BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sao không phải là Cờ Vàng?

27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 3258)
Sao không phải là Cờ Vàng?
53Vote
40Vote
317Vote
263Vote
148Vote
1.8131
Vừa qua Báo Nhân Dân có bài tấn công Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước, tuy bài báo của họ sặc mùi công an, đọc xong bỗng lại liên tưởng đến bài "Đừng giữ một giấc mơ đã chết" của Jonathan London - giáo sư người Mỹ, giảng dạy tại Đại học Hong Kong - trên trang BBC. Hóa ra ông tiến sĩ này viết ra những điều mà bản thân mình chẳng hiểu gì cả vì đó thực sự là một sự lạc đề, nhất là về chuyện Cờ Vàng, Cờ Đỏ. Người Việt có thể thông cảm cho tiến sĩ Jonathan London vì ông ta không phải là người Việt, do đó không hiểu người Việt cách sâu sắc là chuyện bình thường. Tôi bỗng nảy ra một câu hỏi: Tại sao lại không là Cờ Vàng nhỉ?

Cờ Vàng Việt Nam qua các thời kỳ từ thời Nhà Nguyễn (1802 - 1885



Trong bài báo vừa nêu trên Báo Nhân Dân, họ cho rằng Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước thực ra là một tổ chức phản động hải ngoại chủ trương quảng bá Cờ Vàng và hoạt động lật đổ. Về chuyện lật đổ thì thế nào là lật đổ cũng còn phải tranh luận làm cho rõ nghĩa. Nhưng nếu như người dân, bằng hình thức bất bạo động mà hạ bệ một thể chế độc tài với tất cả mọi biện pháp hoà bình thì đương nhiên theo pháp luật, với tư cách là người chủ đất nước, họ hoàn toàn có quyền đó. Và theo quan điểm của người viết bài này (bạn đọc có thể đọc ở phần ngay sau đây) thì quảng bá Cờ Vàng là một việc tốt nên làm.


Về lá Cờ Vàng, lịch sử đã ghi lại là cờ có màu vàng làm mầu nền đã được cha ông ta sử dụng từ thời Bà Trưng Bà Triệu như Báo Nhân Dân dẫn lời của một thành viên Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước là hoàn toàn đúng, chính họ mới là kẻ không biết hoặc cố tình không biết. Tuy nhiên những lá cờ màu vàng thời xưa là loại cờ cổ, có tua ba mặt và thường là có chữ màu đen, trắng hoặc đỏ ở giữa.

Người xưa chọn cờ màu vàng là dựa theo Kinh Dịch, màu vàng tượng trưng cho trời đất, vì vậy cờ (nhất là cờ của các đại tướng và nhà vua) thường có màu vàng. Một số cuộc khởi nghĩa cũng lấy cờ màu vàng làm quân kỳ cho mình. Ở Việt Nam vào thời Triệu Ân nổi lên đánh giặc xâm lược phương bắc thì sách "Quốc Sử Diễn Ca" ghi lại rằng: Triệu Ân "Ngồi trên đầu voi phất ngọn cờ vàng"...




Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH được giữ nguyên thủy từ Đại Nam Quốc Kỳ kháng Pháp (1885 - 1920) và giống đến 95% Cờ Quẻ Ly



Do sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo và Phật Giáo, quan niệm sắc vàng tượng trưng cho trời đất, nguyên khí, màu đỏ chính là ứng vào Qủe Ly trong thư tịch cổ Kinh Dịch: Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, có bốn phương Chính và bốn phương Bàng. Qủe Ly chỉ phương nam (Nước Nam). Chữ "ly" còn có nghĩa là lửa. Bên trong Qủe Ly có hai vạch liền, đó là chữ "công" trong thủ công, công nghệ, nó mang ý nghĩa sự tài hoa khéo léo của người Việt... Với quan niệm trên đi cùng với thuyết Ngũ Hành Tương Sinh, những lá cờ khởi thủy ban đầu của nước ta được chọn là màu vàng có sọc đỏ, theo những lý do căn bản về văn hoá và nhận thức ấy!


Một cuộc cách mạng ắt sẽ phải có ít nhất một lá cờ làm đại diện, mặc dù cũng cần rất nhiều những khẩu hiệu để thể hiện tư tưởng và mục tiêu của cuộc cách mạng đó. Có ý kiến của một vài người cho rằng, cần loại bỏ lá Cờ Vàng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũ, vì dù sao nó cũng chỉ đại diện cho một nửa nước Việt Nam trong quá khứ. Hiện tại cần một lá cờ khác có ý nghĩa sao cho nó đại diện được cho cả ba miền Bắc – Trung – Nam Việt Nam mới có thể đoàn kết được nhân dân. Suy nghĩ đó chỉ đúng một khi chế độ Độc tài đã bị dẹp bỏ, và người dân bắt tay vào việc lựa chọn quốc kỳ cho quốc gia của mình...


Người viết bài này không đồng tình với quan điểm của một số nhà đấu tranh hải ngoại nói rằng "Có thể đã đến lúc, các bạn ở hải ngoại hãy phát động phong trào ủng hộ các bạn Uyên, Kha bằng những cuộc biểu tình rầm rộ, trong đó đồng thời phất cao cả hai lá cờ: Cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân đòi hỏi dân chủ hóa đất nước“. Rõ ràng là tác giả Nguyễn Thành Công khi viết bài (đọc ở đây) không nhìn thấy một sự thật là những người đấu tranh trong nước chỉ dùng lá Cờ Đỏ làm phương tiện nguỵ trang, với mục đích duy nhất là tránh bị đàn áp thôi sao?


Đối với lá Cờ Đỏ, thực sự đây không phải là lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Tìm hiểu qua những cứ liệu lịch sử cho thấy, đó chính là bản sao của lá cờ cách mạng Cộng Sản của tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc. Hồ Chí Minh thân Tàu và thần phục Trung Cộng cho nên đã lấy mẫu cờ này làm quốc kỳ Việt Nam (ban đầu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà). Đây cũng thể hiện sự đớn hèn, thiếu tính độc lập tự cường, bộc lộ thân phận nguỵ quyền của HCM và ĐCSVN.


Đối với thế giới người Việt, hiện nay chỉ có 02 lá cờ: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Cờ Đỏ. Riêng lá Cờ Đỏ, 100% những người thực tâm đấu tranh đều chán ghét và thậm chí là vô cùng căm thù nó. Trên bình diện nhân văn, không phải bỗng dưng ngẫu hứng mà các nhà tiền bối đã chọn Cờ Vàng, rõ ràng nó là một sản phẩm của tư duy văn hoá. Về tổng thể, Cờ Đỏ không có bất cứ thứ gì có thể sánh được với Cờ Vàng.


Để mị dân và tự trét phấn cho mình, chế độ Cộng Sản gọi Cờ Vàng là "cờ ba que" cụm từ này xuất hiện có lẽ là từ thời Thuộc Pháp và chỉ lá Cờ Ba Sọc của Pháp, nhưng sau này họ nhằm ám chỉ lá Cờ Vàng. Thật ngu ngốc khi gọi ba sọc đỏ của cờ Việt Nam Cộng Hoà là "ba que" vì văn hoá thấp cho nên họ không hiểu ba cái sọc mà họ gọi là que ấy nó có ý nghĩa gì. Ba sọc đỏ trên Cờ Vàng, như đã dẫn ở trên, chính là biểu thị cho Quẻ Ly và nhiều ý nghĩa khác. Hiểu theo cách của những kẻ miệt thị cờ ba que thì màu đỏ của ba cái que ấy chỉ chiếm nhiều lắm là 20% lá Cờ Vàng. Nếu vậy thì Cờ Đỏ phải gọi là "cờ trăm que" hay cờ tám chục que vì màu đỏ là màu chủ đạo của Cờ Đỏ.


Nếu như một biểu tượng cờ đấu tranh được chọn, nó sẽ là cầu nối gắn kết tất cả các tổ chức đấu tranh riêng rẽ với nhau. Hãy thử hình dung, giả sử như người đấu tranh muốn gửi những lời hiệu triệu, họ chỉ cần rải truyền đơn bằng những lá Cờ Vàng, mọi cá nhân và tổ chức cứ theo đó mà hành động thì sẽ rất thú vị. Đặc biệt, công an của chế độ độc tài sẽ không thể bắt bẻ người rải truyền đơn bằng những lá Cờ Vàng này...


Chúng ta đã biết, trong lịch sử, chỉ với ngọn Cờ Lau, Đinh Bộ Lĩnh đã quy tụ được lực lượng dẹp tan loạn 12 sứ quân, lập nên Nhà Đinh hùng mạnh. Trần Quốc Toản với ngọn cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá cường địch báo Hoàng ân” đã làm cho kẻ thù phương Bắc hồn xiêu phách lạc. Bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1930, trong Cao trào khởi nghĩa Sô viết Nghệ tĩnh, họ cũng đã lần đầu tiên phất cao lá Cờ đỏ búa liềm. Sau này, Việt Minh – tiền thân của Việt Cộng – cũng đã từng nhiều lần treo Cờ Đỏ búa liềm tại những nơi công cộng để kêu gọi và tập hợp dân chúng kháng chiến. Vậy tại sao Cách mạng Dân chủ Việt Nam ngày nay lại chưa có một lá cờ làm biểu tượng cho mình?


Ngay lúc này, không một ai có thể tìm hoặc chọn, hoặc sáng tạo ra được một lá cờ cách mạng nào khả dĩ để cho toàn dân Việt Nam có thể chấp nhận và sử dụng. Vậy tại sao chúng ta lại không chọn lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm biểu tượng đại diện cho cuộc đấu tranh hiện nay? Rõ ràng là ở Miền Bắc và một nửa Miền Trung Việt Nam, người dân bị tuyên truyền nhồi sọ mấy chục năm nay rằng Cờ Vàng là của “ngụy quân ngụy quyền”, vì vậy trong lòng họ ít nhiều còn có sự mặc cảm...


Nếu ai đó khó chấp nhận lá Cờ Vàng thì cũng đừng dễ dãi khi chọn Cờ Đỏ của chế độ Cộng Sản, mặc dù họ cần có sự thoáng đạt trong tư duy đấu tranh. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì lá Cờ Vàng hiện nay không thể đại diện cho chính thể VNCH nữa, quốc gia đó không còn tồn tại, nó đã đi vào dĩ vãng của lịch sử. Ngày nay chúng ta cũng thấy rằng, không còn đảng phái hay tổ chức đấu tranh có tên tuổi nào lấy hai chữ “phục quốc” gắn kèm cho tổ chức của mình, như cách nay khoảng 25 đến 35 năm về trước. Lá cờ Vàng vì thế chỉ nói lên ý nghĩa đấu tranh, mà không mang ý nghĩa tái lập một VNCH.


Trong đấu tranh chính trị và cả đấu tranh bạo lực, lá cờ cách mạng luôn mang một ý nghĩa đặc biệt to lớn. Nó là nguồn động viên tinh thần quan trọng thắp sáng và thổi bùng lên nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách. Như vậy nếu không có một lá cờ đấu tranh thì quả là một sự thiếu sót. Nếu chúng ta biết tận dụng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, lấy lá cờ ấy làm biểu tượng của niềm tin và lý tưởng đấu tranh thì thật là đáng quý. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như Cờ Vàng biến thành nỗi ám ảnh của chế độ Độc tài thì mỗi khi nó xuất hiện sẽ càng làm cho người đấu tranh thêm khí thế và làm cho kẻ cai trị phải khiếp sợ. Vì vậy hãy quảng bá và phát tán Cờ Vàng như Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước đã làm!


Tấn Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn