BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73355)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khát vọng Dân chủ

19 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 1305)
Khát vọng Dân chủ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Con người sống được tới như cụ Hoàng Minh Chính đã là “thọ”. Nhân sinh thất thập cổ lai hy, thì cụ trên ngưỡng cổ lai hy tới 17 năm. Mười bảy năm với đời một con người cũng là một thời gian tương đối có thể được nhiều việc. Như tạo dựng một sự nghiệp,hay hoàn tất một học hàm, học vị. Nhưng mười bảy năm, với lịch sử một dân tộc thì quá ngắn.Tám mươi bảy năm cuộc đời của cụ, chưa đạt được trọn vẹn một khát vọng Dân chủ, cho cả bản thân mình lẫn đích đến của một dân tộc như cụ hằng mong muốn. Ngày Mùng một tết năm Mậu Tý, cụ đã ra đi từ giả cõi đời nầy vốn còn nhiều những ngổn ngang,lực lượng dân chủ vẫn còn bị đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền, dù tầng lớp thống trị cao cấp vẫn luôn mồm cổ vũ rằng” xây dựng môt nước Việt nam công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một con người suốt đời vì dân vì nước ra đi về cõi vĩnh hằng như cụ có lẽ cũng không tủi thẹn hay bận lòng, dù con đường cụ đi còn dang dỡ. So với sự mờ mịt những năm về trước thì hiện tại,cụ có thể an tâm rằng đã có, có nhiều những người trẻ, đủ mọi thành phần tiếp bước cụ để hoàn tất những ước muốn của cụ dù còn lắm chông gai.

Từ những năm tháng còn trẻ, cụ đã từng tham gia nhiều hoạt động nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, như Đoàn thanh niên phản đế.Dù những tổ chức nầy được đảng công sản lãnh đạo. Nhưng ngọn cờ khi ấy và cho mãi tới năm 1975 chính là “ cuộc cách mạng Dân tộc, Dân chủ Nhân dân”. Từ một đất nước có lịch sử gắn liền với chiến tranh, một ngàn năm đô hộ giặc Tàu,một trăm năm giặc Tây,hai mươi năm chiến cuộc tới từng ngày giữa Nam và Bắc của cùng một dân tộc, một lãnh thổ, chỉ khác nhau ý thức hệ, mà ý thức hệ du nhập bỡi ngoại bang.Ngọn cờ Dân tộc Dân chủ Nhân dân ai mà không thích khi cả một dân tộc triền miên binh lửa, thay nhau dày xéo hết xâm lược nầy tới ngoại bang khác. Phải chăng lá bài nầy khéo dùng để che đậy cho một thực tế khác, đã vận động được một cuộc “ chiến tranh nhân dân” rồi sau đó, chính những con người cầm súng kháng chiến ấy, với thôi thúc của một trái tim nồng ấm, vì dân, vì nước, đã không cam lòng tiếp tục khi biết mình bị” lừa” . Phải quay lại thôi,khi biết con đường chọn dấn thân không phải con đường người khác đang dẫn dắt. Quay lại thì phải nhận lấy một hậu quả, sự teo tóp của quả chanh bị vắt hết nước,và còn muốn quả chanh ấy không hề tồn tại trên đời, tránh phơi bày cho mai sau một thực tế phủ phàng nhân danh chủ nghĩa.Những Quang Dũng, Hữu Loan, Trần Dần,Trần Độ và Hoàng Minh Chính…họ đều là những công thần. Nhưng họ cũng là những cái gai,những người tù của chính chủ nghĩa đã chọn, khi chiếc áo “Dân tộc, Dân chủ nhân dân” bị sờn vai rách gấu. Thay vào đó bằng chiếc áo khác không có Dân tộc, thiếu vắng Dân chủ,Nhân dân thì mờ nhạt và là một loại tồn tại để cung phụng cho những sở thích đôi khi lạ lẫm.

Có người từng nói rằng: Khi nào một nước cộng sản đánh nhau với một nước không cộng sản, thì thứ triệt để được huy động đó là tinh thần dân tộc. Nhưng khi hai nước cộng sản với nhau tranh giành thì cái”tinh thần dân tộc” đựơc đôi bên mang ra xỉ mạ nhau.Điều đó không ít lần diễn ra với đất nước chúng ta.Tinh thần dân tộc được réo gọi suốt từ chống Tàu, chống Pháp, rồi…chống Mỹ. Nhưng tháng 2 năm 1979 thì bọn Bành trướng bá quyền Bắc kinh và Tiểu bá Việt nam. Gần đây nhất,vụ Hoàng-Trường sa, trong chuyến đi “sứ” của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm, được thủ tướng Tàu Ôn Gia Bảo ân cần” nhắc nhỡ” rằng” Phải ngăn chặn sự trào ra của tinh thần dân tộc”. Ôi! Tội nghiệp cho hai chữ Dân tộc, tốt cũng mi mà xấu cũng là mi.

Dù như thế, những con người như Hoàng Minh Chính vẫn kiên gan bền chí, đấu tranh gần như cả cuộc đời cho tới ngày hấp hối. Nằm trên giường bệnh, chặn ống thở lại để dặn dò con cái rằng: Có tổ quốc thì mới có gia đình…câu nói ấy gói ghém sự tối thượng của tổ quốc và dân tộc trên tất thảy mọi điều. Ấy thế mà trong vị trí bàn luận của đại diện quốc gia, về vấn đề Lãnh thổ và Dân tộc . Câu nói” ngăn chặn sư trào ra của tinh thần dân tộc” như kết luận cho làn sóng sinh viên biểu tình yêu nước bị chặn lại, dẹp tan bằng mọi thứ biện pháp có được.Trong các thứ biện pháp thực hiện thì” CẤM” là thứ dễ thực hiện nhất.

Nhưng,điều làm cho những người có tấm lòng vì dân, vì nước cảm thấy nồng ấm cũng từ lễ tiễn biệt cụ Hoàng Minh Chính trước lúc vào đài hóa thân.Từ Sài gòn,Hòa thượng Thích Không Tánh, ông Trần Khuê, ông Phương Nam Đỗ Nam Hải quyết dự tang lễ trong sự gàn trỡ của bàn tay nhà cầm quyền. Chỉ một Hòa thượng Thích Không Tánh đã tìm con đường khác thì đi được trong tư thế” trốn”.Phải” trốn” để đi làm nhiệm vụ một nhà sư với một phật tử trong cái” Nghĩa tử là nghĩa tận”.Trên đường đi bán công khai ấy, hòa thượng bị xét hỏi tại miền Trung, thu Chứng minh nhân dân,nhưng lại được tháp tùng với một nhà sư khác nữa. Hai vị đã có măt tại tang lễ và làm tròn Phật sự với phật tử Chân Tâm.

Từ Lạng sơn,ông Vi Đức Hồi cũng “trốn “từ đêm trước, mấy ngày trước đó ông Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải phòng cũng tìm cách trốn trong lời nhắc khéo cho một Lưu Quang Vũ thứ hai, hay là thứ bao nhiêu thì không ai biết được. Những người khác chung quanh Hà nội thì được “chăm sóc cẩn thận”, sợ ra khỏi nhà trong cơn giá rét của đất trời “trái nết”bằng cách chặn cửa.Thế nhưng có tới hằng trăm người đã hiện diện đễ viếng tang đủ mọi thành phần, cả những người dân oan, năm tháng cuộc đời lăn lóc nơi vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Tất cả họ tìm cách tới nơi nầy, trái ngược hẳn với đám ma của môt ông lớn nào đó thậm chí cử Quốc tang,là biết trước sẽ rất nhiều bất trắc, rất nhiều những nguy hiểm cho chính họ. Nhưng trước cuộc đời một con người vì những người như họ mà hy sinh như cụ Hoàng Minh Chính họ dám làm, và hoàn toàn bằng tấm lòng thật.Khác với sự phô trương, chường mặt để mưu cầu danh lợi ở những đám tang bề thế “danh gia vọng tộc”.

Sự kiên quyết của tang gia trong việc” chủ lễ” cũng là một việc đáng kính trọng, khí tiết của cụ không uổng khi san sẽ cho thế hệ con cháu, trước sự cố giành lấy của một vài đại diện nhà cầm quyền tổ chức lễ tang.

Cụ Chính ra đi,người anh cả của phong trào Dân chủ Việt nam không còn nữa. Trớ trêu thay,hai thế lực giành nhau chỉ duy nhất một thứ “ Xây dựng một xã hội Công bằng, Dân chủ Văn minh”vậy mà súng đạn và quyền lực tạm thời đang thắng chân lý, tới chỗ bỏ tù nhau nhiều năm trời, rồi “tặng” cả mắm tôm. Cụ ra đi,là mất mát to lớn cho gia đình, cho phong trào dân chủ Việt nam, cho cả dân tộc đang khát vọng dân chủ thực sự. Nhưng cũng là sự khẳng định, khi hiện tại, nếu người chết có một linh hồn, một kiếp khác thì cụ sẽ mừng vui khi có khá nhiều người dám chấp nhận những khó khăn tới với cụ, cũng là tiếp nối con đường của cụ. Khác với những năm tháng xưa kia, việc của cụ làm chỉ vợ, con, cháu cụ biết, họa hoằn thêm một ít thân hữu, biết nhau trong chùng chùng lén lén. Thời điểm nầy đây, cụ ra đi, những người dấn thân đã công khai đi giữa lòng Hà nội, dù chung quanh khá nhiều những bẫy rập. Mừng hơn nữa, một số người yêu chuộng dân chủ, nhân quyền của thế giới loài người dù khác màu da đã bày tỏ chia sẽ với cụ cùng những người đang sống bằng trái tim cảm thông sâu sắc của con người.Hẳn rằng, những lời ấy, những bức điện ấy khác với những thứ chiếu lệ phải làm với những đám tang quyền thế mà rỗng tuếch.Phải chăng tạo hóa luôn công bằng, sự bù trừ nầy là một minh chứng chân lý luôn có ánh hào quang riêng dù không thắp bằng dòng điện cực mạnh chỉ lóa mắt trong chốc lát rồi tắt lịm khi cạn nguồn.Chết, chưa cũng là không phải hết. Mà có khi lại là sống vĩnh cữu khi mang theo một chân lý vĩnh hằng.Khát vọng của cụ rồi phải có một ngày thành hiện thực trên đất nước Việt nam, vì Khát vọng dân chủ là khát vọng của bất cứ ai sinh ra làm kiếp con người, trong đó có Dân tộc Việt.
Du Lam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn