BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73327)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Tiến Trung nói chuyện với RFA trước ngày nhập ngũ

04 Tháng Ba 200812:00 SA(Xem: 976)
Nguyễn Tiến Trung nói chuyện với RFA trước ngày nhập ngũ
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Sau không ít khó khăn với chính quyền kể từ khi tốt nghiệp Thạc Sĩ công nghệ thông tin ở Pháp trở về, bạn trẻ Nguyễn Tiến Trung, người chủ xướng thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, vừa nhận lệnh triệu tập đi nghĩa vụ quân sự 18 tháng kể từ ngày 5/3 tới đây, khiến anh phải xin nghỉ việc tại công ty Rhodia (ở Diamond Plaza), đồng thời phải bỏ học khóa học Cử Nhân Quản Trị Kinh Doanh (Bachelor of Business Administration) trong chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại Học Hoa Sen và Học Viện Kinh Doanh UBI (United Business Institute, Vương Quốc Bỉ) để chuẩn bị nhập ngũ.

Nguyễn Tiến Trung


Trước ngày lên đường, Trung phát hiện chính quyền địa phương có nhiều biểu hiện sai phạm và thiếu minh bạch nghiêm trọng trong việc thực thi Luật Nghĩa Vụ Quân Sự đối với anh. Trong câu chuyện trao đổi với Trà Mi, Tiến Trung chia sẻ thêm:

Tải xuống để nghe

Nguyễn Tiến Trung: Về cái lệnh nhập ngũ mà Trung mới nhận được nhưng mà đến ngày hôm nay chính quyền địa phương lại cử người đưa cho Trung ký tên vào cái sơ yếu lý lịch thì Trung rất là ngạc nhiên khi thấy chính quyền địa phương lại ghi sẵn phần sơ yếu lý lịch của Trung rồi mà đã ký tên đóng dấu sẵn rồi và Trung chỉ cấn ký tên nữa thôi. Cái này phải do chính Trung tự viết, tự khai rồi ký tên chứ không thể có chuyện chính quyền lại đi viết giùm Trung, rồi lại ký tên đóng dấu.

Trà Mi: Nội dung mà chính quyền đã điền vào cái bản tờ khai đó, nó có gì sai lệch so với thục tế?

Nguyễn Tiến Trung: Thật sự trước đây chính quyền địa phương đã đến nhà Trung rất nhiều lần để hỏi về lý lịch thì Trung cũng đã ghi rất là rõ ràng.

Thứ nhất là về vấn đề chính trị thì Trung đã ghi rõ Trung là đảng viên Đàng Dân Chủ Việt Nam do Giáo sư Hoàng Minh Chính là Tổng Thư Ký, và là đoàn viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, thì họ cũng lờ đi không thèm ghi.

Thứ hai là chuyện họ đánh tụt học vấn, học thức của Trung xuống, từ trình độ là Cao Học thì họ đánh tụt xuống là trình độ học vấn 12/12. Họ đánh tụt xuống như vậy thì Trung thưa thiệt là chính sách dùng người của chính phủ Việt Nam là như thế nào và của quân đội Việt Nam như thế nào? Và còn điều nữa là những đóng góp của bố mẹ Trung cho đất nước thì họ hoàn toàn không ghi.

Thứ ba nữa là nghề nghiệp hiện nay của Trung thì họ ghi là kỹ thuật viên có nghĩa là tương đương với học trung cấp hoặc là trường cao đẳng, trong khi Trung đã học đại học và tốt nghiệp Cao Học ở bên Pháp.

Cái sai sót thứ tư là cái việc cán bộ thâm nhập của đơn vị nhận quân thì hoàn toàn không có, trong khi theo Trung đựoc biết thì theo nguyên tắc của quân đội là cái người của đơn vị nhận quân họ sẽ phải đến nhà Trung và đi một mình chứ không được đi cùng với chính quyền địa phương hay công an khu vực, nhưng mà tất cả những cuộc đến nhà Trung từ trước đến nay dều toàn là chính quyền địa phương đi cùng, tức là chủ tịch UBND Phường hay là phường uỷ.

Nói chung là bao giờ cũng có chính quyền đi theo. Những việc này là sai phạm rất là lớn.

Trà Mi: Theo ý kiến của Trung thì những nội dung ghi vào sai thực tế như vậy thì nó có ngụ ý gì không và có ảnh hưởng thế nào đối với bản thân của Trung khiến Trung bức xúc?

Nguyễn Tiến Trung: Theo Trung nghĩ thì dụng ý thứ nhất là chính quyền không muốn công nhận trong quân đội khi mà Trung vào sẽ có hai đảng. Cái chuyện thứ hai là họ không muốn trong quân đội biết Trung là người đã học đến Cao Học ở bên Pháp, tức là nếu Trung chỉ học hết lớp 12 mà thôi thì Trung sẽ chỉ là một người lính bình thường, trong khi theo quy định của quân đội theo Trung đựoc biết thì trình độ Cao Học - Thạc Sĩ thì phải làm sĩ quan chứ không phải chỉ là lính thôi.

Trà Mi: Thế thì ngay khi mà người đại diện của phía chính quyền đến nhà Trung đưa tờ khai lý lịch cho Trung ký thì Trung phát hiện những cái sai sót, như vậy Trung có trực tiếp tự mình nêu lên, phản ánh đối với người trực tiếp đến nhà mình hay không? Và cái phản hồi của họ như thế nào?

Nguyễn Tiến Trung: Trung đã phản ứng với phía chính quyền thì cái người đưa giấy tờ đến nhà Trung chỉ là người trong phường đội bình thường thôi và họ nói là họ tuân theo lệnh cấp trên đưa giấy đến để ký chứ họ không biết gì cả. Cho nên Trung đã yêu cầu thứ nhất là phải đưa lại cho Trung khai lại, thì Trung đã viết lại rồi. Và Trung yêu cầu là khi họ viết lại, họ đóng dấu ký tên lại thì phải giao cho Trung một bản photocopy để Trung đem cái bản photocopy này đưa cho các cấp chỉ huy của Trung ở Gia Định, nghĩa là cái đơn vị nhận quân.

Chính quyền và sự Minh bạch, Trong sạch


Trà Mi: Trong trường hợp nội dung mà Trung khai lại trong tờ lý lịch đó mà bị chính quyền phủ nhận hay như thế nào đó thì Trung dự định sẽ như thế nào?

Nguyễn Tiến Trung: Đây là sơ yếu lý lịch của Trung và Trung phải chịu trách nhiệm về lời khai của Trung, chứ còn chính quyền không được phép tuỳ tiện thay đổi trừ khi họ có những bằng chứng gì đó mà nói là Trung khai sai. Tại vì theo Trung nhận xét thì có dấu hiệu rằng chính quyền ở đây cố tình làm sai lệch hồ sơ của Trung và che giấu cái lý lịch chính trị của Trung, cho nên Trung sẽ nộp đơn khiếu nại lên Ban Chỉ Huy Quân Sự các cấp, UBND các nơi.

Trung xác định là Trung rất muốn đi nghĩa vụ quân sự tại vì nó chứng tỏ rằng những người thanh niên dân chủ tôn trọng pháp luật, luôn luôn sẵn sàng phục vụ và bảo vệ tổ quốc chứ không phải như báo chí bôi nhọ là chống phá đất nước. Nhưng mà những cái gì về lý lịch của Trung thì phải rõ ràng và đúng. Trung nghĩ đây là cái việc vi phạm rất là nghiêm trọng.

Chính quyền mà tự động ghi sơ yếu lý lịch của người dân như vậy và ghi sai như vậy, trong khi người dân đã ghi sơ yếu lý lịch cho họ (chính quyền) rất là nhiều lần, thì rõ ràng đây là sự cố tình, có ý định không tốt, cái đó không đúng với từ "chính quyền", tại vì trong cái từ "chính quyền" có cái từ "chính" là nó phải minh bạch và trong sạch.

Trà Mi: Theo như Trà Mi được biết là Luật Nghĩa Vụ Quân Sự của Việt Nam, Điều 29, Khoản E, đã đựoc Quốc Hội thông qua vào Khoá 11 Ky VII, ngày 14-6-2005, thì có quy định là những đối tượng đang đi học, dù là học ở tường phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp hay là ở cao đẳng - đại học do chính ơhủ quy định, được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, thì tại sao đối với Trung là một người đang đi học ở một trường đại học chính quy mà Trung lại bị kêu gọi nhập ngũ, như vậy thì Trung có...

Nguyễn Tiến Trung: Vâng, thì đúng là như vậy, tức là trên nguyên tắc là họ vi phạm luật, nhưng mà theo nghị định tức là văn bản dưới luật thì ghi là văn bằng 2 thì không đựoc hoãn. Tức là Trung đã có văn bằng 1 là bằng thạc sĩ kỹ sư ở Pháp rồi thì văn bàng 2 này là không đựoc hoãn nữa. Tức là cái nghị định của họ vi phạm chính luật pháp của họ. Thì điều này cũng rất là bình thường trong cái nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tức là luật thì chống lại hiến pháp còn nghị định thì chống lại luật.

Ví dụ Điều 69 Hiến Pháp quy định công dân có quyền tự do biểu tình, tự do ngôn luận, tự do báo chí, v.v. thì nghị định ra lại cấm tự do báo chí. Trung có rất nhiều bạn học du học từ Pháp về hay từ Nga về như Trung thôi nhưng các bạn chẳng có ai kêu các bạn đi nghĩa vụ quân sự cả. Tại vì...

Trà Mi: Thế Trung có tự hỏi cái lý do tại sao trường hợp của mình lại đặc biệt như vậy và Trung có đặt câu hỏi này với phía chính quyền và có đi tìm hiểu lời giải đáp hay không?

Nguyễn Tiến Trung: Ông phường uỷ nói với gia đình Trung là sau khi xem xét thấy gia đình Trung là thành phần cách mạng nên họ quyết định gọi vào quân đội cũng để nối tiếp truyền thống của gia đình, tức là bố Trun đã từng ở trong quân đội 20 năm. Cái đó là giải thích của họ, nhưng mà Trung thì Trung nghĩ rằng vấn đề này là vấn đề chính trị thôi. Nói thẳng thắng ra thì Trung nghĩ rằng đây là họ muốn cách ly Trung với phong trào dân chủ nói chung, cũng như với Đảng Dân Chủ Việt Nam nói riêng và với Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ nói riêng.

Trà Mi: Trung ủng hộ dân chủ và Trung hết mình hết lòng vì nên dân chủ Việt Nam thì việc đi nghĩa vụ quân sự đó nó có là một điểm dừng hay tạm thời kết thúc niềm đam mê hoặc là các dự tính chăng?

Nguyễn Tiến Trung: Tại Trung Đoàn Gia Định theo Trung được biết thì sẽ không có internet cũng như không có điện thoại di động cho nên Trung sẽ rất khó khăn vì Trung cũng có một số dự án như là sẽ dịch sách cũng như đọc và tham khảo một số sách về chính trị ngay trong thời gian 18 tháng mà Trung có thể tận dụng để mình có thể học hỏi thêm để sau này đóng góp tiếp tục cho phong trào dân chủ, thì Trung vẫn trau dồi kiến thức và bản lĩnh của mình.

Trà Mi: Tuy nhiên, về những hoạt động cụ thể đóng góp cho phong trào dân chủ thì chắc có lẽ là phải tạm ngưng?

Nguyễn Tiến Trung: Đúng rồi. Nhưng mà những người bạn của Trung ở trong Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ cũng như những chí hữu của Trung trong Đảng Dân Chủ ở bên ngoài sẽ tiếp tục công việc dân chủ hoá Việt Nam.

Trà Mi: Những cái rắc rối của Trung kể từ ngày về nước gặp phải có làm cho Trung một chút xíu nào đáng lo không?

Nguyễn Tiến Trung: Không. Trung chưa bao giờ lo lắng cả tại vì Trung biết là con dường dân chủ hoá Việt Nam nó sẽ đến địch. Trung kể cho Trà Mi nghe là một số người dân khi họ nghe tin Trung đi nghĩa vụ quân sự thì họ cũng đến tận nhà Trung chia sẻ và nói chuyện Trung không nên thất vọng, luôn luôn có lòng dân sau lưng. Trung nghĩ là cái mình đang làm là đúng với lòng dân và cái gì đúng thì nó sẽ đi đến thắng lợi mà thôi.

Trà Mi: Cảm ơn Trung rất nhiều. Trà Mi mong là Trung có một thời gian rất tốt đẹp, rất may mắn trong 18 tháng nghĩa vụ quân sự.

Nguyễn Tiến Trung: Vâng. Cảm ơn Trà Mi rất nhiều đã tạo điều kiện cho Trung tâm sự với quý thính giả Đài RFA. Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa Trà Mi với Nguyễn Tiến Trung trứơc ngày anh lên đường nhập ngũ làm tân binh của Trung Đoàn Gia Định tại Hóc Môn. Xin được nhắc lại, trong thời gian học tập tại Pháp, anh Trung đã có nhiều bài viết cũng như hoạt động tích cực nhằm cổ suý cho một nền dân chủ thực thụ tại Việt Nam, trong số này có các cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Mỹ, cũng như các nguyên thủ và chính trị gia hàng đầu tại Canada và các nước Tây Âu.

Trà Mi, phóng viên đài RFA
04/03/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn