BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73312)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31163)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khía cạnh tâm lý trong ca từ Trần Thiện Thanh

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 1085)
Khía cạnh tâm lý trong ca từ Trần Thiện Thanh
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Thêm một ưu điểm khác trong ca từ nhạc Trần Thận Thanh (tôi không biết có được nhiều người chú ý?), đó là khả năng phân tích tâm lý những người trẻ yêu nhau. Dù họ là những người thuộc phần đời dân sự hay quân đội, thì vẫn không có khác biệt nào khi họ sống trong không gian tình yêu của họ.


Thí dụ ở ca khúc “Bảy Ngày Đợi Mong,” họ Trần ghi nhận những biến chuyển tâm lý của người con gái trông chờ người yêu tới thăm. Ông đã rất tinh tế khi ghi lại những biến chuyển tâm lý từng giai đoạn theo thời gian. Tâm trạng người con gái từ náo nức chuyển qua hờn dỗi. Rồi tuyệt vọng. Và, sau chót là mừng rỡ. Bất ngờ. Cảm động vì đinh ninh người yêu đã quên:

Anh hẹn em cuối tuần, chờ nhau nơi cuối phố. Biết anh thích màu trời, em đã bồi hồi chọn màu áo xanh. Chiều thứ bảy người đi, sao bóng anh chẳng thấy. Rồi nhẹ đôi gót hài, chiều nghiêng bóng dài, áo em dần phai. Sáng chủ nhật trời trong, nhưng trong lòng dâng sóng Chẳng thấy bóng anh sang. Nên thứ hai thu tàn, nên thứ ba thu vàng Mùa đông thứ tư sang. Qua thứ năm nhẹn ngào, giận anh đêm thứ sáu Quyết, em quyết dặn lòng không nói nửa lời, dù là ghét anh. Chiều thứ bảy mưa rơi, ai bảo anh lại tới.

Ai bảo anh xin lỗi, ai bảo anh nhiều lời, Cho mắt em lệ rơi.

(Trần Thiện Thanh. Nguồn đd.)

Cũng vậy, ở ca khúc “Không bao giờ ngăn cách,” vẫn là chuyện kể về cuộc tình của người lính phải trở lại chiến trường, để người yêu ở lại thành phố. Nhưng ngay từ tựa đề, họ Trần đã cho thấy ông nắm rất vững tâm lý phụ nữ. Tâm lý của bất cứ người con gái nào đang yêu, mà lại phải đối mặt với thực tế bất trắc từng ngày, từng giờ... Đó là sự sống, cái chết luôn chờn vờn, đe đọa, khủng bố người lính mà người con gái chọn yêu.

Trường hợp này, không ai không muốn nghe người yêu của họ quả quyết rằng, dù trong trường hợp nào cũng sẽ... “không bao giờ ngăn cách”. Chẳng những người con gái muốn nghe mà, còn muốn nghe nhiều lần. Nhắc nhở hoặc khẳng định kia, như một thứ thuốc bổ tốt nhất cho tình yêu. Một loại thuốc an thần cực mạnh, giúp người con gái an tâm, yên lòng chờ đợi viễn ảnh hạnh phúc. Dù cho sự chờ đợi ấy có mòn mỏi...

Anh về... với em rồi mai lại đi Đường xa... mang theo bao nhiêu tình ý Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng Đâu bằng đôi mắt em “Chúng mình... cách xa mà vẫn gần nhau Tình yêu... không mau phai như màu áo Dẫu cho thời gian đem tâm tư vào nhớ Lá rơi gọi mùa thu về sân úa Vẫn không bao giờ... Không bao giờ ngăn cách đâu em “Không bao giờ Không bao giờ ân tình lại vỡ đôi

Một người đi nghe thương sao thương nhiều quá Dáng một người em xinh sao quá xinh màu má “Không bao giờ Không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi Một đời hoa không khi nào hai lần nở Trái mộng còn trinh nguyên khi đón anh trở về “Với em... với em rồi anh lại đi Thì đôi... tim non không xa vạn lý Áo anh nhuộm phong sương nhưng quê hương đẹp ý Lối trăng đầy tình em còn soi sáng Sẽ không bao giờ Không bao giờ ngăn cách đâu em...

(Trần Thiện Thanh. Nguồn đd.)

Tôi chú ý nhiều tới ca từ đơn giản như lời nói, nhưng tính chất tâm lý thuyết phục lại rất cao, đó là câu: “Chúng mình... cách xa mà vẫn gần nhau...”

Tôi vẫn nghĩ người ta không chỉ yêu với một thân thể hiện thực, trước mắt, kề cận mà, người ta còn yêu nhau (đôi khi mãnh liệt hơn,) khi không gian, khoảng cách địa lý là một chứng ngại to lớn.

Ở trường hợp này, tôi trộm nghĩ, những yêu nhau thực sự, sẽ nhìn đó như một thách thức. Một thứ lửa thử vàng...

Trước phân khúc có câu “chúng mình... cách xa mà vẫn gần nhau” (phân khúc thứ nhất), tôi thấy cũng có một cụm từ, dù cho tác giả có vô ý hay cố tình viết xuống, thì với tôi, đó là một ca từ lãng mạn. Chứa nhiều thi tính: “...Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu...”

Trước nhất, do phản ứng tự nhiên, được hướng dẫn bởi những con sóng tình yêu cấp tám, cấp chín... Những người trẻ tuổi thường có thói quen viết tên người yêu nơi vật dụng hàng ngày. Những vật dụng gần gũi với họ nhất. Chưa kể, có người vì quá yêu nên đụng đâu, thấy có thể thổ lộ tình cảm của mình với người vắng mặt, họ cũng sẽ không ngần ngại.

Tôi nói tới điều này vì có người khắt khe cho rằng sự kiện “viết tên người yêu lên ba lô...” là cường điệu hóa...

Trên thực tế, với tôi, hành động đó không có gì là “bất thường”. Người thưởng ngoạn có thể đồng ý, không đồng ý... Nhưng, nếu kết luận hành động của người lính trẻ trên chiếc ba lô của họ là... “cường điệu hóa” thì, đấy là một... đáng tiếc cho chính người phê phán vậy.

Thứ đến, tôi nghĩ, người con gái trong ca khúc “Tình thư của lính” (hay bất cứ ai,) nếu tinh ý, sẽ nhận ra rằng, chính tên tuổi, hình bóng, tình yêu... của cô, làm cho chiếc ba lô của người lính- người tình “nặng trĩu!” Chứ không phải do trọng lượng quân trang, quân dụng chất trong ba lô đó.

Cũng ở phân khúc thứ nhất (phân khúc vừa kể), chuyển qua câu kế tiếp, Trần Thiện Thanh lại cho thấy thêm một lần nữa, khả năng liên tưởng của một thi sĩ. Khi ông nhớ lại, những vì sao rất sáng mà ông đã thấy trong đêm nào cùng với người yêu của ông thì, bây giờ, khi xa nhau, sực nhớ, ông lại thấy những vì sao sáng ấy, vẫn không sáng bằng đôi mắt của người ông yêu, ở hậu phương:

Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím / Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng / Đâu bằng đôi mắt em...”

Tuy nhiên, theo ghi nhận của riêng tôi thì, cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không chỉ cho thấy khả năng thi ca hóa những rung cảm nặng tính tâm lý mà, ngay với những ca khúc vinh danh người lính miền Nam đã hy sinh cho đất nước, cũng được ông viết xuống như những ca khúc không chỉ thuần túy mang nội dung biết ơn, ngợi ca sự hy sinh lớn lao của những người lính. Mà, ông mặc khoác cho sáng tác của mình, một điều gì hơn thế.

Tôi muốn gọi những ca khúc vinh danh những người lính miền Nam đã hy sinh cho đất nước kể trên, là “Tình ca cho những tử sĩ!”

Du Tử Lê

02-01-2013

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn