BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39154)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đám cưới nhà binh

08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 1731)
Đám cưới nhà binh
51Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
3.52

(Viết để tưởng nhớ MX Đinh Thành Tín)


Tôi với Nguyễn Đức An sống cùng một ấp, trong những bài viết của An có thấp thoáng bóng tôi và ngược lại. An ở toán 13 người gia nhập binh chủng TQLC cùng một ngày, Khoá 45. Tôi với một người bạn thân nưã thì nhập khoá sau, hai người chúng tôi nhập khoá 46. Giờ gặp nhau, đôi khi lúc trà dư, tửu hậu, chuyện trò cho chán, thế nào cũng kể lại chuyện chiến trường xưa mà bùi ngùi nhớ bạn.


Đi lính Năm 1972, lúc tin tức chiến trường mỗi lúc một nghe khốc liệt hơn. Chúng tôi ra mặt trận lúc Sư Đoàn TQLC còn đang nằm trong cao điểm nhận nhiệm vụ chiếm lại vùng đất điạ đầu đã mất. Sau có hơn nưả năm quần thảo với địch quân, chúng tôi đã nghe về riêng anh em trong ấp chúng tôi thôi đã mẻ càng, sứt gọng kể đã hầu như quá phân nưả. Ba người đã vĩnh viễn đền nợ nước, ngậm ngùi hát câu: “Người đi, đi mãi không về” trên chiến trường Quảng Trị!


Sau hiệp định 1973, anh em lại có dịp tụ về chốn cũ, nhưng ít có ai mà trở về toàn vẹn, nhất là phần đông anh em trong Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên đã cùng đơn vị đi ủi thêm một đêm trước ngày giờ ngưng bắn. Kẻ chống nạng gỗ, người bó bột tay trở về! Và tuy hiếm cũng có người cầm tờ phép thường niên nưã về thăm nhà.


Gặp nhau cứ chuyện chiến trường mà kể, Trần Hoàng Phong với viên đạn nhích sâu tí nửa là đã đi đời, nhưng không phải nó tha anh, mà nó cũng bẻ đi của anh ba cái răng hàm trên và nửa vành môi. Nguyễn Đức Hùng thì chiếc chân bên phải bị đạn xuyên qua và gẫy nên phải bó bột và chống nạng gỗ. Nguyễn Đức Quang kể chuyện đại đội nó theo thiết giáp ủi tuốt lên tận cưả Việt, nó vác băng ca cùng Đại úy Thọ rồi tải thương theo thiết giáp về được với cánh tay gẫy. Mỗi người là một câu chuyện, mà kể đi kể lại cũng với những tình tiết anh hùng thật mà cũng lạnh cẳng thật! Nhân dịp chuyến về này, một anh trong số đó quyết định lấy vợ. Đó là Đinh Thành Tín nhà ta.



Tín có cô em nhà ở ngay sát nách, thi vị hoá thì chàng chẳng phải ước: “ước gì mình đừng ngăn cách, ước gì nhà mình chung vách, hai đưá mình..” Những ngày chưa nhập ngũ, chúng tôi hay ghé nhà Tín uống cà phê và cũng tạt ngay sang nhà nàng ăn bún. Mẹ nàng có nồi bún riêu bán buổi sáng cho khách hàng là chúng tôi và bà con trong xóm.


Cô con gái bà bán bún có nước da ngăm đen duyên dáng, trước khi cắp sách đến trường, nàng vẫn thường ra phụ giúp mẹ bán hàng và bưng bê bún cho khách. Nàng lễ phép gọi chúng tôi bằng cậu, kể cả người hàng xóm chung vách. Thế rồi Tín lên đường nhập ngũ, tòng quân đánh giặc. Chí đã quyết, chẳng ai có thể cản được ý muốn tòng quân của Tín, kể cả cô em hàng xóm dễ thương. Mười ba chiến binh trong ấp ra trường thì đến 11 người về Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên. Một về Tiểu Đoàn 8 Ó Biển. Riêng Thành Tín lại lọt sang bên pháo binh. Chàng đi chiến đấu, mang theo niềm hãnh diện và cả chút lo âu cho cô nữ sinh bé bỏng ở cạnh nhà. Biết “một đi là là quyết chiến đấu, một đi là quyết chiến thắng, đoàn Mũ Xanh đến đâu là tan quân thù.” Nhưng mà hòn tên mũi đạn nào có biết chừa ai! Nên nàng cũng lo lắm.


Chẳng biết hai người có hứa hẹn gì không, nhưng người hàng xóm cũng trông ngóng và lo lắng dõi theo từng bước chân quân hành của người lính và cả cái đơn vị chiến đấu Thuỷ Quân Lục Chiến lừng danh chưa biết lùi bước bao giờ. Những lá thư xanh qua lại giữa một địa chỉ KBC và địa chỉ nhà như con thoi vẫn còn ám mùi thuốc súng đã nối kết tình yêu thật đẹp của hai người.


Rồi những đồng đội trong đơn vị là người cùng ấp, cùng toán đi đăng lính với Tín đã trở về. Vài người trong số họ đã trở về nằm âm thầm trong những chiếc hòm hai lớp. Chiếc xe Dodge của đơn vị có lính hộ tống đưa Thanh, đưa Bân về nhà. Tiếng kèn ai điếu cùng tiếng súng khô khôc rời rạc tiễn đưa. Cô nữ sinh cũng lặng lẽ đi đưa đám họ, mà lòng càng thêm nỗi lo lắng bối rối lo cho người yêu vẫn còn đang miệt mài nơi chiến trường lưả khói.


Sau Tháng Giêng Năm 1973. Thêm những người bạn trở về sau những ngày chiến đấu vượt tuyến cắm cờ. Chiến trường tuy lắng dịu, nhưng những người trở về vẫn cầm trong tay những tờ giấy phép của Quân y viện Lê Hữu Sanh, chứ không phải giấy phép của đơn vị gốc cấp cho.


Cô nữ sinh nhỏ bé xinh xinh hỏi thăm người yêu mà chẳng ai biết, vì cùng một chiến trường, nhưng khác đơn vị, nên cũng khó gặp mặt nhau, nên đành chịu, khiến cô em càng thêm lo lắng.


Rồi Tín cũng về, sau khi chiến trường bớt tiếng súng. Cầm được tờ phép trên tay, chàng bay vội về nhà thăm gia đình và cũng để thăm người yêu bé bỏng.


Qua thời gian đợi chờ và cũng để cho danh chính ngôn thuận, và cũng để cho mọi người biết nàng đã là “người yêu của lính.” Để chính thức xin cưới cô em bên cạnh nhà. Hai bà hàng xóm đã bỏ bớt các thủ tục cưới xin, mong cho con mình sớm thành đôi vợ chồng, sống chung trong một mái nhà mà không phải khoét vách sang thăm.


Sau khi gia đình hai bên chấp thuận, Tín mới mời cả nhóm anh em Thuỷ Quân Lục Chiến ưu tiên cùng dự đám cưới, với một lời yêu xin mặc quân phục cho có vẻ đám cưới nhà binh và cũng để anh em đỡ phải lo sắm đồ lớn, vì ai cũng nghèo với đồng lương lính.


Đến là lạ, ở cùng một ấp, trước khi đăng lính, anh em cũng chỉ biết nhau như mọi người bình thường. Nay ở đơn vị về, cũng những người ấy nhưng giờ thân thiết, keo sơn hơn trước rất nhiều. Những bộ quần áo rằn ri màu sóng biển làm đám cưới có vẻ thời chiến hơn, và cô dâu e ấp cũng cười tươi như bài thơ: “Màu Tím Hoa Sim” cuả thi sĩ Hữu Loan:


Ngày hợp hôn, tôi mặc đồ quân nhân, bùn hành quân bết đôi giầy chiến sĩ, tôi mới từ xa, nơi đơn vị về. Nàng cười tươi, bên anh chồng kỳ khôi. Thời loạn ly có ai cần áo cưới..”


Cả nhóm vui vẻ theo cô dâu, chú rể đến nhà thờ làm phép cưới. Một đám cưới nhà binh, nhưng không giống như bài hát “Đám cười nhà binh” cuả ai đó, vì chẳng có xe tăng, tàu bay, chẳng có súng ống, xe jeep đi kèm, chỉ có trong đoàn người là gần chục người lính áo sóng biển và chiếc nón xanh trên đầu kiêu hãnh vui bước bên nhau.


Cô nữ sinh bé nhỏ đã được đáp lại với mối tình nồng nàn, say đắm khi đã chọn yêu người lính chiến thật sự. Nàng đã có người yêu đã hiên ngang lên đường đánh giặc, đúng với phong cách trai thời loạn, dám coi tình yêu tổ quốc hơn tình yêu trai gái, đặc biệt hơn nưã là dám chọn đơn vị tác chiến lừng danh cuả quân đội để đầu quân, dù biết rằng, nàng sẽ yêu trong sự lo lắng, trải lòng theo chân người yêu mãi tận vùng điạ đầu giới tuyến xa xôi. Và nàng cũng biết yêu cả màu áo sóng biển oai hùng. Yêu màu nón xanh, và yêu cả một đơn vị lừng danh Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam.


Đám cưới cũng bình thường như bao đám cưới miền quê ngày ấy, nhưng đã để lại trong ký ức mọi người, nhất là đám đồng đội thuộc đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến năm 1972 thì chẳng ai quên được. Có tí men bia, chiếc nón xanh giắt trên cầu vai nổi bật trên khuân mặt đỏ hồng, lời lẽ đặc mùi tác chiến, một anh bạn dí dỏm chúc chú rể đêm nay phải hoàn thành nhiệm vụ, ủi một trận thật oanh liệt để chiếm cho được mục tiêu, mà chỉ một mình và không có đồng đội nào được phép yểm trợ.


Sau năm 1975, cũng như bao người lính chiến miền Nam khác, vợ chồng Tín cũng năm chìm, bảy nổi. Buồn vì thời thế, Tín đã mất dần phong độ ngày nào, sức khỏe yếu dần và đã qua đời cách nay mấy năm.


Melbourne. Đầu năm Nhâm Thìn. 2012


MX Trần Văn Minh


 



 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn