vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân.”
Vụ án được mô tả là “Khi người nông dân nổi giận” gây xôn xao dư luận từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí chống lại chính quyền địa phương để bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và bộ đội có võ trang được điều động đến để cưỡng chế, thu hồi.
Vụ này khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhà cửa của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn.
Phiên tòa xét xử 6 thành viên trong gia đình ông Vươn về hai tội danh“Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khai diễn từ ngày 2 và sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng này tại Hải Phòng.
Cũng như trong nhiều vụ án gây chú ý công luận trước nay, những người quan tâm muốn kéo về Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng để theo dõi phiên xử đều bị lực lượng an ninh ngăn cản nghiêm ngặt dù nhà nước loan báo đây là phiên xử “công khai”. Thậm chí còn có nhiều người bị bắt giữ và bị hành hung, theo hình ảnh và video được lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói:
“Việc người dân bị an ninh sách nhiễu, gây khó dễ, hay bắt giữ khi tập trung trước tòa án để theo dõi phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ chứng tỏ nhà cầm quyền đang tìm mọi cách che dấu sự thật mà không hề rút ra bài học từ vụ này rằng tại Việt Nam đang rất cần có sự tôn trọng nhân quyền và một chế độ pháp trị.”
Theo báo chí trong nước, Viện Kiểm Sát Nhân dân viện dẫn lý do bị can thành thật khai báo đã đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn, người bị cho là chủ mưu toàn bộ vụ việc. Mức án này được xem là phân nửa mức thấp nhất trong khung hình phạt với tội danh ông Vươn bị truy tố,
Các anh em của ông Vươn bị đề nghị lãnh các mức án từ 2 năm rưỡi đến 5 năm tù. Vợ ông Vươn và người em dâu bị đề nghị bị 1 năm rưỡi đến 2 năm án treo.
Báo nhà nước nói các mức án đề nghị đều thấp hơn khung hình phạt vì Viện Kiểm Sát áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Viện Kiểm Sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư rằng hành động phòng vệ chính đáng của gia đình ông Vươn xuất phát từ quyết định thu hồi đất trái pháp luật.
Tại tòa, các bị cáo nói một số tình tiết trong cáo trạng không đúng, tuy nhiên, những khiếu nại này không được tòa xem xét.
Các bị can và bên bị hại đều nói họ không phải là người ra tay nổ súng trước trong vụ việc ngày 5/1/2012.
Vụ án Đoàn Văn Vươn một lần nữa làm bùng phát những bất bình lâu nay trong công luận về chính sách đất đai của nhà nước. Đã có rất nhiều lời kêu gọi rằng Luật Đất đai cần phải được sửa đổi.
Với quy định người dân được quyền sử dụng đất nhưng đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước, chính sách cưỡng chế tịch thu đất đai trong nhiều năm qua là nguồn gốc gây căng thẳng tranh chấp giữa chính quyền với người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân khiến quốc nạn tham nhũng càng thêm khó giải quyết trước tình trạng nhặp nhằng, thiếu minh bạch trong lợi ích công-tư.
Ông Phil Robertson cảnh báo:
“Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền cũng như trong cách hành xử của quan chức địa phương vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.”
Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến tranh chấp đất đai và ngày càng bùng phát thêm nhiều cuộc biểu tình của dân oan bị mất đất tại Việt Nam.
Trà Mi - VOA
04-04-2013
Theo VOA
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân.”
Vụ án được mô tả là “Khi người nông dân nổi giận” gây xôn xao dư luận từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí chống lại chính quyền địa phương để bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và bộ đội có võ trang được điều động đến để cưỡng chế, thu hồi.
Vụ này khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhà cửa của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn.
Phiên tòa xét xử 6 thành viên trong gia đình ông Vươn về hai tội danh“Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khai diễn từ ngày 2 và sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng này tại Hải Phòng.
Cũng như trong nhiều vụ án gây chú ý công luận trước nay, những người quan tâm muốn kéo về Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng để theo dõi phiên xử đều bị lực lượng an ninh ngăn cản nghiêm ngặt dù nhà nước loan báo đây là phiên xử “công khai”. Thậm chí còn có nhiều người bị bắt giữ và bị hành hung, theo hình ảnh và video được lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói:
“Việc người dân bị an ninh sách nhiễu, gây khó dễ, hay bắt giữ khi tập trung trước tòa án để theo dõi phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ chứng tỏ nhà cầm quyền đang tìm mọi cách che dấu sự thật mà không hề rút ra bài học từ vụ này rằng tại Việt Nam đang rất cần có sự tôn trọng nhân quyền và một chế độ pháp trị.”
Theo báo chí trong nước, Viện Kiểm Sát Nhân dân viện dẫn lý do bị can thành thật khai báo đã đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn, người bị cho là chủ mưu toàn bộ vụ việc. Mức án này được xem là phân nửa mức thấp nhất trong khung hình phạt với tội danh ông Vươn bị truy tố,
Các anh em của ông Vươn bị đề nghị lãnh các mức án từ 2 năm rưỡi đến 5 năm tù. Vợ ông Vươn và người em dâu bị đề nghị bị 1 năm rưỡi đến 2 năm án treo.
Báo nhà nước nói các mức án đề nghị đều thấp hơn khung hình phạt vì Viện Kiểm Sát áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Viện Kiểm Sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư rằng hành động phòng vệ chính đáng của gia đình ông Vươn xuất phát từ quyết định thu hồi đất trái pháp luật.
Tại tòa, các bị cáo nói một số tình tiết trong cáo trạng không đúng, tuy nhiên, những khiếu nại này không được tòa xem xét.
Các bị can và bên bị hại đều nói họ không phải là người ra tay nổ súng trước trong vụ việc ngày 5/1/2012.
Vụ án Đoàn Văn Vươn một lần nữa làm bùng phát những bất bình lâu nay trong công luận về chính sách đất đai của nhà nước. Đã có rất nhiều lời kêu gọi rằng Luật Đất đai cần phải được sửa đổi.
Với quy định người dân được quyền sử dụng đất nhưng đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước, chính sách cưỡng chế tịch thu đất đai trong nhiều năm qua là nguồn gốc gây căng thẳng tranh chấp giữa chính quyền với người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân khiến quốc nạn tham nhũng càng thêm khó giải quyết trước tình trạng nhặp nhằng, thiếu minh bạch trong lợi ích công-tư.
Ông Phil Robertson cảnh báo:
“Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền cũng như trong cách hành xử của quan chức địa phương vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.”
Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến tranh chấp đất đai và ngày càng bùng phát thêm nhiều cuộc biểu tình của dân oan bị mất đất tại Việt Nam.
Trà Mi - VOA
04-04-2013
Theo VOA
Gửi ý kiến của bạn