BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73321)
(Xem: 62233)
(Xem: 39421)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trận Ba Gia

08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 2328)
Trận Ba Gia
56Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.79

( Từ ngày 28/5/1965 đến ngày 2/6/1965 )


Tỉnh Quảng Ngải nằm ỏ phía Bắc vĩ tuyến 15 cách Sài Gòn 877 cây số. Phía Bắc giáp Quảng Tín, Phía Nam giáp Bình Định; Phía Tây giáp Kontum; phía Đông là biển Đông Hải. Hai phần ba diện tích Tỉnh Quảng Ngải là đồi núi . Trước năm 1975 Quảng Ngải có mười quận: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghỉa, Nghỉa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Quảng Ngải có các cửa Biển Sơn Trà, Sa Kỳ, Đại Cổ Lủy , Mỹ Ý, Sa Huỳnh. và hải đảo Lý Sơn hay Hòn Ré.



Tỉnh Quảng Ngải xưa kia là đất của Chiêm Thành, Năm 1402 Hồ Quý Ly sai Tướng Đổ Mẩn đem 15 ngàn binh thủy bộ chinh phạt . Vua Chiêm là Ba Đích dâng hai vùng đất Chiêm Động (phủ Thăng Bình, Quảng Nam) và Cổ Lủy (Quảng Nghỉa) và xin bãi binh. Năm 1414 nhân lúc Việt Nam bị nhà Minh đô hộ, Chiêm Thành đánh lấy lại vùng đất nầy. Năm 1471, Vua Chiêm là Trà Toàn sang phá quấy vùng biên giới, Vua Lê Thánh Tôn dẩn 20 vạn quân thủy bộ, ngự giá thân chinh bắt được Trà Toàn. Từ đó Chiêm Thành thần phục nước ta. Vua Lê Thánh Tôn lấy đất Đồ Bàn và Cổ Lũy lập ra Đạo Quảng Nam. Quảng Ngải là một trong ba phủ thuộc Đạo Quảng Nam và thay đổi tên nhiều lần qua các triều đại như Phủ Quảng Nghỉa (1558) Phủ Hòa Nghỉa (1788) Dinh Quảng Nghỉa (1802 ).

Ba Gia (có nơi đọc là Ba Giá) là một đồn nhỏ nằm trên ngọn đồi có tên là Gò Cao cạnh tỉnh lộ 5 bên bờ sông Trà Khúc, cách Thị xả Quảng Ngải khoảng 12 km về phía Tây Bắc thuộc quận Sơn Tịnh. Ba Gia, Sơn Hà và Trà Bồng là ba cứ điểm phòng ngự phía Tây của Tỉnh Quảng Ngải. Đồn Ba Gia do một Đại Đội Địa Phương Quân trấn giữ với 2 khẩu đội pháo Binh 105 ly

Năm 1960 đồn Ba Gia đã bị cộng sản tràn ngập và sau khi không quân oanh tạc, Quân lực VNCH mới tái chiếm được. Bộ Tư Lệnh quân khu 5 cộng sản tấn công vào đồn Ba Gia để mở màn cho chiến dịch mùa Hè trong khu vực Quảng Ngải và Kon Tum .

Lực lượng địch :

- Quân Khu 5 Cộng sản do Tướng Nguyễn Đôn làm Tư Lệnh

- Sư Đoàn 3 Sao Vàng, Tư lịnh là Tướng Nguyễn Phú Thứ chỉ huy trực tiếp mặt trận.

- Trung Đoàn 1 Chủ Lực Quân Khu 5 với 3 Tiểu Đoàn 40, 60 và 90.

- Tiểu Đoàn 45 Biệt lập.

- Tiểu Đoàn 83 địa phương.

Lực lượng Bạn :

- Trung Đoàn 51BB. ( Trung Đoàn Trưởng : Trung Tá Nguyễn Thọ Lập )

- Chiến Đoàn B TQLC ( Thiếu Tá Tôn Thấn Soạn )

- Tiểu Đoàn 1TQLC ( Thiếu Tá Soạn kiêm nhiệm )

- Tiểu Đoàn 3 TQLC. ( TĐT : Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương )

- TĐ37 BĐQ ( Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Sơn Thương )

- TĐ5ND ( Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam )

- 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly và 155 ly.

Diển Tiến :

Theo tin tức tình báo, Tướng VC Nguyễn Đôn Tư Lịnh Quân Khu 5 Cộng sản phát động chiến dịch mùa Hè bằng cách lập kế hoạch tấn chiếm Tỉnh Quảng Ngải. Trực tiếp chỉ huy mặt trận nầy là Thiếu Tướng VC Nguyễn Phú Thứ, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 2 Sao Vàng. Bộ chỉ huy mặt trận của VC đặt tại Phú Sơn, một tiền đồn bỏ hoang của QLVNCH. Mở đầu chiến dịch CSBV tấn công đồn Ba Gia để làm “điểm” chính và chận đánh quân tiếp viện làm “diện” rồi sau đó thừa thế tấn chiếm luôn Tỉnh Quảng Ngải.

Lực lượng cộng quân tham dự trận tấn công Ba Gia gồm Trung Đoàn 1 chủ lực Quân Khu 5 CSBV với ba Tiểu đoàn 40, 60 và 90 được tăng cường thêm Tiểu đoàn biệt lập 45 và Tiểu Đoàn 83 địa phương.

 Ngày 28/5/1965 Cộng quân huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Giá, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 12 km về phía Tây Bắc.

Trước hết một đơn vị Cộng Sản địa phương tấn công một đồn Nghỉa Quân tại làng Phước Lộc. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/51 BB chỉ huy 2 Đại Đội từ Ba Giá đi tiếp viện. Đơn vị Bộ Binh nầy đã lọt ổ phục kích của Tiểu Đoàn 90 CSBV tại Lộc Thọ. Tiểu Đoàn 1/51 đã chống trả quyết liệt nhưng vì địch quân quá đông nên đơn vị bị thiệt hại nặng chỉ còn 65 Binh Sỉ và 3 cố vấn Mỹ lọt khỏi vòng vây. Và sau đó khoảng 4.00 giờ sáng Cộng quân đã xua quân tấn chiếm từ bốn phía vào đồn Ba Giá. Trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích tới tấp vào đồn nên các khẩu pháo 105 ly không hoạt động được. Lực lượng trú phòng cố gắng chống trả nhưng áp lực của địch quân quá đông và hỏa lực quá mạnh. Quân trú phòng cầm cự đến 6.00 giờ sáng thì căn cứ bị tràn ngập. Đến 8.00 giờ phi cơ đã oanh tạc bom lửa Napalm vào trong đồn. It nhất hai đại đội Cộng quân đã bị tiêu diệt.

Hành Quân Tự Lực Giai đoạn 1

Lực lượng phòng thủ đồn do một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105 ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú phòng đã phải rời bỏ vị trí phòng ngự. Ngay sau đó, Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn 1 đã mở cuộc Hành Quân Tự Lực, điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến – đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam – khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Bá Giá.

Sáng ngày 30/5/1965, ba cánh quân với TĐ3TQLC là nổ lực chính tiến dọc theo Tỉnh lộ 5 ( từ Sơn Tịnh đi Sơn Hà) hướng tiến về Ba Gia. Trong khi TĐ37BĐQ theo đường An Thuyết, Vĩnh Lộc, Vĩnh Khánh tiến chiếm núi Chóp Nón và Trung Đoàn 51Bộ Binh theo hướng Phước Lộc tiến chiếm Mã-Tổ.

Đến trưa thì mủi tiến quân của BĐQ bắt đầu chạm địch. Sau nhiều giờ giao tranh, TĐ37BĐQ đã chiếm được Chóp Nón, đánh tan Tiểu Đoàn 90CSBV tịch thu trên 200 súng cá nhân và hằng trăm xác địch.

Trong lúc đó, TĐ60 CSBV từ Vĩnh Lộc chận mũi tiến công của TĐ3TQLC, trận chiến diển ra ác liệt TĐ3TQLC bắt được lệnh hành quân của địch với 4 mục tiêu: Chiếm đồn Ba Giá; tiêu diệt các đơn vị tiếp viện; đánh bại lực lượng tổng trừ bị của QK 1 và dụ Mỹ đưa quân vào tiếp viện rồi tiêu diệt..

TĐ40CSBV cũng đã tấn công vào trục tiến quân của Trung Đoàn 51BB. Đơn vị CS nầy vừa từ Đổ Xá kéo đến thì đụng đầu với cánh quân của Trung Đoàn 51BB do Trung Tá Nguyễn Thọ Lập chỉ huy.

Chiến trận kéo dài đến 4.00giờ chiều thì tiếng súng thưa dần.Lực lượng tiếp ứng đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Nhưng sau đó khoảng vài giờ, CQ đã huy động thêm lực lượng, dùng đại bác 57 ly và súng cối 82 ly tác xạ để yểm trợ cho Bộ Binh tấn công vào TĐ3TQLC, TĐ37 BĐQ để ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH. Trận chiến kéo dài suốt đêm, tổn thất đôi bên đều bị thiệt hại nặng.

Khởi đầu, tuyến phòng thủ Đại Đội 4 TQLC chịu áp lực nặng nhất của địch quân, một vài nơi phòng tuyến đã bị chọc thủng. Đại Đội 2 được điều động tăng cường phản công. Suốt đêm cộng quân lại tấn công thêm một vài lần nữa nhưng bị đẩy lui.

Đồng lúc đó, quân Tiểu đoàn 45 cộng sản áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công vào đồi Chóp Nón do Tiểu Đoàn 37 BĐQ chiếm giữ từ ngày hôm trước. Đến 3.00 giờ sáng ngày 31/5 thì cứ điểm nầy bị tràn ngập. Đến sáng ngày hôm sau lực lượng tiếp viện đã thấy nhiều xác chết của binh sỉ đôi bên rải rác trên sườn đồi với dấu vết của nhiều đạn pháo kích. Trong trận nầy Tiểu Đoàn 37 BĐQ tổn thất 108 thương vong.

Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH đã điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi .

Trận tái chiếm Ba Gia Giai đoạn 2

Ngày 1/6/1965, ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B/TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đã cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1 TQLC do Thiếu Tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu Đoàn Trưởng kiêm nhiệm Chiến Đoàn Trưởng , được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 37 BĐQ- (đơn vị BĐQ này đã đánh bại Tiểu Đoàn 90CSBV đẩy địch quân ra khỏi mục tiêu Chóp Nón, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đã dồn lực lượng chọc thủng phòng tuyến, tiểu đoàn bị tổn thất 108 binh sỉ, chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.) và Tiểu Đoàn 3 TQLC do Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong giai đoạn nầy chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể. Các đơn vị lục soát quanh khu vực căn cứ Ba Gia, một ĐĐ/ĐPQ được đưa tới tái chiếm và sửa chửa vị trí phòng thủ của đồn. 2 khẩu pháo 105 ly cũng được thay thế.

Liên Kết 66: Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Giá, giai đoạn 3:

Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức tình báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định tấn chiếm Quảng Ngãi. Lực lượng tiếp viện là đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã tiến về hướng Tây Bắc của đồn Ba Giá và Núi Tròn.

Để vô hiệu hóa kế hoạch và ý đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B/TQLC mở cuộc hành quân ‘Liên Kết 66’ truy kích, trong đợt này Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam làm Tiểu Đoàn Trưởng. (Thật sự, Thiếu Tướng Thi đã xin tăng viện hai Tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam và một Tiểu Đoàn TQLC của Hoa Kỳ nhưng yêu cầu của Thiếu Tướng Thi không được đáp ứng hoàn toàn)

Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1 TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu đoàn 3 TQLC làm thành phần trừ bị.

Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1 TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Giá được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống bãi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Giá. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngãi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống bãi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Giá, nằm giữa Ba Giá và các mục tiêu A, B với mục đích càn quét tất cả các đơn vị cộng quân còn lẩn khuất trong vùng từ đồn Ba Gia lên tận sông Trà Bồng ở phía Bắc kéo dài ra tới Quốc Lộ 1.

Ngày 2/5/1965, 7.00 giờ sáng ngày N, Thiếu tá Tôn Thất Soạn, Chiến Đoàn Trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa bãi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng võ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để dọn bãi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1 TQLC xuống bãi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.

Địch quân phản ứng dữ dội trong các giao thông hào, sau một giờ giao tranh các đơn vị TĐ1TQLC cũng làm chủ chiến trường tiến chiếm mục tiêu A và B. Các đơn vị báo cáo: tịch thu nhiều vũ khí, một số Cộng quân đang chạy về mục tiêu C”.

Cánh quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống bãi đáp, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Khoa Nam tung 2 Đại Đội đi đầu tiến chiếm bìa làng mục tiêu C, địch quân đã chuẩn bị nghinh chiến trong các công sự phòng thủ kiên cố và chống trả ác liệt..

Các Thiên Thần Mũ Đỏ không hề nao núng, đã dàn đội hình thần tốc xung phong chiếm mục tiêu, địch hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Các chiến sỉ Nhảy Dù đã phá tan đội hình kháng cự của địch, thu được một số vũ khí, có một số binh sĩ TQLC đang tràn qua mục tiêu C để thu lượm chiến lợi phẩm, Thiếu Tá Nam đã yêu cầu BCH Chiến Đoàn tránh ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C trong vài giờ giao tranh. Tiếp theo đó, Tiểu Đoàn 5 ND tung cánh B của đơn vị này tiếp tục tấn chiếm mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1 TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm rãi rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phái khỏi hệ thống của Chiến đoàn B/ TQLC. Và TĐ1TQLC tiếp tục hành quân yểm trợ cho một Đại Đội Điạ Phương Quân tái chiếm quận Sơn Hà.

Tổng kết :

* Thiệt hại về phía VNCH có 80 tử thương, bị thương và mất tích khoảng 312 mất 446 súng cá nhân

* Về phía CSBV ghi nhận có 556 bỏ xác tại trận, 37 tù binh.

 Võ Trung Tín

Tài liệu tham khảo :

- Việt Nam : Một Trời Tâm Sự của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi nxb Anh Thư California.

- Chiến Đoàn B / TQLC và TĐ5ND truy kích Cộng quân ở Ba Gia năm 1965 của Mủ Xanh Tôn Thất Soạn.

- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

 Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương Làng Văn XB năm 2001

- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn