BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62210)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có đáng để học không ? (2)

26 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 1081)
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có đáng để học không ? (2)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Kỳ 2. Bác nói một đằng làm một nẻo !

1. Bác có thi hành tự do nhân quyền, tự do tư tưởng, tự do báo chí cho nhân dân ta không ?

Bác là người đã sang Pháp và các nước phương tây để học hỏi họ hẳn bác thấy được ở họ tôn trọng tự do nhân quyền, tự do tư tưởng, tự do báo chí như thế nào rồi chứ ? Bác đã đọc Bàn về Tinh thần pháp luật của Montesquieu, Bàn về khế ước xã hội của J.J.Rousseau, Bàn về tự do của John Stuart Mill chưa ?

Có phải chính Bác là tác giả của Bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội nghị Hòa bình Versailes ngày 19 tháng 6 năm 1919:

Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm.
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương nhằm đảm bảo cho người bản xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu.
Điều 3: Tự do báo chí.
Điều 4: Tự do hội họp.
Điều 5: Tự do đi lại (xuất nhập cảnh), tự do cư trú.
Điều 6: Tự do giáo dục, và được lập trường kỹ thuật, trường chuyên nghiệp tại các tỉnh cho dân bản xứ.
Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Điều 8: Đòi có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ cử ra tại Nghị viện Pháp.

Và: Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy"... "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". (Tạp chí Triết học 18/10/2006)

Có thật không ? Sao Đảng cộng sản không cho đối lập hoạt động ?

Đây là tự do tư tưởng, tự do báo chí ư ? Ta hãy nghe ông Nguyễn Đình Nhã Cục trưởng cục xuất bản khẳng định: "Xuất bản là hoạt động văn hóa tư tưởng. Vì thế, cho đến bây giờ chúng ta chưa có nhà xuất bản tư nhân". (VnEpress, 23/06/2006)

Trong khi đó không khí báo chí thời thuộc Pháp của chúng ta như sau: (do chính báo của Đảng cộng sản phát hành)

Nhà báo, nhà cách mạng Trần Huy Liệu.

"Năm 1924, ông làm chủ bút tờ Nông cổ minh đàn (nghĩa là uống nước trà, nói chuyện làm ruộng đi buôn) do Lâm Hiệp Châu làm chủ nhiệm; nhưng ông chẳng bàn gì đến cái thú ẩm thực hay cách đi buôn mà viết ngay tiếng bom của liệt sỹ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu ở bài đầu tiên với bút danh Đẩu Nam...Từ năm 1925 đến 1927, ông làm chủ bút các tờ Ngòi bút sắt, Đông Pháp thời báo, Pháp - Việt nhất gia.. .Là một trong những người sáng lập “Đảng Thanh niên” với mục đích chống Pháp theo tư tưởng Khang - Lương, nên Báo Đông pháp gần như trở thành cơ quan ngôn luận của “Đảng Thanh niên” với những bài nảy lửa đề cập đến sự kiện chính trị sôi động toàn Đông Dương lúc đó. Trong cao trào dâng lên sôi nổi, Báo Đông Pháp từ 2.300 số tăng lên 11.000 số một kỳ.

Song hành với báo chí, nhà in Cường học thư xã do ông lập ra đã xuất bản nhiều tác phẩm do chính ông viết để cổ vũ con đường cứu nước theo chủ thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) và Mông-te-ki-ơ (Pháp): Một bầu tâm sự, Ba người anh kiệt nước ý; Khai quốc vĩ nhân; Hiến thân cho nước; Thần Cộng hòa; Tân quốc dân, Gỡ mặt nạ bọn thượng lưu Nam kỳ… Cùng với những người đồng chí hướng cứu nước như Nguyễn Khánh Toàn - chủ bút Báo Le Nhà quê, Nguyễn An Ninh, chủ bút Báo Tiếng chuông rè, Bùi Công Trừng, Nguyễn Trọng Hy các ông đã thổi luồng gió mới vào phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX... (Báo an ninh thủ đô, 21/06/2008)

Vì sao Điều thứ 24 Của hiến Pháp 1946 nêu: "Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần." Vậy mà Bác chỉ đạo thế nào để 14 năm sau (1960) mới bầu lại quốc hội? Trong thời gian đó Bác không đồng ý ai thì giao quốc hội truất quyền. Quốc dân đồng bào bầu ra được 333 đại biểu thì sau đó Bác chỉ đạo truất quyền đại biểu của 47 vị đại biểu, có tỉnh Bác truất hết cả đoàn luôn như Tỉnh KonTum.

Tại sao khi bầu cử Quốc hội 1946 bác không cho các đảng khác tham gia ? Đến khi thấy trí thức phản đối, và đứng trước nguy cơ chia rẽ thì sẽ mất nước Bác mới lại cho mời một số đảng khác tham gia vào Quốc hội cho có đủ thành phần? Và lại bằng cách chỉ định luôn không tổ chức bầu cử gì cả? Trong đó Việt Nam cách mạng đồng minh hội 20 đại biểu sau đó truất quyền hết chỉ còn lại 6 vị, Việt Nam Quốc dân Đảng 50 đại biểu sau đó truất quyền hết chỉ còn 1 vị.

(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. http://www.quochoi.vn/)

Bác làm được điều đó vì quốc hội thực chất là của Cộng sản có phải của dân đâu ? Đúng là giả hiệu hết chỗ nói !

Vì sao năm 1959 Bác lại chỉ đạo cho quốc hội sửa đổi hiến pháp mà không trưng cầu dân ý ? Hiến Pháp 1946 đã ghi:

"Điều thứ 21
Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp.

Điều thứ 70
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết."

Vậy Mà: HIẾN PHÁP 1959 Lại chỉ được Quốc hội thông qua (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 31-12-1959) Và Hiến pháp đó đã quy định tại Điều 112: Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp !

Thật mỉa mai khi trả lời báo chí, khi phỏng vấn ông về bản dự thảo hiến pháp 1946 Nhà thơ Xuân Diệu phát biểu quan điểm của mình:

"Trong Hiến pháp tôi sẽ bênh vực quyền bãi miễn của dân chúng. Có quyền ấy thì mới không ai ăn hiếp dân được. Không có gì khả ố bằng sự ăn hiếp dân. Nhưng dân sẽ không để cho ai ăn hiếp. Vì dân có những đại biểu xứng đáng, có tài lực”. (Vietnamnet, 17/05/2007)

Không biết vào cái ngày quốc hội tước bỏ quyền của người dân đó thì ông đại biểu Ngô Xuân Diệu có giơ tay biểu quyết không ?

Chắc là có, nếu không ông đã bị Truất quyền rồi !

Vậy là chỉ sau đó 13 năm (1959) và cho tới tận hôm nay nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Bác đã bị ăn hiếp! Vậy là: Bác đã chỉ đạo để quốc hội tước bỏ quyền của người dân ! Tước bỏ quyền bãi miễn của dân chúng.

Vậy Bác có xứng đáng không ?

Bầu cử ư ? Bác đã chỉ đạo bầu lấy lệ thôi, bầu cho xong thôi chứ có tranh cử gì đâu? dân có biết gì đâu mà bầu ?

Bằng chứng: "Khi biết sắp đến Tổng tuyển cử, cụ Don đã tranh thủ những lúc rảnh việc nhà, nhờ thằng cháu dạy xóa mù cho mình. Cụ viết vào tấm thẻ cử tri của mình mấy dòng chữ: “Hồ Chí Minh”. Anh cán bộ phụ trách hòm phiếu giải thích: “Cụ ơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Thủ đô Hà Nội, mình ở Nghệ An nên chỉ chọn những người ứng cử ở Nghệ An để bầu”. (Vietnamnet, 17/05/2007)

Thật tội nghiệp, và nữa tại sao bỏ phiếu kín mà Anh cán bộ phụ trách hòm phiếu lại biết cụ bầu ai mà giải thích? Có phải là anh ta đóng vai trò giám sát cử tri ?

Lá phiếu như thế mà là một viên đạn để diệt quân thù ư ?

Dân chủ ở đâu hỡi trời ?

Mỉa mai thay bầu như thế mà nó vẫn là một cuộc bầu cử dân chủ hơn nhiều lần các lần bầu cử sau đó, hơn cả lần bầu cử sau đó 60 năm ! Bác đã dựng nên một thế chế chính trị như thế nào mà lẽ ra phải ngày một dân chủ thì nó lại ngược lại thế này ? Nhà sử học Dương Trung Quốc khi đánh giá về cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đã nói:

"Đó là một kỳ tích phi thường... Xét trên nhiều nội dung hoạt động cụ thể của Quốc hội thì đúng là Quốc hội hiện nay đang phấn đấu theo kịp… ngày xưa...” (Vietnamnet, 17/05/2007)

Đúng vậy, giờ đây đảng cử ra 4 người thì nhân dân được quyền chọn lấy 3, vừa rồi cố gắng lắm thì đảng chọn ra 5 để nhân dân bầu lấy 3, trong đó thì đã có 2 ông xếp bự có bắn cũng chả rụng, còn lại thì 2 hoặc 3 quân xanh sẽ lập tức trúng 1, cái quân xanh đó vào quốc hội thì cho tới cuối khoá cũng chả chín, chả đỏ được, suốt khoá quốc hội 5 năm chẳng có lấy 1 ý kiến riêng của mình, Mà cũng chẳng cứ gì quân xanh, cả quân đỏ có phát biểu gì thì cũng phải qua trưởng đoàn duyệt trước !

Dân chủ ở đâu hỡi trời ?

Những Bộ trưởng là người đảng khác chỉ là hữu danh vô thực, quyền lực lại chủ yếu rơi vào tay các vị phó là người của Đảng Lao động (Thực chất là đảng cộng sản) Làm cho các Bộ trưởng đó chán ngán, nói chẳng ai nghe và để rồi họ phải xin từ chức gần hết? Số còn lại thì Bác lại tổ chức đuổi họ ra khỏi Quốc hội và Chính phủ.

Để che mắt mọi người, Bác lại tạo dựng ra hai đảng xã hội và đảng dân chủ thực chất họ chỉ là những đảng viên đảng cộng sản trá hình ! Và rồi đến 1988 thì thấy rẳng chẳng cần trá hình nữa thì đàn em của Bác đã giải tán nó đi !

Vì sao cải cách ruộng đất (1956) Bác đã để tình trạng chém giết man rợ, sao lại giao chỉ tiêu đấu tố địa chủ? Đến khi thực hiện xong việc trả thù một cách man rợ đó, để làm yên lòng dân Bác lại để ông Trường Chinh đứng ra xin lỗi nhân dân và chịu tội cách chức? Bác là Chủ Tịch nước, Chủ Tịch đảng người đứng đầu cao nhất nước lẽ ra phải là người chịu trách nhiệm cao nhất mới phải?

Vì sao 1956 Bác đã đàn áp trí thức (Vụ Nhân văn giai phẩm)

Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Minh Đức... đang "nhận tội". Nguồn ảnh: talawas


Vì sao năm 1967 Bác để xảy ra "Vụ án chống đảng" thực chất là trả thù trí thức, bắt bớ giam cầm rất nhiều trí thức?

Vì sao Bác để xảy ra nội chiến Nam - Bắc tương tàn suốt hơn hai mươi năm ròng và được nguỵ trang bằng từ giải phóng đất nước? Về kinh tế thì miền Nam giàu có hơn miền Bắc, Sài Gòn là hòn ngọc viễn đông còn Hà nội có ai biết đến? Về chính trị thì họ thi hành thể chế dân chủ, bầu cử đa đảng còn miền Bắc ta thì thể chế độc tài, bầu cử độc đảng (đảng cử dân bầu) thực chất là chẳng có bầu cử gì cả! Vậy thì bên nào lẽ ra phải giải phóng bên nào ? Điều này có lẽ chính những người cầm súng giải phóng miền Nam là những người rõ hơn ai hết họ sẽ phải là người trả lời cho con cháu hôm nay rõ !

Đó là những việc lớn mà những người hàng cháu chắt của Bác hôm nay được biết, còn những việc chúng tôi không biết thì sao ?

Sao Võ Nguyên Giáp là người công thần số 1 của triều đại cộng sản thì lại không được trọng dụng ? Có phải hết thỏ thì chó săn sẽ bị tiêu diệt ? Như Hàn Tín ngày xưa ?...

Đàn em của Bác hôm nay đã giải thích với chúng tôi rằng tất cả các viêc trên Bác không chỉ đạo như thế, ý của Bác không thế, Bác không muốn thế nhưng đó là do cấp dưới làm sai ! Không đúng ! Tất cả mọi việc thì người cao nhất phải chịu trách nhiệm ! Bác phải chịu trách nhiệm ! Hơn nữa, nếu đúng vậy thì phải chăng Bác không bảo được cấp dưới ?

Đúng như Nguyên thủ quốc gia, Thủ Tướng Phan văn Khải sau này đã thú nhận tại Quốc hội rằng: ... Rất nhiều lần tôi nói cả hệ thống chính trị chứ không chỉ hệ thống hành chính của chúng ta có vấn đề. Đã xuất hiện hiện tượng "Trên bảo dưới không nghe !" (Báo tuổi trẻ, 03/12/2004)

Bác chọn cơ chế thế nào mà ra nông nỗi đó ?

Nguyễn Tâm Tâm

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn