BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tại Việt Nam, những tiếng nói bị chặn họng

15 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 1250)
Tại Việt Nam, những tiếng nói bị chặn họng
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
The Washington Post

Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế Á châu phát triển mau chóng, nhưng về mặt nhân quyền và tự do chính trị, nó vẫn còn là một nước áp bức lạc hậu. Vào ngày thứ Tư 09 tháng 1, một tòa án đã kết tội 14 nhà hoạt động dân chủ, nhiều người trong số họ là blogger, với những tội trạng vô cớ về lật đổ chính quyền. Mười ba người bị lãnh án tù từ 3 đến 13 năm, và một người được hưởng án treo. Nhưng bản án lớn hơn của phiên tòa là: Nhà cầm quyền Việt Nam có tội vì đã sợ hãi một cách phi lý quyền tự do phát biểu, đa nguyên và cuộc cách mạng số (digital revolution).

Mười bốn bị cáo, bị bắt giữ từ trên một năm trước, đã bị truy tố sau khi tham dự một lớp huấn luyện ở Bangkok do Việt Tân tổ chức. Đó là tổ chức đã lãnh đạo một cuộc kháng chiến chống lại nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thập niên 1980, nhưng trong những năm gần đây đã vận động cải tổ chính trị ôn hòa, dân chủ và nhân quyền. Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ, không được coi là hợp pháp ở Việt Nam. Liên hệ với Việt Tân có thể không phải là điều duy nhất khiến các blogger gặp rắc rối. Mười hai trong số những người bị truy tố là dân Công giáo, và theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), nhiều người trong số họ thuộc về hai nhà thờ của Dòng Chúa Cứu thế, được biết là những cơ sở vẫn hậu thuẫn mạnh mẽ cho các nhà bất đồng chính kiến, blogger, và những nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo khác. Dòng Chúa Cứu thế là một tổ chức truyền đạo của Công giáo, hoạt động toàn cầu.

Các nhà hoạt động và blogger đó đã làm gì? Họ đã tham dự vào việc xây dựng xã hội dân sự: khuyến khích phụ nữ không phá thai, giúp người nghèo, trợ lực người tàn tật, bảo vệ môi sinh và lên tiếng cho quyền lợi của giới lao động. Một số người còn tham dự vào những cuộc biểu tình ôn hòa để bày tỏ thái độ về cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà nhà cầm quyền coi là cực kỳ nhạy cảm. Một số blogger cũng kêu gọi tự do phát biểu và lên tiếng về sự kiến tạo một chế độ chính trị đa đảng.

Luật sư Lê Quốc Quân


Trong một vụ khác, nhà cầm quyền Việt Nam đã truy tố một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng là luật sư Lê Quốc Quân, người vẫn thường viết trên một blog về nhà nước pháp quyền và những vấn đề nhân quyền. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2012, ông đã phổ biến một bài chất vấn sự đúng đắn của một điều khoản trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ông bị bắt hôm 27 tháng 12.

Tất cả họ đều là nạn nhân của một nước độc đảng thẳng tay loại trừ bất đồng chính kiến. Phiên tòa và việc kết tội các blogger là vụ đàn áp lớn nhất trong những năm gần đây nhưng không phải là lần đầu. Trong thập niên qua, theo báo cáo của Human Rights Watch, hàng trăm nhà hoạt động ôn hòa đã bị bỏ tù. Nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ internet và truyền thông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong thông điệp đầu năm rằng “chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Đó là những lời lẽ hoang tưởng và thiếu tự tin.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn về kinh tế và những liên hệ khác, nhưng nhân quyền vẫn còn là một vật cản. Hoa Kỳ đã lên án những vụ bắt giữ gần đây nhất là “hết sức đáng quan ngại” và “không nhất quán” với các ràng buộc quốc tế của Việt Nam. Nhưng cần phải làm hơn thế nữa để thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi chính sách đàn áp của họ.

Đinh Từ Thức dịch

14-01-2013

Theo pro&contra

Nguồn: In Việt Nam, muzzled voices, The Washington Post, Sunday, January 12, 2013
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn