BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bão nổi lên rồi

06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 1303)
Bão nổi lên rồi
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Lúc tám giờ chiều tối, mở hát bóng thùng theo dõi cuộc đổi đời. Hát bóng thùng là cái tên mới toanh do các anh bộ đội cụ Hồ đặt cho Ti Vi truyền hình Sàigòn. Đứng giữa sân khấu, một anh bộ đội dáng gầy gầy, quân phục màu cứt ngựa, có ý chờ. Bỗng dưng, anh ta tạo dáng, ưỡn ngực ngước lên trần, vành nón cối trông nghiêng, cất giọng: Bão nổi lên dzồi…bão nổi chứ lên dzồi…cờ mặt trận giải phóng phất phới bay tung trời… Anh ta hát như hét, la lớn quá, làm đám đông cười ầm lên. Mới thuở ban đầu, người Sàigòn vốn tính hồn nhiên, chưa đủ làm quen với các anh bộ đội miền Bắc chân quê xa lạ, bóng dáng ngồ ngộ như đồng bào thiểu số, dân tộc ít người. Mới đó mà đã bốn, năm ngày…

Buồi sáng 30 tháng Tư 1975, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh qua đài Sài gòn, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng tại chỗ, ngưng chiến, để ông bàn giao chánh quyền cho chánh phủ Cộng Hòa Miền Nam, tức MTGPMN. Như vậy, phía Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn tuân thủ điều khoản hòa hợp, hòa giải của Hiệp định Ba Lê 1973. Nhưng bên phía Bắc Việt làm như không hay biết, vẫn giữ nguyên tình trạng chiến tranh, xe tăng và lính trên xe tiếp tục bắn phá vô các đoàn xe và quân sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã buông súng, dọc theo xa lộ Biên Hòa-Sàigòn.

Chi đội xe tăng Bắc Việt đến trước cổng chánh dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ mười lăm cùng ngày. Theo phóng viên tờ L’Anai tường thuật, một người lính nhảy xuống khỏi xe, lấy dây xích sắt có sẵn tại chỗ, vòng khóa cổng, để hai chiếc xe tăng thay nhau ủi sập cổng dinh. ( Nv: L’Anai: Association nationale des anciens Amis de L’Indochine, nội san hội Cựu chiến binh Đông Dương của Pháp, bản in năm 1997). Cựu Đại úy Phạm Văn T., tiểu đoàn phó thuộc Lữ đoàn liên binh phòng vệ phủ Tổng thống, cũng có ý kiến tương tự, nhưng thêm vô một chi tiết về người bộ đội trên xe, đã bắn hạ anh lính gác dinh, bởi anh ta nghe lệnh từ trên xe tăng, nhưng chần chờ chưa kịp khóa cổng.

Xe tăng và lính Bắc Việt ào vô sân dinh, đồng loạt nổ súng dữ dội như mở cuộc công phá một thành trì tử thủ, chống trả mãnh liệt, lý do buộc ông Dương Văn Minh phải đầu hàng. Đối diện với những người lính nón cối dép râu, ông Minh đọc "Lời đầu hàng” với cái chánh phủ vô hình MTGPMN có tiếng mà không có miếng. Lời đầu hàng do một cán bộ Miền Bắc viết sẵn trên trang vở học trò, có gạch xóa vài chữ do ý kiến của ông Minh. Theo mấy bài hồi ký, anh bộ đội Bắc Việt này có tên là Bùi văn Tùng, gốc Nam kỳ tập kết, không tiếc những lời "mày, tao” với ông Tổng thống Dương Văn Minh của chánh quyền Sàigòn.

Ông Minh xin thay hai chữ “tổng thống” bằng hai chữ “đại tướng”, nhưng Bùi văn Tùng không chịu, bắt giữ nguyên chức vụ tổng thống để đầu hàng. Ông Minh dư biết, ông không hội đủ tư cách pháp lý để kế nhiệm một tổng thống từ chức; nói rõ ra, ông chỉ là một tổng thống giả định, chưa chính thức. Nhưng phe Bắc Việt đã trao tặng cho ông cái chức thơm tho đó bằng một tối hậu thư, "Nếu không là Tướng Dương Văn Minh trong thương thuyết hòa bình, thì Sàigòn sẽ chìm ngập trong biển lửa.” Lời hù dọa của bên xâm lăng không ngờ thành công vượt chỉ tiêu trước kế hoạch. Vừa tựu chức, việc đầu tiên của Tổng thống Minh là đi yết kiến vị lãnh tụ Ấn Quang. Theo lời một sĩ quan tháp tùng, ông Minh quỳ một gối bên cạnh vị chức sắc tôn giáo như một sinh viên sĩ quan trong tối gắn Alpha, nghe huấn thị, "Ván bài Mặt trận giải phóng Miền Nam không còn tồn tại nữa, Đại tướng chỉ có lựa chọn duy nhứt là đầu hàng với phe Bắc Việt.” Ông Minh cũng không có lựa chọn nào khác hơn là thốt lên mấy tiếng kêu thương, ”Thế là thầy giết con rồi!”

Có một ông sĩ quan tự xưng là đại tá Sàigòn từng bỏ đi trước 30 tháng Tư, đem ví von "niên trưởng” Minh với Thống chế Pétain đã cộng tác vói Đức quốc xã nhằm bảo tồn những công trình xây dựng lịch sử và văn hóa Pháp. Ví von như thế là khập khiễng, bởi Đức và Pháp ngang nhau về tầm văn hóa và kinh tế; trái lại, Bắc Việt và Nam Việt Nam thì không. Hai ông Phạm văn Đồng và Nguyễn văn Linh đã mấy lần đưa ra nhận định rằng, trong thực tế, có hai miền Nam và Bắc Việt Nam, do sự khác biệt về văn hóa và kinh tế. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rõ hơn: Ngày 30 tháng Tư làm cho hàng triệu người vui, và hàng triệu người buồn. Tức là có sự vui trên nỗi khổ người khác.

Sau tháng Tư 1975, lá cờ MTGPMN âm thầm biến mất. Những nhân vật đầu não của MTGPMN nay bắt đầu lộ diện trong những chức vụ phụ thuộc cho cánh Bắc Việt. Bà Nguyễn Thị Bình tiếc rẻ thời xuân xanh, họp báo tại Đà nẵng, thở than,”Chi bằng cuộc thống nhứt hai miền nên dời lại sau năm năm nữa.” Thưa bà Bình, do một sự tình cờ rất là khó tin, cánh Bắc Việt đã nhanh tay cướp công của Mặt Trận, nếu không, một biển máu chắc chắn đã tràn ngập toàn miền Nam, gấp trăm ngàn lần so với vụ thảm sát Mậu Thân ngoài Huế do Mặt Trận của bà chủ động. Tụi Khmer Đỏ đồng chí của Mặt Trận, đã thảm sát hai triệu người Campuchia như một đòn thù vô cớ. Ngay sau tháng Tư 1975, Mặt Trận của bà cũng lăng xăng lập ra những Tòa án nhân dân lấy lòng cánh Bắc Việt. Bọn Nón Tai Bèo của phe bà, của Thọ, Phát, Thị Định, Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà, Bảy Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Bạch Đằng…đã sát hại biết bao viên chức hành chánh, quân sĩ, các nghĩa quân VNCH. Vị tỉnh trưởng Chương Thiện, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, là một trong hàng ngàn những nạn nhân của Mặt Trận khi bão đã nổi lên rồi.

***

Nhiều người lầm tưởng CS Bắc Việt và MTGPMN cùng chung một đơn vị, chung ý hướng. Nhận xét này không đúng, nếu nhìn vô màn kịch tại dinh Độc Lập. Có con cua cái kia, con bọ ngựa cái kia, sau phút chịu đực, quay lại cắn cổ và ăn đứt thịt con đực, y chang như tấn tuống giữa Bắc Việt và MTGPMN.

Còn lại Công sản Bắc Việt một mình một chiếu trên toàn cõi Đông Dương, như lời báo trước của Kissinger với Chu Ấn Lai năm 1972, đại ý: chúng tôi có thể để Cộng Sản cai trị khắp Đông Dương. Và việc đã xảy ra y như thế sau 1975. Nhưng một cuộc chiến không tên từ đó bắt đầu nổ ra trong Khối CS: Đỏ làm thịt Đỏ tưng bừng chưa từng thấy. Khối CS đánh lộn nhau một lần đầu cũng như một lần cuối, là Cộng Sản toàn cầu rã tan.

Trước hết là sự chia rẽ không thể hàn gắn giữa Liên Sô và Trung Cộng, bởi lý do Trung Cộng đã mất đàn em CS BắcViệt vào tay Liên Sô. Cộng Sản Bắc Việt giải thể MTGPMN, sang truy diệt Khmer Đỏ Pol Pot. Trung Cộng gây chiến dọc biên giới Trung Việt, rửa hận cho hai đàn em MTGPMN và Khmer Đỏ. Liên Sô bênh đàn em Bắc Việt, đem hàng triệu quân áp sát biên giới Nga Trung. Mối hận thù Liên Sô và Trung Cộng càng thêm nghẹt thở. Khi Liên Sô và khối Đông Âu sụp đổ năm 1991,thì Trung Cộng giữ thế trung dung, thản nhiên đứng nhìn, làm người ta nghĩ tới thế Tam quốc chí, đông hòa Tôn Quyền, bắc diệt Tào Tháo của Khổng Minh xưa kia.

Cái thua hay cái thắng, được hay mất tại miền Nam – từ dinh Độc Lập trong ngày 30 tháng Tư — là vô cùng quan trọng đối với sách lược Hoa Kỳ.

Ngay từ cuối tháng Tư 1975, đặc biệt từ ngày 28 tháng Tư 1975, Tổng thống Ford và ban tham mưu quân chánh có mặt tại Phòng Bầu dục, Tòa Bạch Ốc, theo dõi tình hình Saigon thất thủ,– Bài và hình trong The Palace File. Nguyễn Tiến Hưng. 1989.

Lần theo đường dây thời cuộc ngày ấy, người ta hiểu ra lý do vì sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho rút bỏ vùng Cao nguyên và Giới tuyến lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Không có cuộc lui binh mau lẹ của các đơn vị VNCH thì bên phía quân CS Bắc Việt chẳng thể nào hưởng được cái „thừa thắng xông lên.” Nếu Tổng thống Dương Văn Minh không ra lệnh cho Quân lực VNCH buông súng ngưng chiến, thì phía CS Bắc Việt có ba đầu sáu tay, củng chẳng tiến về Saigon…ta tiến về Sài gòn ngon lành được.

Bên phía CS, cũng có người phải hiểu ra những sự kiện nêu trên; phải có ai đó nắm giữ những điều chưa nói ra từ Mật Ước kèm theo Hiệp định Ba lê 1973. Thế mà quân lính Bắc Việt vẫn tiếp tục bắn phá gây biết bao tang thương cho quân dân Miền Nam trên đường triệt thoái Cao nguyên, và Giới tuyến. Từ sau 1975, CS Bắc Việt đã tạo ra cho miền Nam VN một „mô thức” y boong như tình thế, tình trạng Bắc Việt những mùa đấu tố bao năm xưa. Hai miền Nam Bắc bằng đầu bằng đuôi trong cái mô thức CS, miền Nam năm 1975 lại cùng miền Bắc trở về cái thời gian 1955, 1956 ảm đạm ngày nào. Nếu Hoa Kỳ chưa bỏ cấm vận, không cho bang giao, thì thử hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa miền Bắc sẽ đi về đâu.

Thượng Nghị sỉ McCain trong chuyến thăm Sài gòn năm 2000, nói huỵch tẹt ra, Cộng Sản VN là những kẽ gian đã thắng, the wrong guys won. Vậy thì cái thống nhứt VN theo đường lối CS cũng là một hành động ăn gian, chưa do ý chí toàn dân, chưa qua một trưng cầu dân ý, hay tuyển cử. Tướng Nguyễn Cao Kỳ về giữa Sài gòn, đã nói: “Việt Nam đã thống nhứt về mặt lãnh thổ, nhưng chưa thống nhứt về mặt Dân Tộc.” Vào năm 1975, nếu một cuộc tuyển cử diễn ra, thì thế chông chênh đôi bên chưa thể đoán ra được. Nhưng năm nay, 2013, nếu tiến hành tuyển cử, thì người ta ắt đoán biết ra kết quả như thế nào.

Để tạm kết thúc bài viết Bão Nổi Lên Rồi giản dị này, xin kể câu chuyện về Thiếu tướng Vernon Walters, vị tùy viên quân lực tại hòa đàm Ba Lê, đã từng với Kissinger bàn thảo về những cuộc „đi đêm” với bên Cộng Sản. Cho tới nay, ông vẫn giữ lá cờ của miền Nam VN trên bàn giấy. Được hỏi lý do, ông giải thích, rằng Lá cờ này biểu hiện cho một „chính sách chưa hoàn tất, unfinished business.” ( No Peace no Honor. Larry Berman. trg. 273). #

Ý Yên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn