BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Duyên Anh:"TÔI KHÔNG ĐI TÌM TỰ DO, NHƯNG ĐI CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO"

11 Tháng Tám 199612:00 SA(Xem: 1445)
Duyên Anh:"TÔI KHÔNG ĐI TÌM TỰ DO, NHƯNG ĐI CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO"
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Duyên Anh viết như trên sau chuyến vượt biển mà thế giới quen gọi là "đi tìm tự do". Duyên Anh viết như vậy, và ông đã làm như vậy, cho đến khi nằm xuống như một người lính văn hóa, mà đối phương đã không che đậy được sự cay cú qua cách gọi: "biệt kích văn nghệ".

Từ năm 1975 trong số hai triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, bằng cách vượt biển gian nan nguy hiểm hay "ra đi trong trật tự", có bao nhiêu người "đi tìm tự do" và bao nhiêu người đi để "chiến đấu cho tự do"?

Câu trả lời sẽ rất buồn. Sự thật rất buồn. Nhưng, bức tranh không phải chỉ toàn màu đen, hay xám.

Từ ngày 30-4-1975, người lính trên phòng tuyến bảo vệ tự do ở miền Nam đã mất súng, tan hàng, nhưng cuộc chiến đấu cho Chân Lý chưa chấm dứt. Cuộc chiến tranh súng đạn đã tàn, nhưng súng đạn không giết được Chân Lý. Có những người đầu hàng bạo lực, qùy gối trước cách mạng giả hình, nhưng cũng còn những con người không buông trôi lý tưởng, tiếp tục chiến đấu cho niềm tin vào Chân Lý.
Cộng sản là một mớ lý thuyết điên rồ hết chỗ xài, đã an số phận của một thứ rác trong các đống rác của lịch sử, nhưng những kẻ nhân danh chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục gieo họa và họ có một "ưu điểm": ít khi nhận diện sai kẻ thù.

Ngoài việc tống những người cầm bút ở miền Nam vào tù và cấm viết, Cộng sản tung ra những chiến dịch càn quét "văn hóa phẩm đồi trụy, phản động", chụp mũ, bôi lọ, triệt hạ những nhà văn chống cộng được gọi là "biệt kích văn nghệ". Trong số này, có lẽ Duyên Anh. là người bị vu khống, nhục mạ, và nguyền rủa nặng nhất. Trong cuốn"Những Tên Biệt Kích Của Chủ Nghĩa Thực Dân Mỹ Trên Mặt Trận Văn Hóa Tử Tửởng" do Cộng sản tung ra vào năm 1980, 29 trang được dành cho Duyên Anh với đủ thứ tội trạng dầy đặc trên từng hàng từng chữ. Những cán bộ viết: cộng sản thú nhận đã "sôi gan" khi đọc sách của Duyên Anh, và nhiều đoạn chửi cộng sản độc địa đến nỗi chúng "khó nhìn lại lần thứ hai, đừng nói là trích lại" (nguyên văn). Chúng không dám trích lại để dẫn chứng vì chỉ thêm nhục và sợ ngửời đọc bị Duyên Anh mê hoặc, dù chúng đã kết tội: "Đa số những truyện, ký của Duyên Anh đều sặc mùi phản động. Duyên Anh đã chống cộng với tất cả mối thâm thù cách mạng của một tên lưu manh". "Tên lưu manh" ấy sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ và nhà tù lớn Việt Nam, một lần nữa lại làm những nhà "cách mạng vô sản" sôi gan vớ i ngòi bút "độc địa, thâm thù cách mạng" của ông. Và lần này, sách của Duyên Anh không phải chỉ để độc giả trong nước đọc, hay chỉ chống cộng bên lề trong những tác phẩm viết trước năm 1975. Một Người Nga ở Sài-gòn, Sỏi Đá, Ngậm Ngùi, Bầy Sử Tử Lãng Mạn, Thơ Tù, Một Người Tên Là Trần Văn Bá, Những Đứa Trẻ Đồi Fanta... đã đánh thẳng vào thành lũy rêu mục của cộng sản. Một số tác phẩm được dịch ra Pháp ngữ, được các nhà xuất bản lớn ở Paris ấn hành, được đưa lên màn ảnh...Sách của "tên lưu manh thâm thù cách mạng" được nhà xuất bản Belfond (một trong ba nhà xuất bản lớn nhất tại Paris) quảng cáo nguyên trang trên nhật báo Le Monde cùng sáu nhà văn quốc tế khác: Stefan Zweig, Almeida Faria, Aharon Appelfeld, Jamaica Kincaid, Erskine Caldwell và Wole Soyinka (giải văn chửơng Nobel 86). Hàng chục tờ báo Pháp viết về sách của Duyên Anh. Truyền thanh, truyền hình phỏng vấn. Được tiếp đón trọng thể trong các cuộc sinh hoạt văn hóa. Đây không phải chỉ là vinh quang riêng của cá nhân nhà văn Duyên Anh, nhưng quan trọng hơn, là thắng lợi lớn của chính nghĩa trên mặt trận quốc tế vận. Ở bên kia biển Thái Bình, "cách mạng" điên lên.

Duyên Anh tiếp tục chiến đấu một mình, với vũ khí là ngòi bút. Ông đã viết hàng ngàn trang sách. Không muốn bỏ phí giây phút tự do quý báu nào mà không tranh đấu cho tự do. Kẻ thù ẩn mặt hèn nhát nào đã đánh Duyên Anh xuýt vong mạng trên Phố Bolsa, nơi được gọi là "thủ đô tị nạn", ", khiến ông gần như tàn phế, nhưng cũng không buộc được Duyên Anh buông bút. Ông tiếp tục chiến đấu cho Tự Do bằng ngòi bút cho đến khi nằm xuống, trong tư thế của một chiến sĩ. Bạo quyền Việt Cộng đánh giá những người cầm bút như Duyên Anh là cực kỳ nguy hiểm, còn ở trong nước hay đã ra ngoài nước, lúc sống và cả sau khi đã chết, vì ảnh hưởng những gì họ viết ra sẽ còn tồn tại lâu dài.

Sợ hãi tư tưởng, sợ hãi ngòi bút là đặc tính chung của mọi thứ độc tài, dù là độc tài cá nhân hay độc tài đảng trị. Do vậy, càng dùng bạo lực để đàn áp người cầm bút, chế độ chỉ càng chứng tỏ sự suy yếu.

Đây là nguyên văn lời Nguyễn Khánh Toàn, ủy viên trung ương đảng, quyền Tổng cục trưởng Cục 1- Bộ Nội vụ VC, trả lời phỏng vấn của tờ Công An TPHCM (số 27-7-96). "Trong xu thế và bối cảnh tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đang ráo riết triển khai các hoạt động chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, thực hiện âm mưu hòa bình nhằm tác động chuyển hóa nội bộ ta, chuyển hóa thể chế chính trị ởViệt Nam, công tác bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng có vị trí then chốt, là một trong những vị trí hàng đầu, rất nặng nề và khẩn trương..."

Bạo chúa đỏ Xít-ta-lin, trong cơn say máu bạo lực, đã huênh hoang khinh miệt sức mạnh tôn giáo: "Giáo hoàng LA-MAõ có bao nhiêu sư đoàn?" Những đứa con hoang của Xít-ta-lin ngày nay ởViệt Nam đã biết run sợ trước sức mạnh của văn hóa tư tưởng. Duyên Anh nằm xuống, có lẽ Việt Cộng sẽ vui mừng hơn là loại trừ được một sư đoàn đối phương. Nhưng, đúng như chúng lo sợ, những gì Duyên Anh viết ra sẽ vẫn còn tiếp tục nhả những viên đạn thầm lặng vào thành trì bạo quyền cho đến khi nào chúng sụp đổ.

Đó là vinh quang đích thực của người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận tư tưởng.

Sơn Tùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn