BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

'Jane Hà Nội' nói về cách mạng đồng cảm

03 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 838)
'Jane Hà Nội' nói về cách mạng đồng cảm
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Ngôi sao màn bạc bị chỉ trích nhiều vì 'thân cộng', bà Jane Fonda nói biết lắng nghe, hiểu và đồng cảm với người khác là 'cách mạng'.


Jane Fonda nói bà nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi và tìm sự đồng cảm


Bà Fonda, năm nay 76 tuổi, nói như vậy trong một phỏng vấn truyền hình sẽ được phát vào cuối tuần này ở Hoa Kỳ.

Người cùng thời với các lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đã từng sang Hà Nội hồi năm 1972 để ghi lại chứng tích các đợt ném bom của Hoa Kỳ.

Phát biểu của ngôi sao từng đoạt giải Oscar trên Đài Tiếng nói Việt Nam và bức ảnh ngồi cùng bộ đội phòng không miền Bắc ngồi trên mâm pháo cao xạ đã khiến bà bị chỉ trích và gán cho tên "Jane Hà Nội" và "Jane Cộng sản".

Trong trích đoạn phỏng vấn video được trang tin Huffington Post đăng tải, bà Fonda nói về sự cố chụp ảnh cùng pháo binh Cộng sản:

"Tôi đã mắc lỗi không thể tha thứ được khi tôi ở Bắc Việt Nam và nó sẽ đeo đuổi tôi tới khi sang thế giới bên kia."

Bà Fonda kể lại bà được đưa tới một khu quân sự trong ngày cuối cùng ở Hà Nội hồi năm 1972 và đó không phải là điều bà mong muốn.

"Tôi không biết tôi có bị gài bẫy hay không. Tôi là người lớn. Tôi chịu trách nhiệm về các hành động của mình," bà nói.

Bà kể lại chuyện có buổi lễ nhỏ khi bà tới và những người lính Bắc Việt bắt đầu hát.

Để đáp lại, bà cũng hát bập bẹ bằng tiếng Việt và mọi người đều cười.

Rồi bà được đưa tới bên một cỗ pháo cao xạ và máy ảnh bắt đầu chụp hình.

Những bức hình này sau đó đã được Hà Nội công bố và nó được những người phản đối bà Fonda sử dụng để nói rằng bà đã "phản bội" nước Mỹ khi chụp ảnh cạnh những người lính và khẩu pháo đang sẵn sàng bắn rơi máy bay Hoa Kỳ.

Bà Fonda nói bức ảnh đã "phản bội" lại những gì bà vẫn làm - đó là phản đối cuộc chiến nhưng luôn đứng bên cạnh những người lính buộc phải tham chiến trái với ý nguyện của họ.

'Đồng cảm là cách mạng'


Trong video Jane Fonda nhắc lại lời xin lỗi mà bà đã nhiều lần nói.

Bà cũng kể lại một cuộc gặp với hàng chục cựu binh Mỹ nhiều năm sau đó, trong đó có người bà nói từ một đội chuyên ám sát và mang theo tấm các tử thần thường đường ném vào các nạn nhân để báo hiệu cái chết cho họ.

Nhưng sau cuộc gặp, người lính "tử thần" đó đã xé miếng các và khóc sau khi nghe những chia sẻ của các đồng đội và của chính bà Fonda.

"Có rất nhiều sự thù nghịch và có nhiều nước mắt từ tất cả chúng tôi," bà Fonda nói về cuộc gặp mà trong đó bà kêu gọi mọi người quây thành vòng tròn và lần lượt kể câu chuyện cá nhân về Cuộc chiến Việt Nam.

Bà nói rất nhiều người đã hiểu và cảm thông với bà hơn sau cuộc gặp đó và nói thêm:

"Chúng ta cần lắng nghe lẫn nhau, ngay cả khi chúng ta bất đồng, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta ghét nhau.

"Tôi học được rất nhiều từ cuộc gặp đó.

"Đó là điều rất khó làm và cũng là một trong những điều hay nhất tôi từng làm trong cả cuộc đời.

"Nhìn thẳng vào những gì làm mình sợ hãi và cố gắng hiểu nó.

"Sự đồng cảm, tôi nghiệm ra rằng, là cách mạng."

'Trăm đường yêu nước'


Những phát biểu của bà Jane Fonda có vẻ giống với chia sẻ của một số cựu lãnh đạo Việt Nam có tuổi và cùng chứng kiến hay trải nghiệm Cuộc chiến Việt Nam với bà.

Trong một cuộc Bấm phỏng vấn với BBC hồi năm 2007, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói Việt Nam cần thúc đẩy đối thoại giữa các bên.

Ông nói: ''Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được.

''Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau.''

Ông Kiệt cũng mong muốn có đối thoại giữa các bên không cùng quan điểm ở Việt Nam:

"Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình.

"Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".

Mặc dù không cùng quan điểm với chính quyền Hoa Kỳ trong cuộc chiến kết thúc cách đây gần 40 năm, bà Fonda vẫn xuất hiện thường xuyên trên truyền thông và không bị ngăn cản tới thăm Hà Nội.

Trong khi đó tại Việt Nam thống nhất, những người khác quan điểm với chính quyền hầu như không bao giờ có chỗ trên truyền thông chính thống và nhiều người bị cấm ra khỏi biên giới.

03-04-2013

Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn