BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73238)
(Xem: 62215)
(Xem: 39394)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giải oan cho Karl Marx

23 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 1665)
Giải oan cho Karl Marx
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhân ngày kỷ niệm 143 năm Lênin, lãnh tụ vĩ đại của những công nhân bị bóc lột trên thế giới! ông Nguyễn Mạnh Hưởng viện trưởng Viện Khoa Học Nhân Văn Quân Sự Hà Nội đã có dịp ca tụng chủ nghĩa Marx-Lenin. Tôi hơi hoang mang không hiểu ở đầu thế kỷ thứ 21, ông Hưởng có ca ngợi Lênin và xã hội chủ nghĩa thật hay những lời tuyên bố ngớ ngẩn như đang ở vào giữa thế kỷ thứ 19 của ông Hưởng cố tình chỉ trích chế độ Hà Nội với giai cấp tư bản đỏ đang đàn áp và bóc lột giai cấp công nông Việt Nam.

Karl Max


Giữa thế kỷ thứ 19, năm 1847, hai triết gia Đức Friederich Engels và Karl Marx ra Tuyên ngôn Cộng sản (Das Kommunistche Manifest) lên án giai cấp tư bản, lập đảng Cộng sản. Thế giới bắt đầu quen thuộc với những từ: đấu tranh giai cấp, tiểu tư sản, giai cấp công nhân bị bóc lột và chủ trương không ai được làm chủ đất, hủy bỏ chế độ thừa hưởng gia tài, tịch thu tài sản và bắt bỏ tù những kẻ chống đối nhà nước. Cách mạng của Engels và Marx bùng ra, lan đến Pháp Tháng Hai năm 1848, qua đến Âu Châu, Mỹ Châu rồi phong trào tàn lụi, Marx bị bắt, sau qua Pháp rồi chết ở London, về sau phong trào Paris Công Xã năm 1871 cũng không thành công. Ở các nước kỹ nghệ hóa đầu tiên Anh và Pháp là những nước văn minh, phong trào cộng sản không phát triển.

Năm 1917, Lenin làm cuộc cách mạng vô sản ở Nga, ngọn cờ búa và lưỡi liềm tượng trưng cho giai cấp công nhân và nông dân đã thành công, chủ nghĩa cộng sản với lá cờ màu đỏ giờ đây đi đôi với chủ nghĩa Marx Lenin. Phong trào cộng sản thành công ở thế kỷ thứ hai mươi ở Nga lan qua Đông Âu, Trung Hoa, Đông Nam Á đi đôi với các chế độ nổi tiếng khát máu. Máu, lửa, hận thù, đấu tranh, đố kỵ, phân chia giai cấp, gia đình ly tán, tổ quốc phân ly để xây dựng một xã hội không tưởng thay cho những giá trị cổ điển của nhân loại từ mấy nghìn năm.

Giết, giết, giết... chủ nghĩa Marx-Lenin tạo ra được những người học trò giỏi. Joseph Stalin ở Nga là kẻ thực hành chủ thuyết Lenin với bàn tay sắt của bạo lực cách mạng, rồi đến Mao Trạch Đông ở Trung Hoa và Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Những ông “bác” không yêu các cháu, hàng trăm triệu người đã bị giết vì súng đạn (như bài hát thời Xô Viết: Đồng chí được giao khẩu súng máy là đồng chí giữ quyền phát biểu) hay vì những chính sách sai lầm như chính sách cải cách ruộng đất. Cộng sản đồng nghĩa với tội ác và tội ác được thế giới ghi nhận trong những cuốn “sách đen” đối lại với “sách hồng” của cộng sản. Qua hơn một thế kỷ, thế giới giờ đây có dịp nhìn lại con người thật của Karl Marx. Cuốn sách mới: “con người thật của Karl Marx: cuộc đời ở thế kỷ 19” của Jonathan Sperber đã xem lại những bài viết của Marx Engels qua ấn bản mới bằng tiếng Đức MEGA (Marx Engels German).

Thời đại cách mạng của triết lý Friedrich Engels là thời buổi của những năm đầu kỹ nghệ hóa ở Anh. Cách suy nghĩ của Engels và Karl Marx là những suy nghĩ ở thế kỷ thứ 19 với những suy tưởng và biến cố vào thời đại của hai ông. Đây chính là sai lầm của Marx. Gọi Karl Marx là tư tưởng gia vĩ đại vào thế kỷ thứ hai mươi là một nhận định sai lạc của những con người cộng sản. Karl Marx sống ở thế kỷ 19, chết vào năm 1883, Marx chưa thấy thế kỷ thứ 20 và đây cũng là sai lầm của Stalin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và những người làm cách mạng vô sản. Karl Marx hiểu rõ chế độ tư bản và giai cấp công nhân bị bóc lột. Nhưng chế độ tư bản ấy là chế độ tư bản của thế kỷ 19 hoàn toàn khác hẳn với chế độ tư bản bắt đầu bước vào thế kỷ 20.

Là triết gia nhưng Karl Marx không có viễn kiến (vision) ông hoàn toàn không có một quan niệm nào về một xã hội mới sau khi tư bản sụp đổ. Nói cách khác, Karl Marx đã tiên liệu chế độ tư bản với những bất công sẽ sụp đổ nhưng thành lập một xã hội cộng sản đầy bất công, đổ máu và bạo lực là do Lenin. Chính trị của Karl Marx hoàn toàn khác với những điều người cộng sản gán ép cho ông. Các thái độ chính trị của Marx chỉ là những phản ứng, những thái độ chống lại các chính quyền quân chủ chuyên chế Âu Châu và những xung đột vào thế kỷ thứ 19. Hoạt động chính trị thời ấy của Karl Marx quả thật là giống những hoạt động của nhà đấu tranh nhân quyền và Blog ở thế kỷ thứ 21. Ông chống chế độ quan lại vì bọn quan lại Nga làm cuộc cách mạng 1848-1849 chống lại nước Nga. Ông ghét các chế độ Âu Châu, ông gần như là thành phần phản chiến, chống Anh một phần vì Anh nhúng tay gây ra trận chiến Crimean phần vì Anh là thù nghịch của nước Nga. Ông ghét cả Hoàng gia Phổ (Prussia) kẻ thù không đội trời chung của Nga. Ông tham gia vào Hiệp Hội Công Nhân Quốc Tế (IWMA) để bênh vực quyền lợi công nhân. Thần tượng của Karl Marx là anh chàng giác đấu Spartacus người thành Pompei, 70 năm trước công nguyên, nổi loạn chống La Mã. Đối với Marx, Spartacus đại diện cho giai cấp bị áp bức trong cuộc đấu tranh giai cấp thời Đế quốc La Mã.

Tác giả Sperber đã bỏ hết thì giờ nghiên cứu các bài trong MEGA để xét lại các ý thức hệ và tư tưởng bị gán ép là ý thức hệ Karl Marx.

Từ đầu thế kỷ thứ 20, Marx đã bị gán ép với chủ nghĩa cộng sản nhưng thật ra Marx không gắn liền với chủ nghĩa ấy. Viết cho tờ Rhiland News năm 1842, bài viết đầu tiên khi Karl Marx làm chủ bút, ông đã tấn công vào tờ báo đứng đầu nước Đức thời ấy là tờ Augsburg General News vì tờ báo này chủ trương ủng hộ chủ thuyết cộng sản!

Điều này quan trọng nếu người đọc thấy rằng bài của ông đả kích ý thức hệ cộng sản chứ ông không nhắm vào những điều không thực tế của chủ nghĩa cộng sản.

Marx đã viết rằng: “Khi cộng sản thành công, khi tất cả những thành phố thương mại không còn phồn thịnh thì ý thức hệ cộng sản sẽ hủy hoại trí tuệ của chúng ta và làm tình cảm con người bị thui chột!” (tiếc thay điều này không được cán bộ cộng sản Việt Nam biết để dạy trong các trại tù cải tạo ở Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975!).

Marx đã mâu thuẫn với chính ông. Con người đã viết chung với Engels bản Tuyên Ngôn Cộng Sản năm năm sau đã chủ trương dùng quân đội tiêu diệt và đàn áp cuộc vùng dậy của giai cấp công nhân. Trong diễn văn tại hội Dân Chủ Cologne tháng 8 năm 1848, Marx đã phát biểu: “Độc tài cách mạng lập ra một giai cấp duy nhất là điều vô nghĩa” điều này khác với những điều Marx đã viết sáu tháng trước đó trong bản Tuyên Ngôn Cộng Sản. Con người tiên đoán đấu tranh giai cấp, thầy của Lenin, đã tiên đoán máu phải trả bằng máu, Marx tiên đoán chiến tranh khi ông đã viết: “Bất cứ cố gắng nào để thực hiện chủ thuyết cộng sản ngay cả những cố gắng của đám đông, sẽ bị trả lời bằng súng đại bác."

Hai mươi năm sau trận chiến tranh Pháp-Phổ xảy ra, Karl Marx cũng phải thay đổi nói rằng ý niệm về Công Xã Paris “là một điều vô nghĩa.”

Mặc dù là học trò của F. Engels, tư tưởng của Karl Marx không bao giờ hợp thành một hệ thống thuần nhất như những đàn em cộng sản đã gán ép cho ông. Một trong những lý do khiến Marx không tổng hợp được lý thuyết cộng sản là vì cuộc đời của ông “lung tung,” ông vừa tham gia chính trị, tranh đấu, vừa là ký giả, vừa là hội viên công nhân đoàn kết, chủ bút báo và chuyện gia đình, vợ con bệnh nặng, vợ chết, con chết sớm và riêng Marx ông cũng bị khổ sở vì bệnh ngoài da không chữa được rồi mất năm 1883. Lý thuyết của Marx vì vậy bị ngắt đoạn nửa chừng ông chỉ làm việc vào buổi tối nhưng chính yếu là Karl Marx đã vay mượn ý tưởng từ nhiều người mà không tổng hợp hay tiêu hóa được những điều ông đã học hỏi. Viết bản Tuyên ngôn Cộng sản nhưng ông đã xung đột tư tưởng với Hegel, một nhà triết học Đức khác, tin vào lịch sử đưa đến biến chuyển xã hội và tin vào khoa xã hội học.

Người ảnh hưởng lên Marx là August Comte (1798-1857), Comte là một trong những nhà sáng lập khoa xã hội học bắt đầu từ nhà xã hội học Pháp Henri De Saint Simon. Quan điểm của Auguste Comte là tương lai xã hội tùy thuộc vào biến chuyển xã hội ngày hôm nay. Comte nhìn vào xã hội tương lai khi tôn giáo biến mất, khi giai cấp xã hội thay đổi và chủ nghĩa kỹ nghệ ( industrialism danh từ của Saint Simon) tái phối trí theo lý luận và dựa trên căn bản hài hòa. Sự thay đổi của chủ nghĩa kỹ nghệ sẽ thay đổi tự nhiên như những thay đổi trong thiên nhiên và vũ trụ qua nhận xét của các nhà khoa học.

Karl Marx đã có ý tưởng giống như Herbert Sperber (1820-1903) cho rằng con người hay xã hội sống sót nếu biết đáp ứng với những thay đổi. Sperber đã chia hai xã hội: Xã hội nổi loạn (tiền kỹ nghệ và tiền khoa học) và xã hội kỹ nghệ (bắt đầu thời đại mới của lịch sử thế giới) khác với Marx chỉ nghĩ đến tư bản sụp đổ. Marx ngưỡng mộ Darwin (thuyết tiến hóa) khi viết “Tư Bản Luận” ông muốn đề tặng sách cho Darwin vì Marx nhận thấy thuyết tiến hóa là khúc quanh quan trọng về phương diện xã hội học nhưng khác với Marx, Darwin đưa ra chủ thuyết tiến hóa, theo thuyết ấy con người và con vật thay đổi theo môi trường sống (Natural Selection) chứ không nói như Marx con người hay con vật tiến hóa tốt hơn để đi đến chỗ tốt hơn. Đây cũng là điểm khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và khoa học. Cộng sản khác với khoa học. Bản chất của Marx là triết gia và Marx là triết gia Đức, phân tích lịch sử của Marx không dựa trên khoa học mà dựa trên siêu hình học của Hegel cho rằng có một linh hồn của thế giới (Geist). Hegel tin lịch sử là tiến trình căn bản của tiến hóa. Marx tin vào Hegel và đã thất vọng với Darwin vì thuyết Darwin cho thấy tiến hóa không dẫn đến một chiều hướng hay một kết luận nhất thiết. Sách của Jonathan Spencer đã cho thấy hai điều ngộ nhận về Marx xuất phát từ Lenin và đàn em: Marx không bao giờ muốn tạo một chế độ xã hội độc tài như chế độ cộng sản Xô Viết và Marx không bao giờ có một viễn kiến rõ rệt về một xã hội hậu tư bản. Lenin đưa Marx vào chủ thuyết cộng sản biến thành chủ thuyết Marx-Lenin đã khiến Marx bị hàm oan là người đã chịu phần nào trách nhiệm của tội ác cộng sản vào thế kỷ 20. Marx chỉ tin rằng: “Sau khi chế độ tư bản sụp đổ một thế giới tốt đẹp khác sẽ xảy ra và nhân loại sẽ theo đuổi nghệ thuật và kiến thức.” Chế độ cộng sản thế kỷ 20 hoàn toàn đi ngược lại ý muốn của Karl Marx.

Lenin đã dựa trên khoa học giả tạo và khoa siêu hình học để tạo ra chủ nghĩa độc tài cộng sản, theo đuổi viễn kiến “xã hội hài hòa“sau khi chủ nghĩa tư bản sụp đổ nhưng những người đi theo bước chân Lenin từ Stalin đến Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã xây dựng một xã hội vô nhân bản, một xã hội đàn áp dựa trên súng đạn không hài hòa chút nào, để rồi tự nó, cái xã hội dồn nén của Lenin đã sụp đổ trong khi chế độ tư bản sửa đổi, tiếp tục phát triển mạnh hơn sau khi Xô Viết sụp đổ năm 1991. Trái với tư tưởng của Karl Marx, chủ nghĩa quốc gia và tôn giáo không suy tàn, trái lại tôn giáo phát triển ngay cả trong thời cộng sản hưng thịnh và chủ nghĩa quốc gia nay mạnh mẽ hơn trong các quốc gia hậu cộng sản ở Nga, Đông Âu cũng như ở Trung Hoa và các nước Đông Nam Á trừ Việt Nam.

Cái xã hội cộng sản chỉ biết vật chất quên đi phần tâm linh cao quý nay được ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản Việt Nam bảo vệ khi muốn giữ điều 4 Hiến Pháp!

Niềm tin của ông Trọng có lẽ vững hơn khi những người Việt nước ngoài về góp ý kiến như cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, Bác Sĩ Bùi Duy Tâm và gần đây là nghị viên thành phố Houston Hoàng Duy Hùng, phải giữ chế độ độc đảng để phát triển kinh tế. Nghị quyết 36 là một nghị quyết thất bại, trong khi dân Việt từ trong ra ngoài nước đã không có lòng hiềm khích với nhau thì Đảng vẫn chỉ muốn nghe những lời xu nịnh hơn là những đóng góp ý kiến thành thật. Những ý kiến xu nịnh của các chính khách xu thời giống như những bản tự khai của những người tù dưới họng súng!

Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi để sống còn nhưng vẫn nghĩ phong trào tự do dân chủ hóa do bọn phản động tiến trình dân chủ với Mỹ đứng sau lưng, chỉ sửa đổi bề ngoài mà không thay đổi thật như bỏ điều 4 Hiến Pháp.

Dân chủ không phải là quan niệm độc quyền của Âu Mỹ. Dân chủ có từ nghìn năm trong lịch sử Á Châu. Từ năm trăm trước công nguyên Khổng Tử đã dạy chính quyền “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) và Mạnh Tử chủ trương “Dân vi quý,” dân là trọng, vua đứng sau dân và giết Trụ Vương không phải là giết một ông Vua mà giết một kẻ vô đạo. Ở Ấn Độ, ngày nay trước Viện Bảo Tàng ở Tân Dehli vẫn còn tấm bia ghi lại sắc lệnh của Vua Asoka (A Dục) 300 năm trước công nguyên, lời dạy xưa nhất khuyên các vua phải biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do dân chủ cho dân và tự do ngôn luận 1900 năm trước triết gia Tây Phương John Locke người Anh chủ trương tự do dân chủ.

Ở Việt Nam, các vua yêu dân vẫn tôn trọng tiếng nói của dân, như Trần Nhân Tông, luôn luôn đi thăm dân cho biết sự tình, lắng nghe tiếng kêu than của dân, tôn trọng luật pháp, mọi người bình đẳng trước pháp luật không khác gì với tuyên ngôn nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Xã hội nào cũng có pháp luật, xã hội loài thú cũng có luật lệ riêng, ở thế kỷ 21, đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào thi hành tuyên ngôn cộng sản thế kỷ 19 trong đó dân không có quyền làm chủ đất, đất của chính quyền cho thuê, tịch thu tài sản những người chống đối trong khi đảng viên cộng sản và bí thư đảng có toàn quyền giẫm trên pháp luật làm chủ đất từ Bắc vào Nam.

Đối kháng cũng không phải là tinh thần riêng của Tây Phương. Tinh thần “uy vũ bất năng khuất,” không sợ vũ lực của ác quyền đã có từ nghìn năm trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam. Người dân chỉ đòi hỏi pháp luật và pháp luật phải công bằng đối với mọi người.

Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn giữ chế độ độc đảng trong khi cả thế giới sau năm 1991 đã xem danh từ cộng sản đồng nghĩa với dơ dáy. Ông nghe những lời khuyên của những kẻ xu nịnh trong khi tổng bí thư đi thăm nước ngoài chỉ còn được đón tiếp bởi các tổng bí thư của các đảng cộng sản còn sót lại Trung Cộng, Bắc Hàn và Cuba.

Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn giữ một chế độ độc tài mà quên bài học ở Ai Cập ở đó các Vua Ai Cập cũng như các Vua Trung Hoa thời xưa cai trị dân xem như theo “Mệnh Trời” thay vì theo “Ý Dân,” có lẽ ông muốn dân cung kính tung hô “Thánh thượng vạn vạn tuế” hay thích bọn xu nịnh Việt Kiều theo tục lệ của thổ dân Polynesia trên đảo Tikopia ở Trung Mỹ năm 1929, được ghi nhận trong tài liệu nhân chủng học của Raymond Firth, khi thổ dân gặp tù trưởng họ cúi đầu khấu lạy, mũi chạm đầu gối tù trưởng và nói: “Con xin ăn phân ngài mười lần!”

Chừng nào ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mới dẫn đảng Cộng Sản Việt Nam về với thế giới văn minh?Việt Nguyên

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn