Nhìn vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau, cũng không bao quát hết toàn cảnh bức tranh với nhiều gam màu đan xen tương phản tới khó chịu của thực tế Việt Nam trong thời điểm nầy.
Đối với Đảng CSVN và hệ thống của Đảng là tất cả các cơ quan hưởng lương ngân sách, gồm chính phủ, quốc hội, mặt trận tổ quốc và cái đuôi là cơ quan cấp dưới của hệ thống, thì phải làm vui và phô trương cái gọi là niềm tự hào với những sự kiện dồn dập trên, để che bớt nỗi lo đang tiềm ẩn, mà có khi cho tới lúc nầy, sau khi phê chuẩn hiệp định thương mại với 3 phiếu chống, 2 phiếu trắng, trừ số hai cá nhân không biểu kiến lập trường thì cũng có 3 phiếu phản ứng, như thế để thấy rằng dù ít vẫn có hai nhận định từ một khối, xưa nay người ta nghĩ, hay cho là đồng nhất đó là Đảng CSVN. Phải nhận định ra sao đây với thiểu số nhỏ nhoi, nhưng cũng là một lập trường, thói thường trong mọi cuộc biểu quyết của một tập thể thì chọn đa số, chuyện đất nước tham gia sân chơi toàn cầu là mơ ước của đám đông, cả người dân và đại đa số chức trách biểu kiến qua phiếu thuận, trong đó người dân dù tới 80 triệu nhưng không có tiếng nói nào có thể minh định, vì chỉ là trả lời qua một vài cuộc phỏng vấn của đài trong hay ngoài nước, không thể khẳng định rằng những người ấy nói hết lòng mình, trong một đất nước mà tới lời ăn, tiếng nói phải cẩn trọng, thì uốn lưỡi bảy lần trước khi nói có khi còn ít, con số mấy trăm đại biểu kia chỉ mang tên đại biểu nhân dân thôi chứ không đại diện cho dân, họ đại diện cho đảng họ, nên xem như không có yếu tố người dân ở đây, không lý gì có ba đảng viên chống Đảng? Họ là ai? Biểu kiến như vậy là cấp tiến hay bảo thủ?
Xét việc từ góc của những người điều hành quốc gia, nhất là độc đảng như ĐCSVN thì việc gia nhập nầy có lẻ cũng là chẳng lặng đừng, mà không gia nhập cũng không thể, họ không chỉ đi trên con dường một chiều, mà gần như họ đứng im trên cái băng chuyền một chiều rồi tự cái băng chuyền ấy mang họ đi, không thể kìm, không thể chạy ngược mà cũng không cố nhanh hơn, xu thế không thể cưỡng lại, phải hiểu cặn kẻ rằng báo cáo chính trị Đại hội x của đảng là kiên trì chủ nghĩa Mac-Lê nin, thì nghịch với cái gì là tư bản. Chuyện tư bản đỏ, có thật cũng là hiểu ngầm, nói chùng, một sự thật về những con người mang áo Vô sản (vì cương lĩnh CS là Vô sản đoàn kết lại đấu tranh với tư sản) thì việc tự ý bước vào chốn làm ăn tư bản để mất dần những gì bấy lâu đương nhiên của họ là miễn cưỡng, một kẻ có tính gia trưởng chấp nhận con mình giao du với đại chúng để vuột dần khỏi cầm tay là khó mà bằng lòng, và không chỉ dừng ở đó, sẽ mất dần bản chất cộng sản trong lực lượng của họ. Bao nhiêu là thứ dù chỉ nhìn từ góc của bộ máy đương quyền.
Điểm thứ nhất hiện rõ mồn một là khoản thu từ các dòng thuế như trước đây sẽ dứt khoát không còn nữa, mà chỉ tính thuế theo hiệp định ký kết, như vậy khoản thu cho ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm, kéo theo nhiều hệ lụy, vì nhà nước nắm trong tay mọi thứ nên không ôm đồm hết cái quỷ luơng và các phí tổn khác, trong đó cả lãng phí và tham ô,cách giải quyết là... đùn cho người dân vốn quá tải từ lâu do các khoản nộp xưa nay, và chỉ duy một cách chứ không còn chọn lựa khác.
Trước hết, phải nói tới cốt lõi của một quốc gia là dân trí, và muốn đạt dân trí được nâng lên dù chỉ lấy ta so sánh với mình, thì phải có nền giáo dục theo kịp trào lưu tiến hóa. Ở đây, người viết chỉ nói phần hệ quả xã hội (còn đi sâu vào lĩnh vực giáo dục xin trình bày trong một bài khác) nhưng với một xã hội xưa nay khép kín trong sự bao cấp, người dân chỉ biết đóng các khoản còn chi cho ai?
Như thế nào? Hiệu quả ra sao? Thì người dân mù tịt. Nay, điều đầu tiên nghĩ tới giao việc cho dân tự gánh lấy mình qua mỹ từ là xã hội hóa giáo dục, diễn Nôm là cha mẹ tự trả học phí cho con theo học, cách giảm chi đầu tiên của ngân sách nhà nước. Liệu việc tự móc túi có làm thất học các em không? Chưa có ai biết trước, khi đồng lương công nhân, đồng thu của anh nông dân, của người chạy chợ còn quá ít ỏi và bất thường, tỷ lệ nghịch với thu nhập ít, họ là đám đông nhất trong xã hội Việt nam ngày nay để làm yên dân theo kiểu xưa nay họ vẫn làm là ban kèm một bản trấn an, sẽ... có chính sách tạo điều kiện cho con nhà nghèo, vẫn là sẽ,vẫn là đơn trương, là xin xỏ, là lại thêm một chỗ mang ơn và phong bì, bao nhiêu em là con nhà nghèo? Tùy theo cây bút quệt vào danh sách, vì cảm tính không quệt cho em nào đó do nhiều nguyên cớ phi lý, thì xem như em đó không phải nghèo nữa mà là mạt, từ đó trở đi em và gia đình không còn trong danh sách người nghèo, chưa là giàu mà là mạt vì phải thôi cắp sách đền trường, cái não trạng xin cho, ban phát, hàm ơn không bỏ được thì chắc còn nhiêu khê lắm trong cuộc chơi nầy. Ai dốt cứ dốt, con ông, cháu cụ cứ du học nước ngoài.
Thứ đến là hệ thống chăm sóc sức khỏe người dân,không khác hệ thống giáo dục là mấy, hệ thống nầy thuộc về phúc lợi xã hội, dù nhiều năm qua, người bệnh phải mua thuốc, trả chi phí, kể cả giường nằm,nhưng nhà nước vẫn xem là phải gánh vác phần lớn, nay sẽ lại một thứ xã hội hóa khác, xã hội hóa y tế, giao sinh mạng mình cho chính mình tự mua mạng sống,cũng là một cách giảm chi lớn, khi dân số ngấp nghé ngưỡng 85 triệu người.Rồi mai đây, có những con bệnh chưa tới số cũng chết, vì trong tay hết số có thể đếm được, đó là tiền. Những con số thống kê xã hội chỉ thấy có bao nhiêu người chết vì cúm gà H5N1, nhưng chẳng bao giờ thấy con số có bao nhiêu người chết vì không có cơ hội chữa bịnh, vì không được chăm sóc đúng mức,vì không dám tới bệnh viện, vì không dám mua đủ thuốc theo toa. Xin chào nhé và hẹn lại kiếp sau... nếu được làm người vậy. Đau chưn thì há miệng, câu nói ông cha từ trước, miệng mà không há được nữa thì chỉ còn lặng lẽ... goodbye cô em. Chết là hết là chấm dứt, xã hội giảm được một người nghèo,có khi xóa đói giảm nghèo như vậy lại khoa học, lại triệt để, dù có dã man... chút đỉnh.
Điều không biết đùn đẩy cho ai, đó là cái bộ máy cồng kềnh và hệ thống pháp luật,râu ông nọ cắm cằm mẹ kia, đá thẳng đá mé, làm cho nhà đầu tư không dám móc hầu bao ra làm ăn, vì quá nhiều tấm gương nhỡn tiền, nào chỉnh sửa, bổ sung, làm lại, kê kiểu gì khập khiễng cũng hoàn khập khiễng, chưa nói tới khi va vào thực tế thì thua trong tranh tụng là cái chắc nắm trong tay. Một hệ thống pháp luật chuyên tìm câu chữ, ngôn từ phục vụ cho sự quản chặt,trói buộc người dân theo não trạng trong nước xưa nay, chuyển sang cải tiến phần nào để có chút tranh tụng thắng thua có luật, thì khó mà khỏi vướng trong sự chắp vá luật lệ. Để rồi mới đây nhất, thay vì tạo ra sự tin tưởng qua các cơ quan thông tin, cái chỉ thị số 37 làm khép lại, có lẻ sẽ còn nhiều thứ khép lại theo kiểu luật pháp như thế,để thấy sự đón nhận sân chơi kinh tế toàn cầu thế nào với nhà nước đương quyền? Chuyện cái băng chuyền một chiều không phải không có cơ sở của nó. Sẽ không còn ai phanh phui chuyện gì nữa, xã hội tốt đẹp trong im lặng,lương cứ lãnh,không còn ai làm bậy, chẳng biết ai tham nhũng, ai đánh bạc từ tiền dân,chỉ còn vô phúc cho ông, bà nào đó vì không được cảm tình, sủng ái, thì có chỉ thị phanh phui (vì báo viết theo chỉ thị) kể như cũng tàn đời, không kêu ai được.
Đưa ra vài ví dụ theo góc nhìn từ phía nhà nước, để thấy rằng có những phức tạp khi cái túi cảm thấy rỗng,thì các khoản tiêu ra giao cho kẻ khác chịu, kẻ đó tên gọi chung là Nhân dân.
Đứng ở góc nhìn phía đối trọng gọi chung là nhân dân,nhìn vấn đề để thấy gia nhập WTO được đón nhận thế nào dù mới là ý nghĩ.
Không rõ do biến động từ trước, do mùa màng, do thiên tai, làm hụt sản lượng, hay từ khi chắp bút ký kết hiệp định nầy, đầu cơ gạo để xuất trục tiếp từ doanh nghiệp với bạn hàng không thông qua tầng nấc, giá gạo trên thị trường tăng lên gần 1000VNĐ/kg, kéo theo một loạt các sản phẩm nông nghiệp khác cũng tăng giá,khiến đời sống người lao động bình thường là đại đa số đã khó thêm khó hơn, bên cạnh áp lực của thất nghiệp đe dọa từ người làm trong các đơn vị quốc doanh buộc phải phá sản là tất yếu khi vốn nó không làm ra lợi ích cho ai mà chỉ là nơi rửa tiền xấu.
Một bộ phận lớn người lao động tự do ngoài xã hội thì lo lắng,những lo lắng tương tự như trước đây, khi nhà nước Việt nam bắt đầu chương trình cổ phần hóa, nói đúng hơn là bước đầu tư nhân hóa nền kinh tế, là những người lao động bị buộc nghỉ từ các công ty, xí nghiệp, tràn ra xã hội làm tăng cung mà thiếu cầu,tranh giành công việc vốn chỉ tạm ổn trong tình trạng bấp bênh của nền kinh tế... chạy chợ.
Nền kinh tế nầy thì quá đông,họ là những người không có một cơ may gì, chỉ có đôi chân, đôi tay. Chân để vừa đi vừa chạy, từ đầu chợ tới cuối chợ, tay xách chục rau, bê trái bí, quả cà, kiếm tí tiền còm mà không cần vốn. Chân để rão khắp hang cùng ngõ hẽm, tay cầm tập vé số nhận bán chỉ cược vốn bằng mồm. Chân để đi, tay cầm xấp báo, bán khắp mọi nơi, biết bao nhiêu con người phải sống như thế ngày nầy qua tháng khác, thì có biết họ đón nhận cái WTO là cái gì? Không ai sống mà vô tâm tới không mơ ước ngày mai hơn hôm nay, nhưng với họ, không có thời gian để nghĩ, để ước mơ,họ chỉ biết nghĩ là không được dừng chân, chậm tay ngày nào, vì dừng là đói. Xin đừng ai giới thiệu hay khoe với họ là sẽ có sự cạnh tranh trên sân chơi, bấy nhiêu người mua kẻ bán đã quá thừa, càng cạnh tranh thêm càng dễ đói. Xin đừng ai giới thiệu với họ là sẽ có nhiều ngân hang nước ngoài vào kinh doanh, nhiều dịch vụ Viễn thong quốc tế, giá cả nhiều loại máy móc, hang hóa sẽ giảm do thuế giảm, những thứ xa xỉ đó cả đời không biết tới, biết mỗi cái ăn mà còn không kịp thì còn biết được cái gì khác, cái biết là thấy giá lương thực thực phẩm tăng vọt, nhiều siêu thị bán lẻ nước ngoài tham gia thị trường ư? Càng mau mất việc, đất không còn, nhà cửa thì tuềnh toàng chẳng giống ai, vốn liếng là con Zero to tướng.
Phỏng họ quan tâm tới WTO là cái gì? Khổ nỗi họ là thành phần chiếm đa số trong dân số Việt nam.
Giới doanh nhân ở Việt nam,chỉ một vài doanh nghiệp có mặt hang tham gia xuất khẩu thong qua chế biến,như sản phẩm gỗ, thì đa phần còn là xuất thô, như nông sản, sơ chế như thủy hải sản,mũi nhọn trong các ngành xuất có lẻ là dệt may, thì hầu hết là gia công, hay có yếu tố nước ngoài,liệu có cạnh tranh được khi cứ tự do bán? Liệu có tồn tại khi mà hang hóa của ta chưa đạt những yêu cầu của một nền kinh tế thị trường ra thị trường, tiêu chí bền, đẹp, rẽ, doanh nhân của ta sẽ nằm vị trí nào trong các tiêu chí trên?
Trước đây, khi các đoàn còn đang đàm phán, thì không ít ý kiến cho rằng, hang của ta sẽ bại trận ngay trên sân nhà, câu nói đó không phải là không căn cứ, doanh nhân Việt nam, quen bán hang một mình một chợ, hang ngoại nhập trước đây thường bị áp thuế quá cao, có loại tới 2, 3 trăm phần trăm, thì trên sân nhà, hang Việt nam luôn rẻ hơn, chất lượng thì vô chừng vẫn buộc người tiêu dùng không còn cách chọn lựa nào khác là chọn cái túi tiền của họ, khi cả khối thành viên WTO đổ hang vào liệu có đứng vững được không? Mấy người trong số doanh nhân cập nhật kịp cho mình kiến thức kinh tế toàn cầu?
Hãy lấy một ví dụ, trước đây nghành Bưu chính viễn thong một mình một chợ, giá mọi dịch vụ buộc khách hang chạy theo bở hơi tai, vừa gọi vừa nhìn đồng hồ, khi có vài doanh nghiệp khác ra đời, thì cước giảm nhiều lần, nhưng vẫn không đạt mức như mong muốn, bên cạnh còn bao nhiêu thứ rang buộc khách hang phải xin,phải chờ, chưa nói đến bị can thiệp bỡi nhiều nghành khác làm bực mình khách hang, hầu hết phần vi phạm hợp đồng thuộc về đơn vị bán dịch vụ, không biết kiện tụng khiếu nại ai, vì con kiến kiện củ khoai, nhưng nay mai, có còn cái não trạng là làm nghẽn cổng với các doanh nghiệp, như đã từng xảy ra với Viettel, hay EVNtelecom không? Trời mới biết được, khi nhỡn tiền là một nước Trung hoa WTO với... vũ như cẩn.
Mừng vui hay lo nghĩ lúc nầy là cả nước Việt nam, mỗi phía có nỗi lo riêng. Nhà nước thì sợ nhạt nhòa trong nền kinh tế tư bản làm mất cái đặc quyền, đặc lợi cho cả hệ thống lẫn cho mỗi cá nhân thành viên, khi ba mươi năm trước, tiến vào Sài gòn, chính họ dè bỉu cái lộng lẫy của hòn ngọc Viễn đông là "phồn vinh giả tạo" khi ấy họ lo biểu dương cái thành tích gọi là ngàn lần anh hùng, để đè bẹp thứ phồn vinh, ấy, thì 19 năm sau, họ bắt đầu chạy theo sự giả tạo nầy bằng bắt đầu đi đàm phán xin cho được chơi chung, và tới 11 năm sau nữa, chính hôm nay, cái phồn vinh giả tạo của đế quốc, của tư bản xấu xa kia, họ mới xin được, mất ba mươi năm dài, thời gian không tính bằng ngày tháng cho sự phát triển, thì 30 năm qua dài tới 197 năm để đạt mức của Singapour, đó chỉ là Singapour của hôm nay, còn thêm ngày nào khoảng cách còn chưa rõ.
Người dân, thì mừng vì chính sự vào ra thường xuyên của nước ngoài, nếu ví một cây đinh cũng mang tư tưởng phuơng Tây, thì hy vọng xã hội sẽ buộc phải nhiều cải cách cho phù hợp, thay vì bấy lâu đóng của bảo nhau, không nghe cũng không được, thì nay sẽ khó mà bảo những con người khác quốc tịch cho dù có gốc gác Việt nam, phải răm rắp tuân theo, rồi sẽ có nhiều hơn những vụ kiện mang tầm quốc tế minh bạch hơn để dẹp bỏ cái suy nghĩ "Tôi không thích vì tôi chưa thích" của Hàng không Việt nam hôm nào, sẽ có những chế tài khắc nghiệt như phong tỏa tài khoản cũng như vụ trên.
Sẽ có nhiều cuộc di dân tại chỗ, là lao động chạy tới chốn nào nhiều tiền lương hơn, đãi ngộ tốt hơn, an sinh bảo hiểm khá hơn, sẽ có sự so kè cho những người làm cùng công việc mà đời sống khác nhau, hoặc chạy, hoặc ở lại nhưng không làm mà là đình công, yêu sách.
Nhưng, suy cho cùng, nếu WTO tới Việt nam, doanh nhân thế giới tới Việt nam, mà không mang cùng theo mình sự tự do, sự bình đẳng về pháp luật cho chính người dân Việt nam, đó là các quyền căn bản của con người, mà còn sự phân biệt như người nước ngoài phải mua một giá vé khác, người Việt một giá khác trên chung một con tàu,thì WTO chỉ tróng thêm vào cái cổ đã quá nhiều tróng đến oằn người của dân bản xứ, phỏng có ích gì, sự đón nhận WTO còn ở phía trước, mong lắm thay có những tác động tích cực thì những ai buồn lo mặc xác họ, người dân đúng với tên gọi dân Việt nam, vui mừng HOAN HÔ WTO. HOAN HÔ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
DU LAM
Gửi ý kiến của bạn