BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62210)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Tiến Trung bị công an thẩm vấn ngay sau khi từ Pháp về đến Sài Gòn

07 Tháng Tám 200712:00 SA(Xem: 866)
Nguyễn Tiến Trung bị công an thẩm vấn ngay sau khi từ Pháp về đến Sài Gòn
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Du sinh Nguyễn Tiến Trung, người khởi xướng và lãnh đạo Tập hợp thanh niên dân chủ, đã trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp chương trình cao học tại Pháp.

Tin này khiến cho giới hoạt động dân chủ trong và ngoài nước không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho sự an toàn của anh, bởi trong suốt quá trình học tập ở nước ngoài, Tiến Trung là người tích cực phát động và tham gia vào các hoạt động cổ võ dân chủ cho Việt Nam.

Anh đã tận dụng mọi cơ hội có thể để lên tiếng kêu gọi một nền dân chủ thực thụ trên quê hương, từ các chiến dịch vận động sự quan tâm của giới trẻ khắp nơi như “Marathon Nối vòng tay lớn”, các thỉnh nguyện thư gửi tới giới lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam và quốc tế, cho đến các cuộc tiếp xúc trực tiếp với nguyên thủ các nước như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu…

Về nước, tình hình của anh hiện giờ ra sao? Chỉ 8 tiếng đồng hồ sau khi có mặt tại Sài Gòn, anh đã dành cho Trà Mi một cuộc phỏng vấn đặc biệt.

Nguyễn Tiến Trung


Tải xuống để nghe

Muốn được trực tiếp đối thoại


Trà Mi: Trung có thể cho biết thêm bạn về đến Việt Nam khi nào, mọi việc tiến triển ra sao, có an toàn, thuận lợi không?

Nguyễn Tiến Trung: Trung về đến Sài Gòn lúc 12 giờ trưa hôm nay, ngày 6/8/2007.

Trà Mi: Đựơc tin Trung quyết định về nước sau khi tốt nghiệp, giới trẻ yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước rất lo lắng cho sự an toàn của Trung vì những hoạt động công khai tích cực cổ võ cho dân chủ do chính bạn đề xướng và tham gia trong thời gian học tập ở nước ngoài. Sự lo lắng này thì cũng có cơ sở thôi, bởi ngay khi còn ở Pháp, Trung đã nhiều lần bị toà đại sứ tại đây “để ý”. Bản thân Trung không lẽ bạn không lo ngại những điều đó? Lý do nào khiến bạn mạnh dạn trở về nước?

Nguyễn Tiến Trung: Thứ nhất, Trung tin rằng mình không làm điều gì phạm pháp cả. Thứ hai, mình làm việc thành thật, thật lòng, nên Trung tin rằng mình có thể ngồi nói chuyện với nhau vì cùng là người Việt Nam cả. Mình không nghĩ rằng sẽ có những chuyện gì quá đáng xảy ra.

Vì vậy, Trung quyết định về gặp nhau tận mặt nói chuyện thì vẫn hơn là cứ viết bài từ xa rồi tưởng tựơng thế này, thế kia.

Như trường hợp báo An ninh thế giới chẳng hạn, họ đã viết bài về Tập hợp thanh niên dân chủ với những điều không trung thực một tí nào cả. Và Trung nghĩ rằng nếu nhà báo muốn tiếp xúc với Trung để nói chuyện thẳng thắn thì Trung rất sẵn lòng thôi. Trung quyết định về để mọi người thấy mình làm những điều thành thật, thật lòng, chứ mình không sợ gì cả.

Bị thẩm vấn ngay tại phi trường


Trà Mi: Kể từ khi đặt chân về tới Việt Nam tới nay, có đại diện nào từ phía chính quyền muốn gặp gỡ và đối thoại với Trung chưa?

Nguyễn Tiến Trung: Có rồi, ngay khi đặt chân xuống tới sân bay, Trung đã bị giữ lại 3 tiếng đồng hồ, nói chuyện với 2 anh công an. Cuộc nói chuyện diễn ra cũng thoải mái, cởi mở, chân tình thôi.

Trà Mi: Nội dung trao đổi ra sao?

Nguyễn Tiến Trung: Cuộc trao đổi xoay quanh những vấn đề như tình hình giáo dục ở Việt Nam và ở Pháp và tình hình chính trị của Việt Nam và của Pháp. Đại để ý của họ là vấn đề thì ai cũng thấy rồi, nhưng để sửa chữa thì cần phải có thời gian, chứ không thể nóng vội. Họ nghĩ Trung là người “nóng vội”, Trung cũng đã trình bày quan điểm của mình.

Trà Mi: Thế họ có đưa ra thông điệp gì không? Họ có đe doạ gì chăng?

Nguyễn Tiến Trung: Đe doạ thì hoàn toàn không có. Có điều họ giữ lại máy tính xách tay cuả Trung để kiểm tra. 8 giờ sáng mai Trung phải quay lại sân bay để cùng với hải quan lên Sở Văn hoá Thông tin. Sở Văn hoá Thông tin sẽ kiểm tra máy tính của Trung xem bên trong nội dung chứa những gì.

Hồi nãy có một người công an điện thoại cho ba của Trung, nói rằng chiều mai Trung phải lên làm việc ở công an quận. Nhưng Trung chưa nhận đựơc giấy mời, cho nên mình nghĩ rằng nếu không có giấy mời thì mình sẽ không đi. Mình lên làm việc thì phải có giấy mời đàng hoàng chứ không phải nói miệng được.

Sẵn sàng chấp nhận những chuyện tồi tệ nhất


Trà Mi: Ngay từ những phút đầu tiên khi trở lại đất nước của mình, bạn đã gặp không ít phiền toái không đáng có như vậy, ý của bạn như thế nào? Trung có hối hận với quýêt định của mình không? Có dự trù những việc tệ hơn như thế sẽ xảy ra với mình chăng?

Nguyễn Tiến Trung: Khi mình quyết định trở về, mình đã chuẩn bị tâm lý, tinh thần, và cả thể lực nữa cho những chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng mình luôn hy vọng vào những chuyện tốt đẹp nhất. Trung thấy những gì mình làm cũng chưa là gì. Chẳng hạn như, so với những người cách mạng tiền bối đã hy sinh, mình cũng chưa là gì cả. Cho nên mình thấy cũng không có gì đặc biệt để đáng nói đâu.

Trà Mi: Người lãnh đạo đã về nước rồi, hướng tới Tập hợp thanh niên dân chủ sẽ như thế nào?

Nguyễn Tiến Trung: Hiện tại thì Ban đại diện Tập hợp Thanh niên dân chủ đã có đủ ở 4 châu lục: Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, và Châu Mỹ. Các bạn trong Tập hợp sẽ vẫn hoạt động bình thường, vẫn giữ các hoạt động như từ trước đến nay. Đồng thời, thời gian sắp tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở Việt Nam.

Tiếp tục hoạt động cổ võ dân chủ


Trà Mi: Trở về Việt Nam chắc chắn những hoạt động cổ võ dân chủ của Trung sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bạn có nghĩ rằng sẽ có thể tiếp tục theo đuổi lý tửơng của mình và tiếp tục lãnh đạo Tập hợp thanh niên dân chủ trên con đường đấu tranh, kêu gọi một nền dân chủ thực thụ cho Việt Nam không?

Nguyễn Tiến Trung: Trung biết chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, nhưng phải vựơt qua thôi. Điều gì cũng có hai mặt lợi và hại. Đấu tranh ở nước ngoài thì cũng có cái dở, cái hay. Đấu tranh trong nước cũng có cái dở, cái hay. Mình phân tích thì thấy rằng nên về nước hơn là ở bên ngoài.

Trà Mi: Nhưng thực tế cho thấy những người mạnh dạn lên tiếng ủng hộ dân chủ trong nước đều gặp không ít khó khăn trong cuộc sống do chính quyền gây áp lực từ nhiều phía, từ gia đình cho đến công ăn việc làm, thậm chí là bắt bớ tù đày hay quản thúc, khiến người ta phải nản chí. Trung dự định làm thế nào để có thể tránh được những sự sách nhiễu đó?

Nguyễn Tiến Trung: Thứ nhất, trong Tập hợp thanh niên dân chủ mình có anh em. Trong phong trào dân chủ Việt Nam có mọi người cùng đoàn kết với nhau, cùng bảo vệ nhau. Mình có tổ chức, có lực lựơng thì mới hỗ trợ và bảo vệ nhau được, chứ còn đấu tranh cá nhân khi làm một việc quá lớn như dân chủ hoá Việt Nam thì một mình không bao giờ làm được. Đó là cái Trung tự tin. Mình không bao giờ cô độc cả, lúc nào cũng có anh em, đồng đội, bạn bè hỗ trợ cho mình.

Trà Mi: Trong trường hợp bất khả kháng, nếu có một lúc nào đó Trung phải lựa chọn giữa hai con đường: hoặc là phải bỏ qua lý tưởng để đựơc ổn định cuộc sống, đựơc mưu cầu tương lai như đa số bạn trẻ ngày nay đang làm; hoặc là phải đối đầu với những nan nguy, thậm chí là phải đánh đổi cả tuổi trẻ, tương lai của mình để tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ cho Việt Nam như những gì bạn từng ao ước, thì Trung sẽ cân nhắc như thế nào trước hai sự lựa chọn này?

Nguyễn Tiến Trung: Mình luôn khẳng định là sẽ làm đến cùng, nhưng cái gì cũng vậy, nói thì dễ lắm, nhưng cần phải có thời gian để chứng minh. Ngay cả việc mình quay về cũng có rất nhiều bạn hồ nghi việc này. Mình nghĩ mọi người tin hay không tin thì cứ để đó, thời gian sẽ trả lời. Chứ còn mình như thế nào thì bạn bè, đồng đội mình, ai cũng đã biết cả rồi. Mình có thể khẳng định chắc chắn là sẽ làm đến cùng, và đó là lý tửơng của mình mà. Mọi chuyện khó khăn mình đã xác định trước khi về Việt Nam rồi.

Trà Mi: Liệu bạn có đựơc sự ủng hộ của gia đình và người thân hay không?

Nguyễn Tiến Trung: Về gia đình, Trung chỉ nói vắn tắt thế này. Ba mẹ Trung coi Trung như là người lớn, đã trên 18 tuổi, và là một công dân rồi. Cho nên, Trung có quyền quýêt định của Trung, Trung tự lập. Những gì Trung làm, Trung sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không phải bố mẹ chịu trách nhiệm về những gì Trung làm.

Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến Trung rất nhiều vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này, và cũng xin cầu chúc cho bạn đựơc nhiều may mắn, thành công trong những dự định sắp tới.

Nguyễn Tiến Trung: Xin cảm ơn đài RFA và qúy vị thính giả nghe đài.

Trà Mi, phóng viên đài RFA - 07/08/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn