thắng bại phàm Tâm liệu thế à!
Kim-Quan-Sứ (Quỷ Vương)
Đức Chí-Tôn nói: Trong mặt địa cầu này, phần đông vì kỉnh thờ tà quái mà Tà quái vốn chứa sự chết, thì tức nhiên chúng nó ở trong vòng sự chết là phải tiêu diệt. Thì biết bao giờ biết đặng sự sống là gì? Nếu Thầy không đến kịp thì các con vẫn bị trong vòng sự chết.
Tà Mị cũng như hột lúa bị hẫm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh bông trổ trái. Còn bậc chơn tu, tỉ như hột giống tốt hễ gieo xuống đất thì cây lên, cây lên thì trỗ bông rồi sanh trái biến biến, sanh sanh càng tăng số. Vì vậy khi các con bỏ xác trần mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa Chơn thần, Chơn thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Đạo; Bởi vậy một Chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn Khôn Thế Giái. Nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.
Mercredi 4 Aout 1926 - Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát – Giáo Đạo Nam Phương.
Hỉ chư Môn Đệ, chư Nhu.
Nghe dạy: Sự chơn thật và sự giả dối mắt phàm các con đâu thể phân biệt đặng. Một trường thử Thánh, Tiên, Phật, vì vậy mà phải lập nơi Thế Gian nầy. Nếu buổi sanh tiền dầu cho một kẻ phàm tục tội lỗi biết đặng cơ quan mầu nhiệm của Đấng Chí Tôn là Trời đã sắp đặt thì cũng chẳng dám gây ra tội lỗi mà thôi, lại có thể đắc Đạo mà gấm ghé phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng nữa, huống lựa là các Đấng ấy phải bị đọa Trần mà biết mình hằng giữ thì mầu nhiệm thử Thánh, Tiên, Phật chẳng có nghĩa lý gì hết. Vì vậy mà Thầy hằng nói cho các con biết rằng: Một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc Đạo phải đoái lại Bá Thiên Vạn Ức nhơn sanh, còn phải trầm luân nơi khổ hải, chưa thoát khỏi luân hồi để lòng từ bi mà độ rỗi.
Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm mà chính mình Thầy đã đến nói, các con cũng nên tin nơi Thầy mà cho rằng lời Thầy dạy là chơn thật (Chánh Đạo). Nếu như các con đợi đến buổi chung quy hồn lìa khỏi xác mới thấy cơ mầu nhiệm đặng thì chừng ấy đã muộn rồi.
Vậy các con khá tuân lệnh dạy.
Samedi 7 Aout 1926 (29/6/Bính Dần)
Đức Chí Tôn:
Những sự phàm tục đều là mưu kế của Tà mị yêu quái cốt để ngăn trở bước đường Thánh Đạo của các con, những mưu quỷ quyệt ấy do lịnh Thầy dùng để thử các con, Thầy đã nói Thầy thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, nó hằng thừa việc mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là Đạo Đức của các con. Thầy lại khuyên các con gìn giữ bộ Thiết Giáp ấy cho tới ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy vậy Đạo là vật rất hữu ích như giáp hữu ích cho thân các con; Nếu các con bỏ giáp thì thân các con ra trần lổ, còn bỏ Đạo thì các con ở dưới phép Tà-Thần.
Hai lẽ Chánh-Tà đã được phân ra hai phần: phần Đạo và phần Đời.
- Phần Đạo: bất cứ tôn-giáo nào cũng có Chánh Đạo và Tà Đạo. Những người Chánh Đạo thì ít mà Tà Đạo thì lại hằng hà bởi ma quỷ khuyến dụ, lôi cuốn nên nghe theo. Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế nói: “Con biết rằng Thầy thương yêu nhơn loại là dường nào chưa? Những điều ngăn trở đều do nơi tiền khiên của chúng sanh, đã vào chọn một thân mình nơi ô trược, thì Thầy đây cũng khó mà rửa với một gáo nước cho đặng trong sạch. Nhơn sanh đã thâm nhiễm vào tình luyến ái Tà mị trên mười ngàn năm thì thế nào cổi Thánh Đức trong một lúc chẳng tới một năm cho trọn lành đặng.
Rất đổi Thầy là bậc Chí Tôn đây mà còn bị chúng nó mưu lén cho qua Thánh ý Thầy dạy, một đàng trì một đàng kéo, thảm thay! Các con chịu ở giữa.
**Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy. Hễ nó tấn thì mình chống, cân sức cho bằng hay là trổi hơn mới đắc thắng, các con chịu nỗi thì Đạo thành. Các con ngã thì Đạo suy. Liệu lấy.
**Thầy cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay, Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu diệt nó đặng, nhưng mà phép công bình Thiêng-Liêng chẳng phải nên vậy; ấy cũng là cơ mầu nhiệm cho các con lập thành công quả.
Trước đây Thầy Khổng Tử có Tam Thiên Đồ Đệ truyền lại còn Thất Thập Nhị Hiền.
- Thầy Lão Tử trước đặng một trò là Ngươn-Thỉ.
- Thầy Jesus Christ trước đặng 12 người chừng bị bắt còn lại một Pierre mà thôi.
- Thầy Thích Già (Phật Thích Ca) đặng bốn người, ba người bỏ Thầy còn lại một.
- Còn nay Thầy giáng thế thì chọn đến.
- Nhứt Phật
- Tam Tiên
- Tam Thập Lục Thánh
- Thất Thập Nhị Hiền
- Tam Thiên Đồ Đệ hạ thế cứu đời. Các con có cả ba chánh Đạo là Tam Giáo, các con biết tôn trọng. Ngày nay lại thêm Chánh Đạo nữa các con biết ít Nước nào đặng vậy? Thầy nói cho các con biết dầu một vị Đại La Thiên Đế xuống trần mà không tu cũng khó trở về địa vị đặng.
**Cũng như các Tôn Giáo khác, Đạo Cao Đài cũng có những kẻ phản Đạo phản Thầy như Ông Lê Văn Bảy sanh năm 1884, có cấp bằng Thành Chung (Diplome) đắc phong phẩm Giáo Hữu Phái Thượng 27/7/1927 (Đinh Mão).
Hội Thánh Ngoại Giáo tại Pnom Pênh được thành lập vào tháng 5 năm 1927 thì hai tháng sau Ông Bảy được Thiên Phong Giáo Hữu, vì nguyên linh Ông là hàng Chơn Nhơn nơi Bạch Vân Động Đạo Hiệu Phong Chí. Đến năm Đinh Ngọ 1930 Ông được thăng phẩm Giáo Hữu, thì Kim Quan Sứ đến thâu nhận Ông làm đệ tử. Từ đó Ông trở tay trở mặt phản Đạo tố cáo Đức Hộ Pháp đến Thượng Quan Pháp. “Bẩm Thượng Quan, Tôi xin nói cho Thượng Quan rõ ràng rằng chúng tôi đều tách xa Ông Phạm Công Tắc và cho người là kẻ bị quỷ ma ám ảnh, thành ra người toàn làm điều nguy hiểm và chúng tôi đều khán cự kịch liệt, chán chường cử chỉ phản nghịch đối với Pháp quốc.
Chúng tôi cầu xin Thượng Quan trị tội một mình Ông Tắc với vài kẻ trợ thủ của người mà thôi vì những kẻ theo Ông Tắc đều là người thật thà, vì quá nghe tin lời phỉnh phờ của Ông Tắc và bị người gạt gẩm rằng “ Người có đủ huyền diệu bí mật”.
Đúng như sự tố cáo của kẻ thừa sai Ông Bảy cộng với việc đạo sự khác nên đến ngày 27/07/1941 (4/06/ Tân Tỵ) Thực dân Pháp bắt Đức Hộ Pháp cùng 5 vị Chức Sắc Đại Thiên Phong lưu đày sang Đảo Madagascar. Một thuộc địa của Pháp (Đúng theo sự cầu xin của Giáo Sư Thượng Bảy Thanh “Trị tội một mình Ông Tắc và vài vị Trợ Thủ”. Vào đêm 10 rạng 11 tháng 10 năm Mậu Tý (DL 19-20/12/1948) sau khi cúng tại Đền Thánh về, Đức Hộ PHáp nằm mơ màng thấy Ông Phong Chí (là nguơn linh Ông Bảy) ở Nam vang hội diện cùng vời Đức Ngài và có tranh luận đôi điều về Đạo Pháp, làm Ngài bất bình, tặng cho Ông Bảy một tát tay.
Rồi sáng hôm sau vào lúc 9 giờ, Công điện từ Nam vang đánh về báo tin Ông Lê Văn Bảy đã chết lúc 1 giờ khuya cùng ngày. Việc này Bà Bát Nương đã xác định trong một đàn cơ tại Hiệp Thiên Đài “Ấy là quyền năng của Đức Hộ Pháp, kẻ còn mang xác phàm khó rỏ đặng”.
Cái tát tay đó Đức Ngài có nói riêng rằng “Sợ người chịu không nổi, ắt phải chết”.
Ngày về Thiêng Liêng là ngày Ông Bảy hầu Tòa Tam Giáo để tương công chiết tội, hay là phải đến Thanh Tịnh Đại Hải Chúng là quê hương của quỉ vị.)
** Ông Thái Phấn Thanh cũng bị lưu đày với Đức Hộ Pháp sau đó có hành vi phản phúc, làm cho Đức Hộ Pháp phải chịu nhiều đau khổ. Ông nói vì Ông mà chúng tôi bị tù đày không có ngày về, khi được trả tự do về Nước ngày (29/11/ Bính Tuất 1946) Ông Phấn không về Tòa Thánh mà về xứ sở Bà rịa rồi theo phái của Ông Nguyễn Bửu Tài luôn.
Ông Phối Sư Thượng Tài Thanh (Nguyễn Bửu Tài) thuộc chi phái Tiên Thiên, qui thuận về Tòa Thánh Tây Ninh năm Đinh Hợi 1947 đến ngày mùng 1 tháng 3 Kỷ Sửu (1949). Đức Lý Giáo Tông giáng cơ tại cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh cho biết! Hiền hữu nói lại với Tài và các bạn khác rằng lão chuẩn y phẩm vị nhưng phải đem cả tín đồ của họ về Tòa Thánh Tây Ninh mới đặng nghe à!..
Lịnh Đức Giáo Tông phán định như trên nhưng Ông Tài không tuân hành rồi sau đó tách ra trở về phái củ và tự xưng là Giáo Tông của phái nầy. Nên có lời phê của Đức Hộ Pháp sau khi pháp chánh minh tra xong “Hành tàng của Phấn và Tài đã dùng phương mê hoặc bằng cơ bút, tiếp tục phương chước của Tả Đạo Bàn Môn. Những linh hồn của họ bị cám dỗ sẽ bị đọa lạc rất nên thương xót, tại nơi số mạng của họ cũng như Ông Bảy và Ông Chữ kia vậy, thì phương nào mình có đủ quyền năng nơi cõi tục nầy mà cải hoán thiên điều cho đặng?” Tội nghiệp thay họ tưởng họ sống hoài đặng đeo đuổi Đảng phái của họ, cái chết của họ gần kề mà Thánh Ân bị cất mất. Ấy là một kiếp sanh rất nên vô phước đó.
Những vị từ hàng phẩm Thiên Phong chức sắc khi nhậm chức phải lập thệ trước bàn Ngũ Lôi và Bàn Thờ Hộ Pháp rằng: “Nếu ngày sau phạm Thiên Điều, thề có Hộ Pháp đọa tam đồ, bất năng thoát tục.”
Điều nầy có đáng sợ để giữ mình khỏi sa vào vòng tội lỗi mà bị Hộ Pháp đọa tam-pháp? Hay là thề để chơi? Không ích lợi gì cho phần Hồn?
E rằng đến lúc Hồn-Linh thấy được cây Giáng ma xử là quá muộn chẳng?
** Ông Phối Sư Thượng Tài Thanh (Nguyễn Bữu Tài) thuộc chi phái Tiên Thiên qui thuận về Tòa Thánh Tây Ninh vào năm Đinh Hợi (1947) nhưng Ông Tài không tuân hành rồi sau đó tách ra trở về chi phái của mình rồi cũng tự xưng là Giáo Tông.
Các chức sắc Thiên Phong lãnh Thiên mạng nơi mình không làm xong phận sự, ngôi vị thì ham, quyền thì muốn mà hành động cho xứng đáng thì không làm. Thử hỏi họ vâng Thiên mạng đến để làm gì chớ? Họ phải xứng phận làm Anh, làm Thầy để gần gũi Nhơn Sanh chia đau, an ủi điều khổ?
** Tà quái lộng hành chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén)
Khi về chùa Gò Kén, dự lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1925). Ông Lê Thế Vĩnh bị Tà quái nhập xác xưng danh Tề Thiên Đại Thánh, cùng bắt tay nhảy múa trước Đàn Nội với một Nữ Tín đồ Vương Kim Chi xưng danh Lê Sơn Thánh Mẫu, làm cho Đàn Tiền náo động kẻ nói Chánh, người nói Tà, trở thành một trường ngôn luận khắp trong Nước.
Vì chuyện xảy ra nơi Thánh Thất Gò Kén, Đức Chí Tôn giáng cơ đêm 18-10-Bính Dần (dl 29-11-1926). Dạy rằng: “Chuyện Thánh Thất xảy ra cũng là bước trắc trở trong đường Đạo, Thầy còn phải đau lòng thay. Nhưng Thiên cơ định vậy, sự xảy ra đều do tâm chí của nhiều đứa…cũng do nơi lòng Tà vạy mà ra, vì Tâm trung chánh đáng làm Cốt cho Tiên Thánh, còn Tâm chí vạy Tà là chí của Tà quái xung nhập.
Sau đó Ông Vĩnh phản Đạo kết hợp với kẻ phá Đạo. Kỉnh cáo tại Thánh Thất Từ Vân cùng bốn vị Thời Quân rằng không nhìn nhận Phạm Công Tắc là Hộ Pháp, của Hiệp Thiên Đài nữa, họ lập Hiệp Thiên Đài tại Từ Vân Phú Nhuận không tùng theo Tòa Thánh Tây Ninh.
Năm Tân Tỵ ngày 27-7-1941, Đế quốc Pháp bắt Đức Hộ Pháp lưu đầy hải đảo Madagascar, Tòa Thánh bị đóng cửa. Ông Lê Thế Vĩnh hợp tác theo Chi phái Bến Tre, vâng lệnh ông Nguyễn Ngọc Tương về Tòa Thánh Tây Ninh kêu gọi chức sắc giữ Tòa Thánh, nên rước Ông Tương Bến Tre về làm chủ Tòa Thánh thì Pháp sẽ trả Chùa lại, không được sự đồng tình của Ngài Thái Khỵ Thanh là người được Đức Hộ Pháp uỷ nhiệm uỷ quyền để giữ gìn Đền Thánh trong khi Đức Ngài đang bị lưu đày.
Không về chiếm Tòa Thánh được Ông Tương phái cho người về chở bảy cái Ngai trong Đền Thánh đem về Bến Tre. May thay Thiên bất dung gian khiến ông cháu rễ của Bà Lâm Hương Thanh, (người Tây lai) lên Tây Ninh gặp trường hợp cướp giựt trắng trợn ban ngày như thế Ông liền can thiệp với chánh quyền Pháp Tỉnh Tây Ninh không cho Ông Tương được chở bảy cái Ngai trong Đền Thánh của Đức Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư…về Bến Tre được.
Đụng tới bảy cái Ngai trong Đền Thánh là một xúc phạm lớn về Đức tin, Tín ngưỡng, về Đạo pháp, tội lây vạ khiến Ông Lê Thế Vĩnh bỏ Tòa Thánh xa rời cửa Đạo và theo luôn Chi phái kể từ đó. Bởi thế trong một chuyến đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt rồi mất tích luôn từ năm Ất Dậu. Khi ông chết rồi có người nhận diện được ông cùng với Luật Sư Dương Văn G và Ông T. Trọng lúc 3 người nằm chung chưa chôn ngày 28-9-1945, kết quả do hành tàng bộ Thiết Giáp Đạo Đức không giữ thì thân ra vậy.
**Kế đến Ông Nguyễn Phan Long theo Pháp kết nạp một số nội loạn về Tòa Thánh phá Đạo Trời, bà Bảy Phối Sư Hương Lự, thân mẫu Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, giải tán cả hội vạn linh quỷ quái này. Bà kêu Trời Ơi! Quỷ về phá Tòa Thánh, phá Đạo. Quả đúng như lời Đức Chí Tôn tiên tri:
“Chi chi qua năm Quí Dậu 1933 phải cho Thành Đạo, mà trước khi thành Đạo thì Tam Thập Lục Động Quỷ Vương hiệp về phá Tòa Thánh dữ dội lắm, mà trừ an nội loạn mới thành Thiên Cơ.”
Tại sao nói nội loạn? Vì Ông Lê Bá Trang Ngọc Đầu Sư đứng ra đầu cáo Đức Quyền Giáo Tông cốt để tranh giành quyền lợi, cấu kết với Ba vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài, lại đứng về bên đầu cáo, chống lại Giáo Tông và Hộ Pháp cùng Hội Thánh Cữu Trùng Đài từ Ba Chánh Phối Sư và các thành viên trong Hội Thánh.
Gọi nội loạn là có nội ứng Chức Sắc Thiên Phong của Đạo, giúp giáo cho thực dân Pháp đưa Nguyễn Phan Long là tay sai của Pháp là Đời mà bao nhiêu chức sắc Đại Thiên Phong phải chịu dưới mạng lệnh của người, lại còn hợp chi phái đã từng phá đạo, cấu kết cả ngàn người vừa đủ số Tam Thập Lục Động để thành lập Hội Vạn Linh, ra nghị quyết của Hội Vạn Linh là “Dâng lên quyền Thiêng Liêng định”
Thật là trò hề diễn Viên xiếc, nhào lộn cho đã rồi dâng lên Thiêng Liêng định, mà Thiêng Liêng đâu có bảo họ diễn trò như thế! Quả thật Đức Hộ Pháp trừ an nội loạn mới thành Thiên Cơ, Thiên Cơ đó là gì? Là bài thi sau đây của Đức Chí Tôn.
Tiến Trình Thầy dạy trước con tường
Đợi Hạ sang năm mới tuyển lương
Năm bảy năm sau nên nghiệp lớn
Đến chừng ấy Đạo khá đo lường.
Đức Phạm Phối Thánh giáng cơ trình với Đức Hộ Pháp rằng “Đại Hội Ngọc Hư định ngày 15-8-Quý Dậu (1933) là ngày Đạo thành. Nên Đức Hộ Pháp tăng cường 6 vị Thời Quân giúp Hội Thánh cho đủ số Chức Sắc Hội Thánh Nho Tông: Quyền Giáo Tông Chưởng Pháp, Đầu Sư, Ba Chánh Phối Sư (Cữu Trùng Đại 4 vị, Hiệp Thiên Đài 5 vị và 3 bảo pháp + 3 khai pháp.
Trái với những kẻ Tà Đạo cũng có những vị Chánh Đạo, tiền khai khổ tâm hành Đạo như Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Cao Hoài Sang, Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, Hương Lự, Anh Cả Thượng Trung Nhựt, Nữ Đầu Sư Hương Hiếu…
Điển hình Đức Cao Thượng Phẩm vâng lịnh Đức Chí Tôn phá rừng xong xây cất Tòa Thánh tạm, Hậu Điện Dông Lang, Tây Lang, trường học trù phòng (đều bằng tranh) và đào giếng hiện giờ còn di tích mấy cái giếng gần Tòa Nội Chánh đó.
Thảm thay Trời đương thanh, biển đương lặng, sóng đương êm, bổng đâu đất bằng sóng dậy, nước lả khuấy nên hồ đem đến gieo ác cảm cho Đức Cao Thượng Phẩm làm cho Đức Ngài phải về thảo xá Hiền Cung, Đức Ngài quá buồn vì khi dâng lịnh Đức Chí Tôn về Tây Ninh mở Đạo, Ngài phải bỏ sở làm chưa hưu trí con còn đang du học tại Paris. Nhớ lại lúc bỏ sở làm anh em bạn nói rằng: Thầy Tư sao Thầy quá tin dị đoan, con còn đang du học bên Pháp mà Thầy đi như vậy thì việc học của con dở dang sao? Nhưng Ngài nhứt quyết nghe lời Đức Chí Tôn dạy mà thôi. Nên Ngài thu xếp gia đình bỏ sở làm về Tây Ninh lo Đạo, chịu biết bao cảnh gian nguy, vì xưa đến đây đầy những bụi cây, thú dữ, phải ăn vát nằm sương mới tạo thành Tòa Thánh tạm và xây cất đủ mọi nơi thành khoảnh thì lại bị thiên hạ đuổi đi, Đức Ngài về thảo xá Hiền Cung vì buồn rầu vì xấu hổ với anh em bạn, mặt mũi nào trở về sở làm được nữa, thế nên Ngài thất chí ước nguyện của Ngài không thành.
Vì khi ra đi Đức Ngài quyết chí đem thân này làm con tế vật cho Đức Chí Tôn sai khiến; nhưng cơ Đời rất cay nghiệt xảy đến nhiều nỗi tang thương cho gia đình Ngài, Đức Ngài quá đau khổ có làm bài thơ tự thán như vầy:
Công trình gầy dựng Thất Tây Ninh
Bằng Địa sóng xao khiến rập rình
Tà mị phàm rung rinh chất Thánh
Mùa màng sâu phá hoại hồn kinh
Xưa Tòa Thánh dập dìu lai vãng
Nay Bửu Đình hiu quạnh lụy nhìn
Thương Đạo mến Thầy xin Sớm liệu
Cộng tâm chung trí chớ làm thinh
Bà Thất Nương cho Đức Cao Thượng Phẩm một bài thi dưới đây:
Nghĩ giận mà ra bắt nực cười
Nhờ ai an vị lại an nơi
Trăm năm chưa giữ bền thân sống
Một kiếp đã gây lắm tội đời
Phẩm Phật ngôi Tiên ai dẫn nẽo
Ngai Thần vị Thánh kẻ toan dời
Nhắn lời nói với phường đen bạc
Đến cửa Thiêng Liêng ngó Mặt Trời.
Đức Cao Thượng Phẩm đăng Tiên ngày mùng 1 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1929)
4 giờ trưa Đức Thượng Phẩm cho mời Đức Hộ Pháp cùng Ông Bảo Văn Pháp Quân, Bà Giáo Sư Hương Hiếu, Giáo Hữu Thượng Trí Thanh, Giáo hữu Thượng Kỳ Thanh, Lễ Sanh Thượng Ngươn Thanh, Đức Thượng Phẩm nhìn Đức Hộ Pháp trối rằng: “Nay Qua về chầu Đức Chí Tôn, em ở lại hiệp với Chức Sắc chung lo nền Đạo của Thầy cho vẹn toàn mọi sự, Anh dầu có nhắm mắt thì sự mất cũng như còn, nói rồi tuôn hai hàng nước mắt, kế day qua nói với bạn thân của Ngài căn dặn đẻ trọn tâm lo tròn phận sự, nói dứt lời thì Ngài xuất linh hồn êm ái, gương mặt cũng như người đang ngũ, có một điều phi thường là lời trối Ngài có hàng có chấm cũng như lúc mạnh khoẻ, cả chức sắc có mặt đều ngậm ngùi thương tiếc.
** Nền Đại Đạo đã trải qua hai chặng đường Đạo Sự đầy gian truân thử thách gồm có Nội Khảo và Ngoại Khảo.
Thời Pháp thuộc thực dân Pháp chủ trương tiêu diệt Đạo bằng cách đày Đức Giáo Chủ Phạm Công Tắc sang đảo Madagascar, đóng cửa chùa chiếm đóng Tòa Thánh, đuổi người Đạo ra khỏi Nội Ô.
Qua chế độ Đệ I Cộng Hòa Ngô Đình Diệm diệt Đạo bằng kiểu Tôn Giáo trị, Gia Đình trị, đem quân lực chiếm đóng vùng thánh địa, lập Ban Thanh Trừng khủng bố Đức Hộ Pháp dự định bắt sống nhưng không thành công, Đức Ngài xuất ngoại sang Tần quốc Campuchia xin tị nạn, để rồi hạ quả Càn Khôn của Đạo tại Bát Quái Đài vào ngày 5-8-Quí Mão nên bị trừng phạt quả báo thảm sát nhà họ Ngô.
Tiếp theo chặng đường ba cũng lắm chong gai khúc khuỷu, 30-04-75 là khúc quanh lịch sử Cộng Sản chiếm miền Nam chủ trương cải tạo xã hội, cải tạo Tôn Giáo của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Qua các giai đoạn lịch sử để đi vào cơ khảo thí khoa mục Long Hoa Đại Hội để định vị cho cả chúng sanh trên địa cầu 68 này, Đức Hộ Pháp đã nói nền chơn giáo của Đức Chí Tôn có Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ, Đại Bi coi chừng có con đường nào đi qua Đại ác của nó…Tương lai thay đổi, toàn thể chức sắc, tín đồ hãy mỡ con mắt Thiêng Liêng coi chừng thay đổi, đừng để nền chơn giáo sụp đổ mà ân hận.
Về mặt xã hội có câu: “Phất phới cờ hồng xâm Đất Việt, Miền Nam đổi chủ, Sài Gòn đổi tên, từ Thủ Đô Sài Gòn đổi thay thành Phố Hồ Chí Minh.
Thế giới biến chuyển Liên Xô từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang tư bản (1990), chiến tranh vùng vịnh giữa Iraq và Kowet (1990). Các tôn giáo được cải tạo biến thành các tôn giáo quốc doanh. Riêng Tôn Giáo Cao Đài bị giải thể Hội Thánh theo chủ trương của Đảng và nhà nước Cộng Sản. Tôn Giáo Cao Đài cũng phải chịu nằm trong định luật vô thường đó, nền Chánh Trị Đạo bị giải thể từ trung ương đến địa phương do thông tri đạo lịnh số 01 ngày mùng 4 tháng 2 Kỷ Mùi (1-3-1979) giải tán các Hội Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Hội Thánh duy nhứt gồm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài chỉ là hình thức mà thôi).
Cơ chế nầy đúng với sự dự đoán của Đực Hộ Pháp đã nói trưóc trong năm Canh Dần (1950)
“Các cơ chế Tử Bản, các Tôn Giáo, dù cho Đạo Cao Đài cũng phải chịu luật vô thường trở lại chổ không không còn gì hết…”
Trước khi giải thể Hội Thánh để thành lập Hội Đồng Chưởng Quản vào ngày 4-2-Kỷ Mùi thì danh sách Hội Đồng đã được chọ cử xong ngày 4-1-Kỷ Mùi nghĩa là trước một tháng giải thể Hội Thánh.
Như vậy bản Thông Tri số 1 đề ngày 16-1-Kỷ Mùi còn danh từ Hội Thánh ký tên, nhận dấu của Đạo “Để xác nhận Đạo lập thành do thực dân Pháp đạo diễn, để rồi kể tội các bậc tiền bối Khai Đạo.”
Dàn cảnh tự chối Đạo Trời lập, rồi ban hành Đạo lệnh 01 ngày 4-1-Kỷ Mùi giải tán các Hội Thánh để thành lập Hội Đồng Chưởng Quản, ngoài chơn truyền Đạo Pháp thay thế cho Hội Thánh (đúng là Tà Quái lộng hành).
Như thế những vị ký tên Đạo số 01 là Hội Đồng chứ không phải Hội Thánh của Đạo, vì Danh sách Hội Đồng Chưởng Quản công bố ngày 4-1-Kỷ Mùi trước giải thể một tháng (nhà viết sử không được sơ thất pháp lý này).
Căn cứ tinh thần Đạo lệnh số 01 ngày 4-2-Kỷ Mùi thì tam vị Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Thượng-Ngọc Đầu Sư (Trần Văn Sáng và Bùi Đắc Nhượng) ký lập, Ba Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư Hiệp cùng lại viện ký tên ban hành để canh cải Luật Pháp Chơn Truyền (mượn con dấu của Đạo để ấn vào văn kiện trong khi Hội Đồng Chưởng Quản chưa có con dấu).
Điều nầy Đức Chí Tôn đã tiên liệu trước nên đã răng dạy vào năm Bính Dần (1926) rằng:
“Dầu còn một mặt Tín Đồ, Hội Thánh vẫn giữ quyền Hội Thánh”
Thiên ý thì quyết định vậy nhưng Thánh Thể phàm tại thế của các Ngài vì mang nặng nhục thể nên không trọn giữ Thánh Tâm bảo toàn danh Hội Thánh được.
Tại sao? Đức Phật Hộ Pháp dạy:
“Đức Chí Tôn đến mượn cái phàm lập nên Thánh Thể. Thay hình thể cho Người, nếu còn một chút phàm xem lẫn chất Thánh thì ra phàm không còn Thánh Thể nữa.”
Đức Ngài là Đấng nắm pháp, chủ quyền của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài biết trước cơ nguy loạn Đạo, loạn Pháp trong giai đoạn Chi thế nắm Đạo quyền nên ra Thánh lệnh số 54/HP.HN ngày 1-4-Bính Thân (dl 20-5-1956) thâu hồi danh từ Hội Thánh Hiệp Thiên Đài hầu tránh làm hoen danh Thánh Thể, vì Hiệp Thiên Đài còn thì Đạo còn.
Bằng chứng dự báo về mặt nắm pháp Đức Ngài đã nói trước vào năm Đinh Hợi (1947). “E sau này Hộ Pháp xuất ngoại, Thượng Sanh về ngự đuôi Thất Đầu Xà, thì cái loạn không phương kiềm chế”…
Loạn thế nào?
- Loạn Đạo:
Phản loạn truất phế Đạo Quyền Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, 10-4-Đinh Dậu
Giải tán Hội Thánh Phước Thiện năm Đinh Dậu
- Loạn Pháp:
Loạn Pháp Hạ Quả Càn Khôn 5/8/ Quí Mảo.
- Loạn Tâm: Chối Đạo Trời khai, cho là do pháp đạo diển, theo pháp.
- Loạn Đạo: Thành lập Hội Đồng Chưởng Quản, thay thế Hội Thánh, sai Chơn truyền Đại Đạo.
Những diển biến nầy có do Thiên Thơ Tiền Định không?
Lập xong nền Đạo, Đức Chí Tôn đả tiên liệu trước những diễn biến theo thời gian, tức có Thiên Thơ Tiền Định nên dạy rằng
“Dù cho kẻ có quyền lực tiêu diệt càn khôn vủ trụ cũng không ngăn cản được Đạo Thầy”.
Nhưng về mặt khảo dượt thì Đức Chí Tôn cho Quỷ Vương được phá Đạo ngay trong ngày Đàn khai Đạo 15/10/ Bính Dần và kéo dài đến năm 1930 là chấm dứt quỷ khảo để Thành Đạo Vào Năm Quí Dậu 1933. Từ Năm 1936-1978 Nội Ô Tòa Thánh đã trải qua 4 lần khám xét và chiếm đóng.
- Lần thứ nhất 1936 Tòa Án Quân Sự Pháp ở Sài Gòn ra lệnh bao vây Tòa Thánh, khám xét tòan diện nội ô vào năm Bính Tý 1936, tịch thâu tài liệu chở 10 xe GMC đem về Sài Gòn do Đại Tá Gordon chỉ huy.
- Lần thứ hai năm Tân Tỵ (1941) Thực dân Pháp có mưu đồ diệt Đạo Cao Đài nên bắt Đức Giáo chủ Phạm Công Tắc lưu đày ở Hải Đảo Madagascar và chiếm Tòa Thánh, đóng quân vào năm 1942, lại còn có ý đồ giựt xập Đền Thánh, chúng cho đặt quả mìn nặng 1,000 ký, đủ sức phá tiêu Tòa Thánh, nhưng mưu gian bất thành. Khi bàn giao trách nhiệm cho người khác, Thiếu Tá Tiểu Đòan Trưởng RouBaud không ghi vào biên bản khỏan giựt mìn nầy. Phải chăng quyền Thiêng Liêng áng trí khôn ngoan, gian ác của chúng. Nên Đền Thánh Thể hiện Bạch Ngọc Kinh còn tồn tai đến ngày nay. Thay vì chúng cho mìn nổ tàn phá vào ngày 9/5/1945 khi bị Nhựt đão chánh, đúng như Thiên ý đã định “Nếu như oan nghiệt vay rồi trả. Thì lủ Tây man Nhật Bổn trừ.”
lần thứ Ba 1957:
Ngô Đình Diệm đưa Tiểu Đòan người Nùng vào chiến Nội Ô, lập khu trù mật Ngoại Ô, để thực hiện ý đồ hạ quả càn khôn từ năm 1957-1963.
lần thứ Tư:
Nhằm ngày 21/08/1978 Chùa bị đóng theo lệnh Chánh Quyền Cộng Sản để khám xét toàn bộ, Nội Ô và Ngoại Ô Châu Thành Thánh Địa Toà Thánh Tây Ninh.
Khi khám xét xong có thông tri số 3/TT của Ngọc Chánh Phối Sư ngày 8/02/ Mậu Ngọ (DL 11/04/1978) thông báo mở cửa các Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mãu trong Châu Thành Thánh Địa hoạt động bình thường. Nhưng các cơ sở của Đạo đều bị quản lý 42/46 cơ quan ban bộ.
** Người có duyên phận cùng cơ khảo thí. Ông Hồ Tấn Khoa, Thiên phẩm Bảo Đạo (HTD) có lời khuyên nhủ tại Hội Trường Thống Nhất (Hạnh Đường Củ) bằng lời rốt ráo như sao:
“ Mấy em hảy nghe và làm Theo Qua, nếu có tội thì Qua lảnh chịu hết nơi Ngọc Hư Cung”.
Qua mỷ ý nầy Ngài Hồ Bảo Đạo để can kết và khuyến dụ Chức Sắc và các vị cứ làm theo Tôi đi, chẳng có tội tình chi đâu, nếu có thì Tôi hòan toàn lảnh chịu hết. Kể cũng rộng tình thương yêu đó, song với luật pháp ai tu nấy thành, ai gây tội thì tự chịu lấy, không ai thay thế cho ai được.
Vậy tìm hiểu nguyên do nào Ông mạo hiểm công khai tuyên ngôn như vậy trước Ngọc Hư Cung?
* Căn cứ Thánh Ngôn đêm 7/01/ Canh Dần (DL 22/02/ 1950) của Đức Thượng Phẩm tại Báo Ân Từ Tòa Thánh do Đức Hộ Pháp phò loan:
“Bần Đạo đến đặng cậy Hộ Pháp ngày rằm tới (15/01/ Canh Dần) làm ơn phò loan dùm cho Ca Bảo Đạo đến vụ Ông Khoa theo ý của Ca Bảo Đạo thì người nói rằng: Tốt hơn để cho Khoa tu luyện ít nửa 5-10 năm thì mới đủ Đạo Đức tài tình thật mà chống cự cùng cơ Khảo Thí.
“ Nếu Đức tin chưa vững e phải thối Tâm thì rất nên oan uổng.”
Theo Thánh Ngôn trên thì Thiêng Liêng đã biết rỏ thiệt phận của Ông nên đến ngày 15/01/ Canh Dần (DL 2/03/1950) Đức Ca Bảo Đạo giáng cơ.
“ Thưa Đại Huynh Hộ Pháp, Bần Đệ xin Ngài dìu dắ dạy dổ dùm cho đến ngày Đệ đến giao quyền Bảo Đạo cho Khoa”.
“ Thầy đã cấp thuận và có Thiên Thơ Tiền Định cái thiệt phận của Khoa, người đã hiểu biết”.
“ Vậy ngày nào người chịu khảo dượt chẳng nổi thì Ngài nhắc nhở rằng: Cửa chứa Chơn Tinh (Chơn Quân) phải cho xứng giá mới được”.
** Vào cơ Khảo Thí (1976-1983)
Thiên Điều đã định, các bậc Chơn Quân Tiền Nhiệm lần lượt qui Thiên, Ngài Phạm Tấn Đải vội vã về Tiên sau một tháng cầm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, để gánh nặng cho người kế thừa có duyên phận cùng Cơ Khảo Thí là Ngài Hồ Tấn Khoa đúng với thời gian đã định từ 1976 đến 1983.
Thập Nhị Thời Quân chánh vị là con số 12, Ngài Hồ Bảo Đạo chỉ có nửa quyền Bảo Đạo hửu hình thành ra con số 13 (12+1) cũng là người Bảo Đạo sau cùng, Ông Hồ Tấn Khoa không chịu nổi sự khảo đảo của Quỷ Vương nên đành chịu lệ thuộc Tà quyền Cộng Sản, chấp nhận nằm trong cơ chế Hội Đồng Chưởng Quản.
Thiên Cơ vận chuyển đến vai tuồng Cộng Sản cầm quyền Trị Thế trong cả Nước và có khuynh hướng tiêu diệt các Tôn Giáo nên triệu tập các Chức Sắc Chức Việc Tín Đồ học tập Bản Án Cao Đài ngày 3/11/1978 Chánh Quyền Cách mạng tổ chức học Bản Án Cao Đài để lên án và giải thể Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Hạnh đường Nội Ô Tòa Thánh.
Đây là trận Thập Tuyệt Cộng Sản bắt buộc các Chức Sắc phải vào Nội Ô Tòa Thánh liên tiếp 10 ngày đêm không được xuất ngoại. Cuộc học tập được chia ra làm 2 phần.
Từ phẩm Giáo Hửu tương đương trở lên học ngày 3/11/1978.
Từ phẩm Lể Sanh và tương đương học vào ngày 13/11/1978.
Khoá học tập nầy có tổ I do vị Sỉ Tải Bùi Văn Tiếp làm Tổ Trưởng, bàn cải sôi nổi, tổ này đa số là Chức Sắc HTĐ. Riêng vị Giáo Thiện Nguyễn Tấn Hưng, không rỏ bài vở tự kiểm ra sao? Mà khi mản khóa 10 ngày đương sự lại tự sát, có thơ tuyệt mạng gởi cho Ngài Hồ Bảo Đạo.
Nội dung Bản Án: “Bản Án hoạt động phản cách mạng của một số thên phản động trong giới cầm đầu giáo phái Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
Qua Bản Án trên Cộng Sản gán ghép các bậc Tiền Bối theo pháp như Đốc Phủ Sứ Ngô Văn Chiêu, Lê Văn Trung, Thư ký ngạch tòan quyền Đông Dương, Cao Hoài Sang Thư ký thương chánh Sài Gòn, Cao Huỳnh Cư công chức Hỏa xa, Phạm Công Tắc công chức sở thương chánh, Trương Hửu Đức nhơn viên mật thám Pháp v.v… đứng ra lập Cao Đài để phản cách mạng, và nhiều nội dung gán tội khác được ghi lại trong các Đạo Sử Đạo.
Vì Cơ Khảo Thí nên Quỷ Vương (Kim Quan Sứ) khảo dượt để phân loc ai Chánh ai Tà. Những kẻ phản Thầy phản Đạo là những kẻ theo Tà quái Công Sản Việt Nam.
Điển hình như các Ông Nguyễn Văn Lợi đã kịch liệt lên án Đức Hộ Pháp trong các cuộc Hội Nghị triển khai Bản Án. Chánh Quyền tỉnh Tây Ninh âm mưu đưa hai Ông Nguyễn Văn Hợi (Tiếp Dẩn Đạo Nhơn) Nguyễn Văn Kiết chưỡng ấn đang cải tạo Họ đưa ra trước Chánh Quyền và Nhân Dân, để xác nhận những hành động phản Dân hại Nước của các vị Tiền Bối bị kết tội trong Bản Án Cao Đài. Chính Quyền huyện Hòa Thành và UBND Tỉnh Tây Ninh trong bản báo cáo kết quả học tập Bản Án Cao Đài. Có nêu phần Trích đọan nói hai Ông Hợi và Kiết đả cùng chung hành động tiếp tay trong 3 thời kỳ Nhật, Pháp, Mỷ, kéo dài tội trẻn 40 năm phục vụ cho đến ngày 30/04/1975 mà hai Ông nầy cũng như phần nhiều Chức Sắc lãnh Đạo vẩn còn ngoan cố, không tự khắc phục cải tạo tư tưởng sai lầm. Đến khi Chánh Quyền bắt đem đi cải tạo, đến nay hai Ông Hợi và Kiết đã giác ngộ qua 30 tháng học tập cải tạo, nay UBND Tỉnh đưa hai Ông đến trước Nhân Dân để nhìn nhận Tội lổi và hai Ông xin hứa trước Chính Quyền và Nhân Dân sẻ cải tạo tốt và làm lại cuộc đời mới, tư tưởng mới. (Tình huống trên Cộng Sản cưởng ép các vị Chức Sắc phải chịu phép dưới quyền Tà Thần). Trong giai đoạn nầy Đạo Cao Đài bị khảo đảo dữ dội, nhất là các Chức Sắc Hiệp Thiên Đài Cửu Trùng Đài cơ quan phổ thông giáo lý Phước thiện các cơ sở Đầu Phận Đạo bị Nhà Nước quản lý, khống chế kềm kẹp những ai không nghe theo lời tuyên truyền xuyên tạc của Cộng Sản thì bị chúng bắt bớ tù đày hoặc thủ tiêu.
Khổ nạn nhất là hai Anh lớn Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Đầu Sư Ngọc Nhượng Thanh Lãnh Đạo Chức Sảc dưới danh nghĩa Chánh và Phó Hội Đồng Chưởng Quản, đồng thời giải thể Hành Chánh Đạo và Cơ Quan Phước Thiện. Vì chịu dưới phép của Tà Thần UBND Tỉnh Tây Ninh và Mặt Trận Tổ Quốc Tây Ninh và Ông Trương Ngọc Anh là hiện thân của Quỷ Vương là kẻ phản Thầy phản Đạo. Qua báo cáo của Mặt Trận Tổ Quốc và UBND Tỉnh trích đoạn sau đây để chứng minh hành tàng của Ông Trương Ngọc Anh “ Thành Quả đó người sáng tạo khai thông đường lối mới cho nền Đại Đạo và ngưỡng cửa Cộng Đồng Dân Tộc, đưa Tôn Giáo Cao Đài mạnh dạn lên, tiến lên CHXHCNVN vinh quang, đó là Hiền Huynh Trương Ngọc Anh thừa sử Hiệp Thiên Đài và Hiền Huynh Thái Hiểu Thanh là đại ân nhân… Đã đưa Đạo Cao Đài vượt qua khỏi Hố sâu…”
Ông Trương Ngọc Anh là tác giả Thông Tri Đạo Lệnh 01/ĐL Ngày 4/2/ Kỷ Mùi (DL 1/09/1979). Họ Trương không ngần ngại nói rằng “ Tôi là Tác Giả Thông Tri Đạo Lệnh thì Hội Đồng Chưởng Quản khóa I phải kêu tôi bằng Cha, khóa II kêu tôi bằng Ông Nội là lẻ đương nhiên rồi. Lời nói nầy Ông nói tại nhà Ông Sáu Lợi với sự hiện diện của 3 vị Chức Sắc.
Ông Trương Ngọc Anh cùng với Chính Quyền Cộng Sản ra thông tri số 3/57 để buộc thêm nhiều khó khăn cho các Chức Sắc và tín đồ. Ông tố cáo Hồ Tấn Khoa đi Sài Gòn chữa bệnh để cấu kết thông đồng với các tổ chức phản động để lập công. Lúc nầy Nhà Nước muốn đưa Ông Trương Ngọc Anh vào HĐCQ, để kết hợp với Công An và UBND Tỉnh Tây Ninh phát Hiện, bắt quả tang người và hiện vật do một số Chức Sắc Chức Việc Đạo Hửu mưu toan bạo loạn, nổi dậy cướp Chính Quyền và lật đổ HĐCQ. Các tổ chức phản động gồm:
Thiên Khai Huỳnh Đạo, Ban Hòa Giải Quốc Tế, Hội Thánh Tân Triều.
Cầm đầu có những tên: Truyền Trạng Vỏ Văn Nhơn, Lý Công Cường, Hồ Vủ Khanh, Nguyễn Thanh Bình, Trịnh Quốc Thế, Nguyễn Ngọc Hòa, v.v…
Lời phát biểu của UBND Tỉnh Tây Ninh:
“ Chúng tôi mời HĐCQ đến đây (gồm 2 Ông Khoa và Nhượng) không phải bắt tội hay lên án, nhưng để Quý Vị suy nghỉ chịu trách nhiệm trước tình hình nghiêm trọng này. Quý Vị phải hòan tòan chịu trách nhiệm về các vụ án liên tục, các vị Lãnh Đạo Tiền Nhiệm, có truớc có sau, có ăn có chịu vì những vụ án tòan là Chức Sắc Chức Việc và Đạo Hửu trong giáo phái Cao Đài Tây Ninh.
Trước đây QĐCĐ có những tên đã cầm súng bắn giết chúng tôi nay các người đó quay về Đạo tu hành, Họ đang ngồi đối diện với chúng tôi tại đây. (Ám Chỉ Ông Giáo Sư Thái Phát Thanh (Trịnh Thế Phát) chánh từ hàn HĐCQ, trước là Đại Tá QĐCĐ có tên là Bùi Thái Huệ).
Họ Sống hay chết trong lòng bàn tay của chúng tôi, của Chánh Quyền cách mạng, mà chúng tôi không trả thù, trả cán kia mà.
Nhưng xét về trách nhiệm thì Quý vị như Chú Sáu Bảo Đạo, và Chú Sáu Đầu Sư Ngọc Ngượng Thanh phải chiệu Trách Nhiệm hoàn toàn.
UBND Tỉnh mời Anh lớn Bảo Đạo phát biểu: Đây là nguyên văn.
“ Tôi đã lãnh hội và biết rỏ do quý vị trình bày, khiến cho tình hình quá nghiêm trọng, nhưng Tôi chưa thấy bằng cớ ra sao? Nghĩ vì chứng tôi đâu còn trách nhiệm đối với thành phần Chức Sắc đã được giải thể, đâu còn hệ thống chỉ Đạo nửa, các Chức Sắc Họ về sống với gia đình, tu tại gia. Họ cũng như mọi người công dân khác trong địa phương của Họ cư trú, do Nhà Nước Chánh Quyền Địa Phương quản lý Họ. Thì làm sao Chúng tôi có trách nhiệm kiểm soát Họ được?
- Còn các tổ chức Chính Trị gì đó, lợi dụng danh nghĩa Họ có cái thuật gì chăng, hay lắm sao? Nên khiến nhiều người nghe theo, tôi cũng không thể hiểu biết được.
- Những tên hoạt động Chính Trị, chống phá Nhà Nước Cách Mạng, như Thiên Khai Huỳnh Đạo tổ chức này đâu có dính líu đến Đạo Cao Đài Tây Ninh?
- Còn cái gọi là Hội Thánh Tân Triều gì… gì đó chính Họ âm mưu lật đổ Hội Thánh nầy, thì Chúng Tôi làm gì nói Họ tuân theo? Và đương nhiên chúng tôi đâu có trách nhiệm gì đối với các tổ chức Chính trị và lực lượng vủ trang khác.
* Kể cũng lý luận sắc bén, đổ thừa và lánh trách nhiệm của Anh lớn. Nhưng đến ngày 3/03/ 1983 UBND Tỉnh Tây Ninh cho HĐCQ triển khai tại Hội Trường Thống Nhất (Hạnh đường củ) trong Nội Ô Tòa Thánh vụ án phản động. Chính Anh lớn Thái Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh có đến mời Anh lớn Hồ Bảo Đạo tham dự. Nhưng Anh lớn Hồ Tấn Khoa khước từ lý do bệnh và Anh lớn Đầu Sư Ngọc Nhượng Thanh bệnh nặng
Ngày 16/03/1983 Chánh Quyền mở cuộc meeting tại sân vận động Hòa Thành, có mời HDVQ tham dự vị cải Trạng Lê Minh Khuyên thay mặt Hội đồng đọc diển văn phát biểu, để trả lời cho Cụ Hồ Tấn Khoa thấy rằng: Không nhận thấy bằng cớ ra sao? Tại cuộc meeting có đưa đến hai ông tên Lý Công Cường, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Ngọc Hòa, Nhìn nhận tội trước Chánh Quyền và nhân dân. Khi Chánh Quyền vừa dẫn can phạm đến thì đột nhiên Bảo Đạo Hồ Tấn Hoa viện lý do sức khỏe từ giã ra về.
Trong giai đọan kể từ 1976 đến 1983 trách nhiệm lãnh đạo từ Hội Thánh biến dạng HĐCQ hai Anh Lớn bị khảo đảo khốn đốn, Đạo Cao Đài lâm vào tình trạng nguy hiểm nhất bế tắc hướng đi, bị bao vây bốn mặt, bị cuốn trôi dưới ba dòng thác cách mạng. CSVN vô cùng lúng túng lay hoay và ngày nay đã hoàn toàn xa vào con đường tuyệt lộ không giữ được chơn truyền Đại Đạo bởi sự chỉ đạo của Trương Ngọc Anh, ép buộc gài thế các Anh Lớn và các Chức Sắc phải nghe và tuân theo không lối thoát, nên không kiềm giữ được Thánh Tâm đành chịu dưới quyền Tà quái.
Ông Nguyễn Ngọc Hiểu là người trong Mặt Trận Thống Nhất toàn lực Quốc Gia của Bình Xuyên Bảy Viển thất thủ tại thủ đô Sài Gòn, bôn tẩu chạy về Tòa Thánh Tây Ninh, Ông Lợi là người cứu nạn nhờ Đức Hộ Pháp che chở cho được an thân tu hành. Sau này Cộng sự với Trương Ngọc Anh, và Giáo Sư Chấn phản Đạo. Ông đã làm những gì? Từ năm 1979 Thành Viên Khóa I, Thành Viên MTTQ Tây Ninh đến ngày 20/08/1983 cầm quyền Chưởng Quản HĐCQ thay thế cho Hồ Tấn Khoa bị can án phản động.
Ông hiểu đã làm những việc phản Đạo như sau:
1/- Lập kiến nghị không thừa nhận Ông Hồ Tấn Khoa là Tín Đồ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
2/- Ký lệnh thâu chức Giáo Sư Ngọc Tuất Thanh.
3/- Ký Thông Tri số 03/59 ngày 30/05/ Giáp Tý không thừa nhận số người Trí Giác Cung là Tín Đồ Cao Đài phái Tây Ninh
4/- Ký Thông Tri số 04/58 thông báo Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa mất quyền hành Đạo.
5/- Thông Tri số… ngày 16/10/ 1982 Nội dung.
- Bải bỏ phần đọc sớ văn nơi Tòa Thánh
- Bải bỏ ngày vía Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
- Về tang lể bải bỏ đọc kinh Thế Đạo
- Bải bỏ phần cúng phẩm Trái cây bánh mứt linh đình và nhiều việc quan trọng khác v.v…
** Hội Đồng Chưởng Quản Khóa III.
Ông Hiểu và Ông Trương Ngọc Anh đụng độ căng thẳng nhau Ông Hiểu buồn xin rút lui về Tư Gia, vì lý do già yếu trên 80 tuổi.
Nên bầu bán Hội Đồng Chưởng Quản Khóa III do Ông Phối Sư Thượng Thơ Thanh và Giáo Sư Thượng Tám Thanh lảnh Đạo nhưng Hội Đồng Khóa III này bị sự chống đối mắt tín nhiệm của các vị Chức Sắc, Giáo Sư Thượng Tường Thanh, Giáo Sư Ngọc Sấm Thanh, Giáo Hửu Thái Rặt Thanh, Giáo Hửu Ngọc Chức Thanh, kết hợp thêm một số Chức Sắc và Tín Đồ…
Tuy nhiên cuộc lể ra mắt HĐCQ Khóa III vẩn được tiến hành do quyết định số 145/QĐ/UBND Tỉnh Tây Ninh công nhận và ban hành cho tổ chức cuộc lể. Hội Đồng Khóa III Ông Thơ và Ông Tám bắt đầu ngày 7/05/ Canh Ngọ (1990) hành sự theo Quỷ Đạo Tà Quyền viết thơ mời Phạm Hồ Cầm và con trai tên Hòa đến văn phòng HĐCQ buộc phải làm tờ xin đăng ký ở Nội Ô, đồng thời HĐCQ đến kiểm kê tài sản nơi Tịnh Tâm Hiền vào Ngày Chúa Nhật tới đây là ngày 11/05/ Canh Ngọ (1990). Ban Kiểm kê đến Tịnh Tâm Hiền gồm có: Cải Trạng Lê Minh Khuyên Trưởng Ban, Giáo Hửu Ngọc Hương Thanh Phó Ban, Truyền Trạng Trần Anh Dủng, Trí Thiện Nguyễn Thị Hoành Hội Viên. Ban này có Ban Trật Tự Nội Ô do Lể Sanh Ngọc Nghính Thanh.
Về phía Đạo Hửu khi hay tin đến hơn 40 người và có 3 người đối tượng ra phản đối trực tiếp với Ban Kiểm Kê đó là quí Ông Phạm Văn Mậu, Nguyễn Hoàng Ngôi, Phạm Văn Hạt. Thấy thực lực tinh thần của Đồng Đạo quá đông so với Ban Kiểm Kê tài sản, nên Ông Cải Trạng Lê Minh Khuyên lánh mặt, chỉ có Ông Giáo Hửu Ngọc Hương Thanh đứng mũi chịu sào vào Tịnh Tâm Hiền, trình bày rằng vâng lịnh HĐCQ đến kiểm kê tài sản của Tịnh Tâm Hiền…
Ba Ông Mậu, Ngôi, Hạt nói “ việc kiểm kê này chúng tôi có đến hỏi Ông Thờ và Ông Tám thì Ông Tám cho biết do lệnh của Chính Quyền. Vì chúng tôi biết rõ Tịnh Tâm Hiền này trước kia Đức Hộ Pháp tạo ra cho Bà Tám và hai người con ở để trọn phần Nhơn Đạo, để Đức Ngài yên Tâm hành Đạo. Đây là của riêng, đâu phải của Đạo mà HĐCQ cho kiểm kê?” Ông Thượng Thơ Thanh nói “ Việc kiểm tra này do HĐCQ quyết định làm không ai được cản, chớ không có lệnh của Chánh Quyền?” Còn nói Đức Hộ Pháp, thì Đức Hộ Pháp đâu có cái gì riêng tư, mà việc kiểm kê nầy cũng do Cô Ba Cầm yêu cầu HĐCQ, Giáo Sư Tám cũng nói như vậy.
Nghe xong ba Ông Mậu, Ngôi, Hạt đến gặp Cô Ba Cầm hỏi Cô Ba có phải yêu cầu HĐCQ không? Cô Ba trả lời không có đến yêu cầu chi hết, mà chính HĐCQ cho kiểm kê đó.
Nắm rõ sự việc ba Ông trình bày: Chúng tôi còn nhớ năm Mậu Thìn 1988 HĐCQ có kiểm tra tài sản Đạo, nhưng không có kiểm tra Tịnh Tâm Hiền vì thuộc quyền tư hửu của Bà Nguyễn Thị Nhiều, chổ thờ Ông Bà riêng, Ông Thơ là Trưởng Ban kiểm kê, lúc Cô Tư Tranh bảo quản Thờ Phượng, chưa có chuyện gì xảy ra nay Cô Tư Tranh đã ra người Thiên cổ, nấm mồ chưa ráo đất, và các Ông lại nhẫn tâm ép buộc Cô Ba Cầm Chị ruột của Cô Tư Tranh, đang giữ gìn Tài sản của Tiền nhân để lại đó và làm di tích lịch sử Đạo, các Ông chẳng những không thương xót tình Đồng Đạo, Đồng Phẩm tước và cùng Đồng hành trên con đường Đạo Đức, lại quá nhẫn tâm dùng uy quyền hiện tại đàn áp, bức bách đòi kiểm tra tài sản cho kỳ được. Nhưng liệu các Ông có hành động theo ý riêng Mình được không? Hay gây xáo trộn tinh thần Đạo Đức, mát hẳn Tình người, để rồi Thế Nhân nguyền rủa.
Do tấm chân tình đấu lý vững chắc của ba Ông Mậu, Ngôi, Hạt, làm cho Ông Thơ, Tám bỏ ý định kiểm tra nơi Tịnh Tâm Hiền, hiện nay do Cô Ba Cầm gìn giữ.
** Giáo Sư Thái Chấn Thanh; cũng là kẻ nghịch đồ phản Đạo khi Ông thơ làm Hội trưởng HĐCQ III, nhớ công ơn của Ông Chấn đứng mũi chịu sào hổ trợ đắc lực cho danh sách thập bất Nhân và HĐCQ kỳ III nên đưa Ông Chấn vào chức vụ đặc trách nghi lễ Đền Thanh, trong phận sự này Ông không làm lại đưa bạn của Ông là Ông Minh (Giáo Sư Ngọc Minh Thanh) vào làm trợ thủ và giao quyền cho Ông Minh mọi việc. Từ đó Ông Chấn vô trách nhiệm và có lời phát ngôn bừa bãi nên Ban Nghi lễ gồm có Ông Minh, Ngủ Hồng Hoa, Võ Văn Giàu, làm tờ Trình gởi các Chức Sắc HTĐ, CTĐ, Phước Thiện như sau.
Ông Lê Văn Chấn cố ý phản loạn Chơn Truyền:
1/- Ông Chấn nói không có Chí Tôn hay Thượng Đế, Ông không tín ngưởng lại còn bôi bác Tôn Giáo Cao Đài.
2/- Cao Đài không có Giáo lý gì hết, vá víu giáo lý của người khắc
3/- Lễ bái thường hành tâm Đạo ngu, Ông cho tất cả người Đạo ngu.
Nay Đạo Đệ yêu cầu quý Huynh Tỷ chiếu theo Đạo nghị định của Đức Lý Giáo Tông, về điều phản nghịch mạng của Ông Lê Văn Chấn, và trả chức Giáo Sư lại cho Đạo Cao Đài hầu bảo vệ chơn truyền Đạo pháp.
Tờ Trình ngày 25/06/ 1991
Ngủ Hồng Hòa
Sau cùng Ông Chấn bị đuổi ra khỏi Ban nghi lễ Đền Thánh.
** HĐCQ Khóa III do Ông Thượng Thơ Thanh làm hội trưởng được MTTQ bình chọn vào ngày 25/05/1989 đến năm 1993 được chánh quyền lưu nhiệm mở rộng nhân số từ 12 tăng lên 36 ( Tam Thập Lục Động ) kể từ ngày 24/12/1993 và ra mắt ở Giáo Tông Đường ngày 1/02/1994 ( 12/2/ Quý Dậu) Hội Đồng đi thăm quan Hà Nội gồm Ông Thơ, Giáo Sư Truyện, PS Hương Ngộ và số quý vị khác…
- Viếng lăng Bác Hồ đặt tràng hoa tưởng niệm
- Thăm Ông Tổng Bí Thư Đỗ Mười khi trao đổi luận đàm Ông Đỗ Mười nói xã giao với Ông Thơ rằng Anh lớn tuổi hơn tôi nên gọi là Anh cho dễ thông cảm hơn. Ông Thơ đáp dạ không dám ngài là vua một nước còn tôi là dân đâu dám để ngài gọi tôi bằng Anh… (Có lẽ cùng quê hương quỷ vị nên mới nể nang như vậy)
**Những biến động hội đồng khóa III 1995-1998
Thông tri số 01/ HĐCQ ngày 07/11/ năm Ất Hợi ( DL ngày 28/12/1995) của HĐCQ Thượng Thơ Thanh cùng ba vị phó GS Thượng Tám Thanh, Cải Trạng Lê Minh Khuyên, Phối Sư Hương Ngộ ký ban hành thực hiện các nghị quyết của Đại Hội Hội Thánh ngày 01/02/1994, nhưng có một số Chức Sắc không đồng ý vì cho rằng thời điểm không phù hộp nên mới có vụ ngồi ở Nử Đầu Sư Đường và văn phòng HĐCQ để nêu lên Thắc mắc gồm các Ông Dương Xuân Lương và các vị khác nửa.
Một đích buộc Hội viên HĐCQ từ chức, Ông Lương kéo thêm Ông Huynh Văn Thắng, Trần Văn Khoa, Trương Văn Lân, Lê Kim Biên tham gia, làm náo động HĐCQ gây dư luận không tốt, nên HĐCQ chỉ thị cho Ban nghi lễ đến giải tán và giử an ninh.
Cơ Quan Nhà Nước đến khuyên Họ về nhưng Họ không chấp hành ngồi lì ở phía ngoài Nữ Đầu Sư Đường sau đó 21 vị này cùng đứng chung đơn tố cáo HĐCQ sự kiện nầy gây náo động trước Nữ Đầu Sư Đường nên HĐCQ ra nghị quyết ngày 24/10/1995 rằng: “ Hiện tượng nhóm người ngồi lì như vậy là bất thường, thái độ và hành động quá khích tương tự như biểu tình gây rối mất an ninh, trật tự, HĐCQ gởi văn thơ đi khắp nơi để thông tri phổ biến sự kiện 21 người quá khích và vu khống HĐCQ đánh người.
** Ngày 02/05/1996 Ban kế hoạch số 1KH/TG triển khai thực hiện theo thông báo số 34/BBT của Ban Bí Thư Trung Ương và Tỉnh Ủy Nguyễn Văn Rớt ký bản kế hoạch nội dung:
- Giải thể Hội Thánh, xóa bỏ 5 cấp Hành Chánh xuống còn 2 cấp.
- Xóa bỏ cơ bút tịch thu tài sản, bất động sản, Dinh Thự cơ sở Đạo.
- Cắt bỏ nghi thức hành lễ cưỡng ép Chức Sắc và Tín Đồ đi theo sự lãnh Đạo của Đảng và Nhà Nước CSVN.
- Hội Đồng Chưởng Quản soạn Hiến Chương Cao Đài ngày 05/04/ 1997 theo điều lệ cầu phong cầu thăng, bản nầy được trình lên Ban Tôn Giáo Việt Nam cho văn thư số 80/72 HĐCQ/VT ngày 08/04/1997.
Như vậy mọi hoạt động của HĐCQ (Cao Đài Quốc Doanh) hoàn toàn lệ thuộc Ban Tôn Giáo CSVN và MTTQ Tây Ninh khống chế và điều khiển.
** Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài Tây Ninh ban hành huấn lệnh số 292/77 HĐCQ/HL ngày 19/02/2002 (AL 13/08/ Nhâm Ngọ) Đại Hội Nhơn Sanh ba ngày 29-30-31/10/ 2002 ( AL 24-25-26/09/ Nhâm Ngọ) để thông qua danh sách cầu phong từ phẩm Lể Sanh đến các Phẩm khác, HĐCQ kêu gọi các nời về cầu phong “Chức Sắc Phàm Phong”. Đa số các vị Chức Sắc Chức Việc cầu phong một phần vì không hiểu ý nghĩa cầu phong chức vị có tầm vóc quan trọng theo luật đạo của Hội Thánh nên Họ ghi danh, hay do sự xếp đặt, ép buộc, níu kéo nhau theo về cầu phong cho có hình tướng theo chủ chương của Cộng Sản Việt Nam, tính ra con số những lần cầu phong có hơn 1,000 người tham gia.
Nhìn sâu vào thực chất thâm độc của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam là đào tạo một lớp Chức Sắc Cao Đài phàm phong quốc doanh để phân bổ đến các Châu tộc, Hương Đạo trong cả Nước, không ngoài mục đích nắm lấy Bộ Đạo từng địa phương để dể bề theo dỏi thanh lọc hàng ngủ Tín Đồ Cao Đài còn ở lại Việt Nam khoản hơn 4 đến 5 triệu Tín Đồ. Họ là những con mắt Công An Nhân Dân của Đảng CSVN, Họ có nhiệm vụ dò xét khám phá phát hiện những Tín Đồ bất mản Chế Độ CSVN để khủng bố áp bức trấn lột tài sản của cải của Tín Đồ, bằng cách tịch thu lập Biên Bản, tạm giữ tạm giam, rồi kết án tù đày hoặc cải tạo.
Người Tín Đồ Cao Đài không lúc nào yên, hết Thông Tri, tới nghị quyết rồi đến Pháp Lệnh, của Ban Tôn Giáo Tín Ngưởng số 21/2004/ PL của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội Khóa III ngày 08/06/2004 có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2004 do Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương Ban Lệnh số 18/2004/PL-CTN ngày 29/06/2004 Pháp lệnh gồm 6 chương 41 điều qui định gắt gao trong việc truyền bá Giáo lý.
Vào năm 2006 Hội Đồng Nguyễn Thành Tám thông báo Thủ Tướng Hunsen KPC gởi cho Thủ Tướng Việt Nam công hàm số 1524 chấp thuận cho Nhà Nước Việt Nam rước Liên Đài Đức Hộ Pháp, chiếu theo công hàm đó Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gởi văn thư số 778 ngày 20/09/2006 cho phép HĐCQ Nguyễn Thành Tám rước Liên Đài Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh ngày 10/10/ Bính Tuất, và chương trình chính thức di Liên Đài bắt đầu ngày 27/11/2006 (7/10/ Bính Tuất) Họ cắt Liên Đài Đức Hộ Pháp lúc 10h đêm trước giờ qui định là 8h sáng và chương trình hành lễ sẻ kéo dài đến ngày 5/12/2006 (15/10/ Bính Tuất). Chương trình hành lễ Thành Thất Kiêm Biên đơn giản nghi thức chiếu lệ, ngày chính thức di Liên Đài về là 30/11/2006 bằng đường Mộc Bài.
HĐCQ và Nhà Nước CSVN đã làm sái với Di Ngôn của Đức Ngài “ Bần Đạo phải thoát kiếp nơi đây, Bần Đạo xin thỉnh cầu Điện Hạ cho phép Bần Đạo tạm gởi Thi Hài nơi đất Miên dưới sự bão vệ tối cao của Hoàng Gia Cao Miên. Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của Chúng Tôi là Tổ Quốc Việt Nam đã thống nhất, sẻ theo chánh sách Hòa Bình Trung Lập mục phiêu đời sống của Bần Đạo, Tín Đồ của Chúng Tôi sẻ di Thi Hài về Tòa Thánh Tây Ninh”.
Theo luật pháp Quốc Tế Di Ngôn của người chết bất di bất dịch, thế nhưng HĐCQ và Nhà Nước CSVN bất kể luật pháp không tôn trọng Di Ngôn, Họ bức bách di Liên Đài Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh trong khi có hàng trăm hàng ngàn lá thư, lá đơn trong Nước cũng như Hải Ngoại xin khẩn thiết yêu cầu Họ tôn trọng và đình chỉ việc di Liên Đài Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh.
CSVN muốn phá hoại Di Ngôn, muốn gây tầm vóc ảnh hưởng lớn về mặt Chánh Trị có lợi cho CSVN nhằm mục đích như sau:
1/- Trấn an dư luận Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo.
2/- Làm Kinh Tế vì nếu di Liên Đài Đức Hộ Pháp về ngự Bửu Tháp sẻ có hằng ngàn Du Khách đến thăm, sẻ có nhiều lợi tức cho CSVN, để thu gom tiền của cho đầy túi tham vọng của Họ.
3/- Làm mất Đức Tin Người Tín Đồ Cao Đài bằng cách đi ngược Thánh Ý của Đức Ngài.
Nhưng Thiên Thơ dĩ định, Đức Hộ Pháp đã Tiên tri rằng “ Khi nào Đất Nước Việt Nam theo đúng mục phiêu Hòa Bình Trung Lập thật sự, thì Tín Đồ Chúng Tôi sẻ di Thi Hài về Tòa Thánh Tây Ninh” ngày đó là ngày nào? Là ngày Vinh Diệu nhất, là ngày Đất Nước Việt Nam không còn Cộng Sản, Hội Thánh phục quyền, cả Thế Giới cung nghinh Đức Ngài, rước Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh, lúc đó cổng Chánh Môn sửa lại mở rộng ra con đường chạy thẳng từ cổng Chánh Môn đến Thành phố Pnompênh, là ngày rực sáng Hoa đăng. Toàn thể Tín Đồ trong cũng như ngoài Nước hân hoan đón rước Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh để ngự trong ngôi Bửu Tháp trước Tòa Thánh.
Cho nên việc làm của HĐCQ và CSVN là một hành động nghịch lại Thiên Ý, nghịch lại lòng Dân (Tín Đồ Cao Đài). Đức Ngài đã biết trước Ứng linh dạy một Tín Đồ Cao Đài Trung Kiên phải tạm đem Thánh Hài của Đức Ngài cất giữ ở một nơi bí mật, để sau này Tín Đồ Cao Đài sẻ di Thánh Hài Ngài về Tòa Thánh Tây Ninh, có sự chứng kiến của Quốc Tế “ Thầy đi nhứt nhơn về ức vạn” là vậy đó.’
Đây là sự Huyền diệu Thiêng Liêng khiến cho các Tín Đồ Trung Kiên càng vững Đức Tin hơn nữa.
** Năm 2007: Đại Hội Nhơn Sanh của Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tổ chức vào các ngày 3,4, và 5 tháng 11 năm 2007. Đúng 1 tháng sau Đại Hội Hội Thánh được triệu tập vào ngày 3, 4 và 5 tháng 12 năm 2007 (AL ngày 24, 25, và 26/10/ Đinh Hợi) tại Đền Thánh căn cứ vào Công Văn chấp thuận cho tổ chức Đại Hội này của Ban Tôn Giáo Chính Phủ ngày 21/11/ 2007.
Qua Đại Hội Hội Thánh có văn thư kiến nghị của các vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài gởi cho Đạo Huynh (Ông Tám) Hội Trưởng HĐCQ.
Đạo Tỷ Nữ Đầu Sư Phó Hội Trưởng Nữ Phái
Ngài Vụ Trưởng Cao Đài TW 21P. TPHCM
Ngài Trưởng Ban Tôn Giáo Dân Tọc Tỉnh Tây Ninh.
Và một số phát biểu ý kiến của các Chức Sắc: Phối Sư Thái Văn Thanh Từ Hàn HĐCQ, cải trạng Lê Minh Khuyên Phó Hội Chưởng HĐCQ đặc trách pháp luật.
Ý Kiến Giáo Hửu Ngọc Mạnh Thanh (Bác Sỉ Mạnh).
Sau cùng là Hội Chưởng HĐCQ Chủ Tọa, Đầu Sư Thượng Tám Thanh ( phẩm Đầu Sư phàm phong) phát biểu trả lời các ý kiến và câu hổi.
Sau đó có Tâm Thư ngày 20/12/2007 (AL 11/11/ Đinh Hợi) của Giáo Hửu Ngọc Nhát Thanh gởi đi các nơi phân tích về bản Dự Thảo Hiến Chương 2007.
Nội dung: Góp Ý kiến Đầu Sư Thượng Tám Thanh độc quyền, độc tài, độc đón, gian tham tự ý mở tủ hành hương đã từ lâu ngày càng phát huy mạnh mẻ hơn, để rồi đưa cơ Đạo đi sai chơn truyền có cơ nguy loạn Đạo loạn Pháp
Một cơ chế Độc Tài Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh gòm các văn bản đính kèm để quí vị nhận định đâu Chánh đâu Tà trong website Cao Đài.
Và cũng có thêm những văn thư đóng góp ý kiến xây dựng một nền Đạo Chơn Thật bằng tình thương yêu Hòa Đồng Dân Tộc gởi cho HĐCQ và các cơ quan ban ngành Tôn Giáo Chính Phủ. Đồng ký tên gồm có Giáo Sư Thượng Ngăn Thanh, Giáo Hửu Ngọc Tấn Thanh, Giáo Hửu Ngọc Tú Thanh, Lể Sanh Thái Á thanh, Lể Sanh Thượng Ân Thanh, v.v… còn rất nhiều vị không kể hết.
Mục tiêu văn thư chính của các Chức Sắc và Tín Đồ Cao Đaì Tòa Thánh Tây Ninh mong muốn phục quyền Hội Thánh Đại Hội Nhân Sanh tạm gọi là, Đại Hội Hội Thánh là phải chơn Thật tùng theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Đúng theo nguyện vọng của người Dân được Tự Do Tín Ngưỡng, Chính Quyền không được xen vào nội bộ của Tôn Giáo Cao Đài và cho Đạo Cao Đài phát triển mở cơ Phổ Độ! Hầu đem tình thương yêu của Thượng Đế đến với toàn cả chúng sanh.
Kết Luận Phần Đạo.
Tóm lại phần Đạo trong cái Chánh thì cũng có cái Tà, Chánh và Tà muốn phân minh rỏ nét, thì phải giữ gìn cái tâm Chánh, mới nhận xét hay thấy được đâu Chánh đâu Tà hầu chọn cho mình con đường tu tấn, tu hành chơn thật, thể hiện lòng Từ Bi, Bác Ái, Công Chánh, Công Bình, và sự thương yêu vô biên, vô định hướng. Vì có thương yêu vạn loại mới Hòa Bình, Càn Khôn mới an tịnh, sự thương yêu thắng được mọi trở lực Đức Hộ Pháp nói “ Bần Đạo nói quả quyết rằng mọi sự khó khăn gây trở, mọi sự khổ hạnh Đức Chí Tôn đã chịu, mà có thể thắng được mọi trở lực là nhờ khối thương yêu của Đức Chí Tôn, đã dành cho chúng ta, nên chúng ta lấy khối thương yêu ấy dùng làm căn bản, thì không có quyền lực nào dưới Thế Gian nầy làm cho khối ấy lay chuyển, hay tiêu diệt được.”
- Đức Chí Tôn:
“ Sự thương yêu vô tận ấy là chìa khóa mở cửa Bát Quái Đài tại thế nầy.”
- Đức Hộ Pháp:
“Đức Chí Tôn đến lập Thấnh thể của Ngài tức nhiên lập Hội Thánh thay thế hình ảnh của Ngài nơi mặt Thế Gian nầy tức Địa Cầu 68 nầy, cốt yếu Ngài tỏ cho Nhơn Loại (Nhơn Sanh) biết đến, ngó thấy rằng Ngài đến đặng chia khổ nảo với con cái của Ngài, Ngài lấy xác phàm của các Phần Tử, tức nhiên các Lương Sanh nơi mặt Thế Gian nầy đặng Ngài tuyển chọn lập thành Hội Thánh gọi là Thánh Thể của Ngài, và Ngài đem cái luật ấy giao cho Hội Thánh, mà luật ấy chỉ có một là luật thương yêu, tức nhiên là luật Từ Bi, còn pháp của Ngài cũng có một mà thôi là pháp Công Chánh, Công Bình. Luật thương yêu làm Mực Thước cho quyền Công Chánh sẻ đem lại Hòa Bình Hạnh Phúc Cho Nhơn Loại Đại Đồng Thế Giới.
Tín Đồ Cao Đài
KS. Nguyễn Thị Mỹ Nga
Còn tiếp Hai Lẻ Chánh Tà “phần Đời” Ngày 01/01/2008
sẽ lên trang NET sau AL 23/11/ Đinh Hợi