BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73362)
(Xem: 62246)
(Xem: 39434)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Số Phận, Rủi May... Tắc Trách

09 Tháng Tám 200512:00 SA(Xem: 934)
Số Phận, Rủi May... Tắc Trách
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Bờ sông Hàn Đà nẵng là nơi công cộng thanh lịch phô trương một nét văn hóa của một thành phố thủ phủ của miền Trung bên bờ biển Đông, nơi mà mỗi buổi sáng nhiều ông, bà cụ thường ra tập thể dục dưỡng sinh, buổi chiều khi trời ngớt nắng, thì đủ mọi giới, nam phụ lão ấu, những người đa phần là có thu nhập bình thường, tề tựu nơi nầy, có lẽ họ không thích cái xô bồ ngột ngạt trong nội thị, họ cũng không có sự quá sung túc như những ông "bụng phệ" trên những chiếc xe hơi bóng loáng và cao giá, đủ các loại biển xanh biển trắng, cũng tề tựu trong những dãy nhà hàng sang trọng bên bờ sông nầy. Có những đôi trai gái đèo nhau trên chiếc xe đạp, có lẽ là sinh viên, tựa xe vào ghế đá rồi cùng trò chuyện, có những vợ chồng già tóc bạc trắng cũng ngồi trên những hàng ghế đá, đón gió chiều thổi vào từ biển Đông, cuộc sống mùa hè thường bình dị trôi đi như thế.Mọi lời tình tự theo gió, theo dòng Hàn ra biển lớn.

Nhưng...mấy ngày gần đây,bờ sông Hàn chật ních những người , không phải đi hóng mát, không chờ ngớt nắng chiều, mà hầu như tất cả mọi giờ trong không khí thê lương tới não lòng, ai đi qua đây lúc nầy, tuy có ít hơn nhưng cảnh tượng cũng gần giống với tháng 3 năm 75, cũng bến sông nầy, người người nhà nhà từ khắp chốn đổ về, la liệt và vô vọng.Ngày ấy niềm vô vọng là bỏ xứ ra đi tìm sự sống trước bom đạn vô tình, còn bây giờ Bão số 1 đã đi qua, tâm bão cách sông Hàn 1000 cây số ? Không, bão chưa đi qua, tâm bảo đang ở chính nơi nầy chứ không phải cả ngàn cây số .Có phải chiến tranh không mà cha xa con, vợ xa chồng, một thảm cảnh mà muôn vàn hoàn cảnh, chỉ vì một ai đó ,mang âm hưởng cố hữu của chế độ "Vô cảm" không tự chịu trách nhiệm với lương tâm mình từ nhiều phía, nhiều nghành, nhiều lý do, và nhiều năm tháng, để bây giờ là thảm cảnh tang thương.

Sự thôi thúc áo cơm nơi miền Trung nghèo khó kinh điển nầy,không làm sao lên dãy Trường sơn kiếm sống, ăn của rừng rưng rưng nước mắt, miền trung là chiếc đòn gánh, gánh hai thúng thóc hai đầu, đất hẹp, bên núi bên biển hòa quyện lòng người, không lên trường sơn phải vươn ra biển đông, cũng không ít người vì khó khổ đã xuôi về miền Nam, nhưng là lớp thanh niên, những người khác còn lại, không đành bỏ quê cha đất tổ,bám lại nơi chôn nhau cắt rốn rồi sống với cảnh nghèo, cơ cực suốt cuộc đời và suốt nhiều đời cha truyền con nối, chỉ mỗi việc kéo hôi mót cá. Tai nạn ập tới bất thần hay thiếu trách nhiệm xua tới chỗ bất thần, gây tang tóc, làm ảnh hưởng tới hàng trăm gia đình trong một lúc ? Nghiệt ngã hôm nay phải chăng là một lời tiên tri của tổ tiên từ nhiều năm trước trong ca dao, ngạn ngữ Việt nam "Giúp ngặt chứ không ai giúp nghèo" Tới lúc ngặt rồi thì bó tay với gió to sóng lớn, tới lúc ngặt rồi thì chẳng còn sống để mà ăn, cả chục tỷ đồng từ lòng hảo tâm dồn tới ba tỉnh miền trung, người Việt nam khắp mọi nơi không thiếu lòng nhân hậu. Tại sao không san sẽ bớt lòng nhân hậu ấy cho những người có trách nhiệm với quốc gia, với những kẻ nắm sinh mạng con người trong bàn giấy ? Tới khi đổ bể rồi còn đổ bóng đổ đồng ? Chục tỷ bạc trút tới sông Hàn, những cái bắt tay thân thiện, những lời cảm ơn nồng nàn,từ những người trách nhiệm, có lẽ họ cũng biết duyên do số bạc ấy trút về, những duyên do ấy đã ra đi mãi mãi, không còn sống trên đời để nhận lòng từ tâm của đồng loại, đồng bào. Ai ? Sự việc hôm nay đã do những ai mà nên nỗi ?

Ai tới miền đất nầy cũng có lần được nghe bài thơ của Tường Linh

Quê hương tôi bên ni đèo Ải (Hải vân)
Nhấp nhô bóng thuyền cửa Đại,
Già nua nếp phố Hội an
Ngũ hành sơn năm cụm ngắm sông Hàn
Đêm Đà nẵng vọng về cơn sóng biển
Chùa Non nước trầm tư hương khói nguyện
Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam ô
Có ai về Trung phước giữa mùa ngô
Thăm quê ngoại Đại bường (Đại bình) cam đỏ ối
Sớm Duy xuyên tơ vàng giăng ngập lối
Chiều Điện bàn xe đạp nước thay mưa
Sông Thu bồn chẳng thiếu đò đưa
Bùi khoai Tiên lãng mát dừa Kiến tân.


 

Một chốn quê hương như thế mà nhiều năm trước tiếc một chiếc cầu cho em thơ đi học,nơi xứ Đại bình, cho tới lúc đò chìm chết mười mấy em HS thì cũng nhờ tiền hảo tâm do báo Thanh niên quyên góp mới làm cầu,các em không bao giờ còn đi học được nữa.

Cũng nhiều năm trước,khi cái chủ trương cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ, chính những người mang thân ra với biển không vay được lấy một đồng,họ không có gì gán nợ, họ thật thà lam lũ không biết chạy chọt, chung chi,thậm chí cả đời không viết nỗi một tờ đơn xin khai sinh trễ cho con, thì làm sao mà làm nỗi bộ hồ sơ ma hồn trận ấy được, tiền không tới kẻ cần, cho tới khi tiền tới những 10 tỷ một lúc, họ không cần nữa, phía bên kia, nếu có một thế giới khác họ cần vàng mã và Dollar địa phủ. Những kẻ cầm tiền đánh bắt xa bờ ấy có người cả đời không biết biển, và sự thật phơi bày mấy ngày nay,bún chợ Chùa chán nước mắm Nam ô,một làng biển truyền thống vào tới thơ ca,không ai trở về, những ngày nầy chính quyền cũng không nêu tới họ, có lẽ do sợ đổ bể vì cả làng chỉ những con thuyền nhỏ, ngư trường gần không còn cá nữa,họ lấy sinh mạng mình đùa với biển khơi chỉ vì kiếm bữa cơm.Không chức trách, chức sắc nào cho họ vay tiền.

Tôi không dám xúc phạm tới những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng, tôi chỉ nghe các phương tiện thông tin đại chúng đưa tới đưa lui cái tin nhà nước cho hai tỉ đồng, miễn phí xét nghiệm ADN, (Ở VN mỗi test tới mấy nghìn USD) sao rông lượng, cho nhiều tiền thế với những kẻ không cần ?. Người ngư dân khốn khó đã từng cần chỉ dăm ba triệu sắm một hệ thống thông tin đi biển, khả dĩ có thể nghe với thời tiết xấu, và tầm xa tương đối, những chiếc áo phao tương đối an toàn . Nhưng... có lẽ chờ khi ngặt chứ không phải nghèo, không người có trách nhiệm nào lên tiếng,họ chỉ biết đếm những đồng ngoại tệ được đổi từ con mực, con cá, con tôm, con tép, họ nghĩ tới thứ rừng vàng biển bạc mà thiên nhiên hào phóng cho họ,một xã hội luôn nghe nghị quyết nói rằng "Nhân tố con người là quyết định" con tôm, con mực sợ bị dập không xuất khẩu được, nền kinh tế con tôm con mực, không nghe nói tới những con người trần lưng ra với biển, màu da khô ráp nắng hè,thật là tội lỗi.Nhiều tỷ bạc bây giờ là dùng vĩnh biệt họ, những kẻ không có cái tên, họ không được nâng niu, ướp đông như con tôm con mực.

Tin bão xa, Trung tâm dự báo thời tiết thông qua phát thanh truyền hình nói thế,nói với ai đây? Với những người đang ngồi trên Salon xỉa răng chờ phim truyền hình sau giờ cơm tối,những người ấy họ chỉ cần đóng bớt cửa kính sợ bất trắc khi gió lớn,họ nghe với sự dững dưng,có khi họ còn trông cho bản tin ngắn lại rồi chiếu phim, những người cần lại không nghe được, tiếng được tiếng mất, và tin của những người ngồi trong phòng máy lạnh cả đời mấy khi tới biển,những bản tin lãnh lương,cứ đúng giờ lại nói. Gió đã xoay chiều,bão đã dổi hướng,chính họ xoay chiều đổi hướng để chạy tôi,chẳng biết họ có chạy được với lương tâm chính mình khi họ dong ruỗi bên bến sông Hàn ngày tang tóc thế nầy không?Người ta chỉ biết làm theo nơi trả lương cho họ . Ông chính phủ , từ chính miệng bà phó GĐ khí tượng thủy văn nói ra là báo theo qui định chính phủ đúng như thế,một kiểu chịu trách nhiệm tập thể là chẳng ai chịu trách nhiệm. Có đấy, có không ít người chịu trách nhiệm không còn nói được họ đã nghe thấy gì từ đất liền?Thật tội nghiệp cho cái trách nhiệm của người không trách nhiệm gì cả,họ cả đời chỉ một trách nhiệm áo cơm mà cũng chưa xong,với những người ấy, liệu có ai dạy cho họ cái chuyên môn gì khi sử dụng máy móc điện đài,ai từng dạy họ phân tích đúng một bản tin thời tiết?Không, không có ai nghĩ tới giúp nghèo, và khi ngặt không ai còn để cần giúp.

Một vài hôm nữa sông Hàn trở lại như cũ, ai rồi cũng phải về, có ai còn nghe tiếng khóc than nơi làng quê hẻo lánh, của người vợ, người mẹ khóc cho cả chồng lẫn con chết đi mà không tìm thấy xác,có ai còn thấy mỗi buổi chiều có người mẹ già đè nén nghẹn lòng mang một nắm nhang ra nơi bờ biển bất định nào đó trên dãi đất miền Trung nghèo khó nầy, thắp lên nghi ngút một mình khóc thân, xót phận, vì có tới hai con trai đi mãi không về,những con người lăn lộn với nghề mà chỉ biết lựa con cá ngon đem ra chợ bán,chưa từng dám ăn,chính thể nào rồi số phận cũng không buông tha họ,cái ngày xưa năm 1963, anh Trỗi cũng sinh ra ở chốn nầy, làm thợ điện mà không được thắp điện,nơi pháp trường anh ta hô to Hồ Chí Minh,chỉ ngần ấy anh ta thành huyền thoại, bỡi anh ta gặp thời có một thời đại Hồ Chí Minh. Còn mấy trăm ngư dân kia,những con người đang sống trong chính cái thời đại Hồ Chí Minh nầy, không biết trước khi chìm xuống lòng đại dương họ đã hô to điều gì? Hay họ nguyền rủa số phận, nguyền rủa cuộc đời tăm tối của kiếp người nơi đầu sóng ngọn gió,nguyền rủa ông trời xa hay nguyền rủa trời gần nên ra nông nỗi,họ vẫn không tên, những người con em họ mai sau rồi cũng như họ, cũng không có tên , họ đi tìm cho mọi người những thứ được gọi tên, Mực philê,tôm càng xanh càng đỏ, và sự góp nhặt vào chỉ số phần trăm lợi nhuận xuất khẩu thủy sản,khi phong trào quay phim chụp ảnh, phỏng vấn qua đi,trong lòng đại dương bao la họ vẫn lặng im, nơi quê nghèo vợ con gia đình họ cũng sụt sịt âm thầm...bất nhẫn.

DU LAM
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn