BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76262)
(Xem: 62980)
(Xem: 40385)
(Xem: 31984)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tản mạn về cuộc triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp"

01 Tháng Tám 200612:00 SA(Xem: 1596)
Tản mạn về cuộc triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp"
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Cuộc triển lãm tại trên tại Hà nội vừa qua, theo tôi nó là một cuộc triển lãm đầy thú vị:

Thú vị thứ nhất là nó không quá sớm mà cũng không quá muộn. Không muộn vì thế hệ những người sinh thời từ những năm 40 trở về sau là những người đã từng sống vật lộn với cái thời “bao cấp”, họ hiểu ngọn ngành về nó. Cứ tưởng cái nhịp sống tất bật hiện nay chúng ta đã phần nào tạm quên đi cái thời bao cấp ấy, nhưng chính cuộc triển lãm lại bắt chúng chúng ta phải dành thời gian để suy ngẫm về nó. Còn lớp người mà ngưới ta cho là thế hệ 8X (Sinh vào những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ trước), họ đến xem triển lãm để mà thoả mãn cái tính hiếu kỳ, tỏ ra ngây ngô đến tội nghiệp và đương nhiên họ không thể không tham khảo qua lại với thế hệ 4X & 5X … (Vì tình trạng chung của thế hệ 8X hiện nay là rất chán đọc báo chí theo hệ xuất bản chính thống của NN) để biết thêm những sự thật về “Bi – tráng” của cái thời bao cấp này.

Thú vị thứ hai là hiệu ứng của toàn xã hội là hoàn toàn trái ngược với những gì mong muốn của các nhà tổ chức, Tất nhiên họ đã trình bày ý đồ và được phép của Ban Tư tưởng Văn hoá trung ương để tổ chức cuộc triển lãm này. Cái ý đồ chính của họ là muốn chứng minh cho thế hệ 8X thấy rằng xã hội Việt nam, tất nhiên công lớn là sự lãnh đạo của ĐCS đã có sự phát triển vượt bậc, bới vì thế hệ này chỉ nhìn thấy cái hiện tại mà chẳng biết gì về ngày hôm qua… Thế rồi trong khi và sau cuộc triển lãm các tờ báo hè nhau tô vẽ, lý giải bóng gió để nhồi nhét vào thế hệ 8X đủ điều tốt đẹp. Nên nhớ rằng báo chí ở nước ta luôn bị kiểm duyệt nên ngay cả những lờì tung hô sự phát triển vượt bậc cũng chỉ na ná gống nhau, Báo Hà nội, Báo tuổi trẻ… Và gần đây nhất báo An ninh Thế giới số 571, ngày 19 tháng 7 năm 2006 có bài phóng sự Thế hệ 8X với triển lãm “Cuộc sống ở Hà nội thời bao cấp” , Minh Tiến muốn hướng dẫn dư luận “Cảm phục về một thời bi tráng” bằng cách đưa ra một vài cuộc trao đổi theo cái kiểu tung hô như các báo ra trước đó.

X.H.C.N. Ảnh: vtc.vn


Tôi cũng bỏ công để vào xem và nghe sự bàn tán về cuộc triển lãm này. Rất may nghe được một cuộc đối thoại giữa 2 người xem: Một ông bạn có lẽ cũng đã luống tuổi, tôi đoán vào cái lứa 4X, tóc đã điểm bạc nhưng dáng vẻ chậm chạp, chất phác hiền lành, nói năng chậm rãi… Vừa xem một cách chăm chú vừa lẩm bẩm “Ấu trĩ, ấu trĩ thật” thì ngay lập tức người đứng bên là một người đàn ông cao lớn, dáng vẻ thông minh và trẻ hơn trả lời một cách thẳng thắn không e ngại chốn đông người “ Chẳng ấu trĩ đâu bác ơi, có như thế người ta mới được hưỏng ba bốn cân thịt một tháng, trong khi đó tôi và bác chỉ được ba bốn lạng, gia đình người ta cũng được hưởng gấp 10 lần gia đình chúng ta là gì !”. Tuy câu chuyện giữa hai người xem ra rất là đời thường, nhưng người viết bài này không khỏi không bận tâm và liên tưởng lại cả một chuỗi thời gian đã phải sống vật lộn để tồn tại trong cái thời bao cấp ấy và thấy rằng sự bất công xã hội đã khởi nguồn ngay từ những ngày đó cho đến tận bây giờ và càng ngày càng trầm trọng hơn. Thời bao cấp người ta không nói đến tham nhũng mà chỉ cảm thấy không công bằng, còn bây giờ người ta gọi nó là “Quốc nạn” tham nhũng, là bất công xã hội thậm chí đã trở thành mâu thuẫn xã hội…

Thật tình mà nói, thời bao cấp các “Đầy tớ của dân” có phần minh bạch hơn bây giờ, họ đã giám luật hoá quyền được hưởng thụ của tầng lớp lãnh đạo cao hơn hẳn so với các tầng lớp dân cư bằng các loại phiếu mà người ta quen gọi là “Bìa”: “Bìa A, B,C, D…”. Người ta còn qui định rõ bìa nào thì mua hàng ở đâu, chẳng hạn các Uỷ viên Bộ chính trị, TW đảng, Cấp cao của NN thì được mua hàng ở cửa hàng riêng ở phố Tôn Đản Hà nội (Cửa hàng Tôn đản), các cán bộ cấp Vụ viện và tương đương thì được mua hàng ở cửa hàng tại phố Nhà Thờ mà nôm na người ta gọi là Cửa hàng Nhà Thờ…thế rồi gia đình họ tha hồ mua bán chế độ của chồng , vợ hoặc con mình có những loại bìa a, b, c … Dùng không hết rồi mua di bán lại kiếm lời, những người dân HN nếu có điều kiện tham gia vào cái trò mua đi bán lại đó bên ngoài các cửa hàng trên được gọi là “Con phe”, những người như chúng tôi ai mà chả thuộc lòng bài thơ sau:
Tôn đản (Cửa hàng Tôn đản) là của vua quan
Nhà thờ (Cửa hàng Nhà thờ) là của trung gian nịnh thần (Cấp vụ, Viện)
Đồng xuân (Chợ Đồng xuân) là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng
(Vì phần lớn nhân dân lao động sau giờ làm việc vào thời đó đều ghé qua vỉa hè mua mớ rau con cá mà thôi !)

Đặc quyền đặc lợi của các tầng lớp quan chức cũng được qui định tới tận bữa ăn, thời bao cấp ở mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, cơ quan đều có bếp ăn tập thể: Trong các đơn vị quân đội, bếp ăn sang trọng gọi là “Tiểu táo” thì dành riêng cho các sỹ quan chỉ huy, còn bếp “Đại táo” với rau già cá ươn thì dành cho các quân lính, vào những năm có chiến tranh phá hoại ở miền Bắc thập kỷ bảy mươi, bếp ăn của các Tỉnh uỷ viên được ăn gạo tám thơm, loại gạo đặc sản lúc đó giao cho Hợp tác xã tại huyện Đông hưng của tỉnh Thái bình chuyên sản xuất loại gạo tám thơm này để nộp cho cho các Vua quan trung ương và tỉnh uỷ Thái bình cũng như các tỉnh khác…

Ngay từ thời bao cấp tham nhũng cũng đã tràn lan nên người dân đã làm thơ làm vè để ta thán rất nhiều:
Mỗi người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài mua xe.
Mỗi người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà xây sân.
Mỗi người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vừa nằm vừa ăn
……

Vào thời đó không chỉ ở nước ta, Các uỷ viện Bộ chính trị ĐCS Liên xô tự ban cho mình được hưởng chế độ “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mà họ cho là “Chế độ hưởng thụ của Cộng sản chủ nghĩa” để làm gương cho đám dân đen phấn đấu. Còn ở Ba lan thời bấy giờ họ đặt ra rất nhiều điểm có các chỉ dẫn “Cấm quay phim chụp ảnh”, “Khu phi quân sự” … để đánh lừa nhân dân nhưng thực ra bên trong là những nơi nghỉ mát cao cấp, các điểm ăn chơi truỵ lạc… dành riêng cho các Uỷ viên BCT của đảng CS cầm quyền mà sau này Công đoàn Đoàn kết đã dùng những thước phim họ quay được trong đó làm tài liệu để tuyên án kết liễu ĐCS Ba lan vào thập kỷ 80…

Chúng ta phải trung thực, minh bạch và tôn trọng mọi người nhất là thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ 8X. Chúng ta không nên và càng không thể nhồi nhét vào đầu họ những thông tin một chiều để bưng bít những cái thối tha, ấu trĩ mà chúng ta đã phải trải qua. Qua bài viết trên, người ta đồng ý với Minh Tiến khi nhận định và viết đậm ngay ở phần mở đầu rằng: Có thể nói, triển lãm Cuộc sống ở HN thời bao cấp được tổ chức tại bảo tàng dân tộc học là một sự kiện văn hoá lớn của Thủ đô trong những ngày tháng 6 vừa qua. Hàng vạn luợt người đã tham quan triển lãm- Cũng có chừng ấy cung bậc tình cảm khác nhau…” nhưng rồi lại chẳng ai đồng tình với Minh Tiến chỉ góp nhặt (Hoặc có thể bịa ra ) một vài nhân vật đứng ra trao đổi theo kiểu phóng sự… Rồi đi đến kết luận “Cảm phục về một thời bi tráng” mà chẳng nhắn nhủ điều gì cho thế hệ trẻ cả. Minh Tiến đơn thuần chỉ góp thêm vào dàn đồng ca của các bài báo khác làm theo chỉ đạo của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương mà thôi.

Khái niệm Bi tráng, chỉ gồm hai từ từ Bi và Tráng nhưng khái niện này thật rộng lớn về xã hội và về lịch sử phát triển của cả một thời kỳ nên thật là khó diễn tả cho rõ, tôi chỉ giám mạo muội đề cập một cách khái quát là đất nước ta xưa và nay vẫn phải sống trong Bi và Tráng một cách sơ lược như sau:

Cái Bi ở đây là Việt nam ta một đất nước vừa nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh tàn phá, khi chế độ vua tôi chấm dứt thì các quan cách mạng đã trở thành Cha thành Bác của dân mà đứng đầu là Bác Hồ, Bác Hồ lại còn trở thành “Cha già của dân tộc”. Khi Cha của Dân tộc qua đời, cha đã giữ lại hàng vạn mét vuông nhà cửa, đất cát ở mọi miền Tổ quốc, vườn và ao cá Bác hồ ở ngay giữa Thủ đô Hà nội. Đáng chê nhất là lăng tẩm và xác ướp của vị “Lãnh tụ vĩ đai và liêm khiết” của chúng ta hàng mấy chục năm nay nằm chềnh hềnh ngay trên khu đất hàng trăm hecta giữa thủ đô. Không những thế mỗi năm nhân dân ta còn phải chi bằng tiền thuế của mình tới trên 200 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng và nuôi đội quân mang cái tên rất hùng tráng “Bộ tư lệnh lăng”. Chúng tôi nhẩm tính số tiền chi phí vào cái trò sùng bái cá nhân trên đã lớn hơn rất nhiều lần chi phí xây dựng khu mộ của Tần Thuỷ Hoàng bên Trung quốc vì lăng của vị vua này chôn táng theo cả một đội binh mã to như kích thước thật nhưng chỉ được làm bằng đất sét, sau khi hoàn tất việc mai táng nó không hề phải duy tu bảo dưỡng và không phải trả luơng cho cái “Bộ tư lệnh mộ” trông coi một cách vô công rồi nghề như lăng của ông Hồ. Trong khi đó người dân nghèo ở nước ta hiện chỉ cần 15 triệu đồng là có một ngôi nhà tạm gọi là an cư , Bệnh nhân nghèo không có lấy 100 ngàn chữa bệnh, trẻ em không được học hành…Ở đất nước ta hiện tồn tại hàng ngàn thậm chí hàng vạn những vấn đề trái khoáy tương tự như trên chỉ vì một đảng cầm quyền, độc tài nên họ muốn làm gì cũng được miễn là có lợi và đánh bóng hình ảnh của họ một cách giả tạo. Tình trạng tham nhũng trầm kha của nước ta hiện nay là hệ luỵ tất yếu của chế độ độc đảng và không chấp nhận phản biện xã hội một cách thực sự . Những bất cập và bất công trên hiển nhiên tồn tại từ khi có đảng, có bác Hồ, nó đã hiện rõ ngay từ thời kỳ mà người ta gọi là “Thời bao cấp”. Đảng cầm quyền tự cho mình được làm tất cả, từ việc tự ban phát quyền hành bổng lộc cho nhau, tự ý dùng của cải quốc gia xây lăng tẩm cho lãnh tụ chỉ vì mục dích dùng đề đánh bóng cho đồng đảng… Các đảng viên và cả ĐCS cầm quyền đã tự ý chia chác của cải quốc gia lớn đến mức hiện nay cả xã hội, thậm chí cả những nước tài trợ cho dân ta lên án. Một điều khiến người ta có thể nghe, có thể nhìn nhưng không thể tin tưởng đó là: Đảng cầm quyền (Theo điều 4 Hiến pháp) thì chỉ có đảng viên và Đảng mới có quyền nên mới có thể tham nhũng. Ngược lại, người ta có thể nói đến việc chống hành vi tham nhũng vì nó không được xã hội chấp nhận nhưng xã hội lại phải ép chấp nhận một đảng tham nhũng cầm quyền, hay đúng hơn đảng tham nhũng thì việc chống tham nhũng là việc của đảng, xã hội chống tham nhũng là hành động chống lại đảng. Đó là điều luẩn quẩn !

Còn cái Tráng ở đây không gì khác hơn là từ bên trong cái bi ở trên, dân ta vẫn chịu đựng vượt qua, nhẫn nhục đến tội nghiệp, trong họ không bao giờ nguội đi niềm tin vào một ngày đổi mới. Việt nam sẽ có một nền dân chủ thực sự như những nền văn minh khác trên thế giới. Dân tộc ta chưa bao giờ vơi đi khát vọng sánh vai với các cường quốc năm châu…Đó một điều tuyệt với !

Ngày 1/8/2006
Nguyễn Chính Trực
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn