BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những điều Đúng và Sai của Việt Nam...

20 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 959)
Những điều Đúng và Sai của Việt Nam...
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

Bài của Nguyễn Đan Quế đăng trên The Wall Street Journal,
Phan Tường Vi lược dịch


CHỢ LỚN, VIỆT NAM – Khi Tổng thống George W. Bush ngồi xuống với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại tòa Bạch Cung thứ sáu này (22/06/07 - ND), đây sẽ là lần đầu tiên một chủ tịch nước Việt Nam Cộng Sản đã kêu gọi một cuộc họp mặt với Tổng thống của một nước cựu thù, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cuộc họp này cũng đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa và tính cần cù của con người Việt Nam đã làm cho Việt Nam là một đất nước giàu có trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực. Đã từ lâu, chính phủ độc tài Việt Nam đã phá nát cái khả năng vô cùng tận của đất nước bằng cách chà đạp tự do và những quyền căn bản của con người. Sau khi miền Nam Việt Nam không còn hiện hữu, cả triệu người bị đưa vào trại tù cải tạo, và ước chừng khoảng hơn một triệu người đào thoát ra nước ngoài. Trong lúc ở trong nước, nhà cầm quyền mị dân ở miền Bắc – sử dụng khủng bố và dối trá – hợp tác hóa nông nghiệp, tịch thu tài sản, cấm đoán kinh doanh cá thể, độc quyền hoạt động văn hóa và giáo dục và áp dụng nhiều thể loại chính quyền – và trấn áp đảng phái. Nền kinh tế quốc gia bỗng trở nên trì trệ.

May mắn thay, nhiều người miền Nam, với khả năng kinh doanh còn sót lại từ nền kinh tế thị trước đây và hằng triệu Mỹ kim được gởi về trong nước từ những người Việt sống ở hải ngoại, đã đứng dậy chống lại những người đàn áp cộng sản. Những người thường dân này – một cách cứng rắn nhưng ôn hòa – đã đòi hỏi một sự cởi mở kinh tế và một xã hội tự do hơn. Những cuộc phản đối lây lan, được truyền đi nhanh chóng ngay cả hướng về phía Bắc, xảy ra cùng lúc chủ nghĩa cộng sản đang sụp đổ ở châu Âu.

Như là kết quả, chính phủ Việt Nam quyết định thử nghiệm chủ nghĩa tư bản năm 1986 và Hà Nội hướng về kẻ cựu thù, Hoa Kỳ, để được giúp đỡ. Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, và hiệp ước mậu dịch song phương được ký vào năm 2001 đã chứng tỏ đây là cơn mưa rào cho nền kinh tế Việt Nam đang khô cằn nứt nẻ. Đầu năm 2007, Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO - ND) bằng cách ban cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (Permanent Normal Trade Relations status). Hoa Thịnh Đốn còn lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách “những nước cần được đặc biệt quan tâm” vì vi phạm tự do tôn giáo, dựa trên căn bản là Hà Nội hứa hẹn cải thiện hồ sơ nhân quyền và chấp nhận nền chính trị thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, ngược lại với điều kỳ vọng của rất nhiều người cũng như một vài chính phủ, Hà Nội đã tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với những người kêu gọi nhân quyền và dân chủ. Trong số những nạn nhân: Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo bị xử án trong lúc bị bịt miệng và bị kết án tám năm tù; Lê Nguyên Sang, một bác sĩ bị kết án năm năm tù; nhà văn Huỳnh Nguyên Đạo, bị kết án ba năm tù, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Trần Quốc Hiền, mỗi người bị kết án năm năm; nhà hoạt động cho tầng lớp công nhân Lê Thị Công Nhân và doanh nhân-kiêm-nhà bất đồng chính kiến mạng Nguyễn Bắc Truyền, mỗi người bị kết án bốn năm. Tất cả những tù nhân này chắc chắn sẽ bị án tù quản chế tại gia tiếp tục nhiều năm sau nữa, ngay cả sau khi họ được thả. Trong lúc đó, kết quả bầu cử Quốc Hội hôm 20 tháng Năm, đã dành cho Đảng Cộng Sản 91% ghế, đã chấm dứt mọi hy vọng mong manh cho sự tham gia đa đảng trong sinh hoạt chính trị hướng về tương lai của đất nước.

Cuối cùng thì, Hà Nội cần Hoa Thịnh Đốn hơn Hoa Thịnh Đốn cần Hà Nội.
Nguồn & Ảnh: The Wall Street Journal


Giờ đây, như là một thành viên của cộng đồng thế giới, Việt Nam có những quyền lợi mới những cũng có một vài trách nhiệm mới – mà trước hết là đối với công dân của mình. Đây là lúc để bước ra khỏi thời đại đen tối và chào đón sự tự do, nền pháp trị và nhân quyền có tính phổ cập toàn cầu. Bộ Chính trị phải ý thức được rằng 65% dân số hiện nay thuộc về thế hệ hậu chiến không chấp nhận mất mát những tự do của họ và rằng thế hệ mới đó, nếu được tháo cùm giải phóng sẽ cùng nhập vào tái xây dựng nền kinh tế và quốc gia. Nếu Bộ Chính trị tiếp tục từ khước những đòi hỏi của chính người dân mình, nó sẽ cho thấy người ngoại quốc có lẽ sẽ không mấy thiết tha đầu tư vào sự tăng trưởng đó – mà ngay cả cộng đồng người Việt lưu vong cũng vậy. Nền kinh tế Việt Nam tuy tăng trưởng cao nhưng không ổn định có thể lâm vào tình trạng hiểm nghèo, và có thể gây nên xáo trộn xã hội. Một hậu quả như thế không mang đến cho ai ích lợi gì.

Phong trào đòi thay đổi đã khởi động. Mặc dù bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đàn áp, năm 2006 phong trào ủng hộ dân chủ đã có một bước tiến lớn lao. Khối 8406, một nhóm dân chủ, được thành lập, như là cái gốc cho những đảng mới như Đảng Dân chủ và Đảng Thăng tiến ra đời. Những nhóm nhân quyền như Ủy ban Nhân Quyền, Công đoàn Độc lập và Hội Đoàn kết Công Nông đua nhau trổi dậy. Cơ quan truyền thông mới được thành lập, như báo điện tử trên mạng Tự do Ngôn luận và Dân chủ Tự do. Trên hết, một số đông người dân giờ cùng đứng lại dưới tên Liên minh Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, là một tổ chức lớn tập hợp những nhóm hoạt động cho nhân quyền.

Kết quả còn bị giới hạn bởi những nhóm này bị bắt buộc phải hạn chế sự thông tin liên lạc với nhau qua mạng lưới internet cùng lúc họ vận động quần chúng. Những đòi hỏi của họ đơn giản là những quyền căn bản và cải tổ chính trị theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Hiệp ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự.

Hoa Kỳ nên khuyến khích tiến trình xã hội này, lắng nghe lại những mục đích của những lúc Hoa Kỳ can dự vào Việt Nam trong những năm 1960 và những năm đầu thập niên 70, khi cả ba triệu người Mỹ đã phục vụ, 58,000 chết, và 300.000 ngàn người bị thương trong cuộc chiến cho một Việt Nam dân chủ và độc lập. Tổng thống Bush đã thấy những gì mà áp lực chính trị có thể đạt được. Ông vừa mới gặp bốn nhà hoạt động kêu gọi dân chủ người Mỹ gốc Việt Nam ở phòng Bầu Dục, cuộc gặp gỡ này đã gởi một thông điệp rõ ràng tới Hà Nội. Ông tiếp tục nói đến điều này trong bài diễn văn ở Hội nghị Dân chủ Toàn cầu tại Prague, chính ở đó ông bày tỏ công khai sự ủng hộ những nhà hoạt động cho dân chủ ở Việt Nam, cùng những nước khác, và yêu cầu các tù nhân chính trị phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện. Vài ngày sau đó, Hà Nôi đáp ứng bằng cách trả tự do nhà báo Nguyễn Vũ Bình và, vài hôm sau là Luật sư Lê Quốc Quân.

Tuy nhiên, chỉ thả một vài nhà bất đồng chính kiến, không nói lên được một lời cam kết nghiêm trọng việc cải tổ. Giống như những nhà hoạt động khác, tôi hy vọng tôi sẽ thấy một vài kết quả đáng khích lệ khác từ sự đón chào của Tổng thống Bush đến nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Việt Nam sẽ được nhiều ích lợi với sự tự do lớn lao hơn, đặc biệt là tự do ngôn luận và tự do lập hội. Đây là lúc cho Hà Nội nên chấp nhận không chậm trễ, một nghị trình dân chủ hóa cho Việt Nam.

Hoa Kỳ có những đòn bẩy kinh tế và chính trị để giúp đạt được những mục tiêu này, vì cuối cùng thì, Hà Nội cần Hoa Thịnh Đốn hơn Hoa Thịnh Đốn cần Hà Nội. Cái di sản chiến tranh quý giá nhất cho nhân dân cả hai nước nên có là sự trỗi dậy của một xã hội dân chủ năng động; phản ảnh được những nguyện vọng của toàn dân Việt, và một xã hội dân chủ đóng một vai trò tích cực ở châu Á như là một đồng minh kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ. Khi điều đó xảy ra, thế giới sẽ thấy một Việt Nam hội nhập như là một thành viên sinh động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á châu và một thành viên đáng tin cậy trên trường quốc tế.

Bs. Quế, một bác sĩ Y khoa, hiện đang bị quản chế tại gia ở Chợ Lớn vì đã cổ xúy một cách ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Trích DCVOnline




Nguồn:


Vietnamese Rights and Wrongs..., Nguyen Dan Que, Editotials and Opinion, The Wall Street Journal, June 20, 2007


 
- "The Wall Street Journal" là nhật báo lớn nhất thế giới, có uy tín hàng đầu về kinh tế, tài chánh của "Dow Jones & Company" tại New York City, phát hành hơn 2 triệu ấn bản/ngày (2006) và 931.000 người đọc trả tiền cho Online Edition. Bài viết đăng ngày Thứ Tư 20 tháng 6, 2007, với đầu đề nguyên bản Anh ngữ là “Vietnamese Rights and Wrongs...”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn