BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77536)
(Xem: 63340)
(Xem: 40788)
(Xem: 32420)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?

30 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 939)
Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Câu chuyện chống tham nhũng đến nay đã gần chục năm đến nay gần như chưa thu được kết quả nào đáng kể. Cách đây hai năm Trương Chủ Tịch đã than: “không phải một vài con sâu mà cả một bầy sâu”. Mới hôm qua, tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Chủ Tịch lại than: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn…” Như vậy chục năm qua sâu năm sau nhiều hơn năm trước, từ vài con sâu đến một bầy sâu và bây giờ là cả một tập đoàn sâu, tham nhũng trở thành đại họa của Đất nước.

Trước cuộc Chỉnh đốn Đảng, Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhận định: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”. Đương kim Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người phất cao ngọn cờ Chỉnh đốn Đảng đã nhận định: “một bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Những nhận định đó làm dân rất phấn khởi vì Đảng đã thấy được sự thật. Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho biết: “ bệnh đã chẩn, thuốc đã bốc” dân lại càng càng phấn khởi hơn. Và khi đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố về công cuộc Chỉnh đốn Đảng: “Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” thì toàn Đảng toàn dân phấn khởi vô cùng.

Nhưng rồi sau một thời gian dài cuộc Chỉnh đốn Đảng chưa thu được kết quả nào đáng kể. Ngoài việc chuyển ban chống tham nhũng từ Chính phủ sang Trung ương Đảng và Quốc hội biểu quyết thông qua bỏ phiếu tín nhiệm, mọi việc vẫn còn nguyên như cũ, tập đoàn sâu vẫn còn nguyên đấy. Trương Chủ tịch đã thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải thích cho cái sự “ chưa làm được bao nhiêu” này làphê cái gì thì phê vẫn phải quán triệt “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”. Mục đích chính là cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe. Đến đây thì dân buộc phải hỏi: thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?

Lời kêu gọi chống tham nhũng của Trương Chủ Tịch thật khẩn thiết:“ Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “đã có hàng mấy trăm thư, hàng nghìn ý kiến từ cơ sở, kể cả thư ngỏ, kiến nghị của giới trí thức góp ý chân tình, nói thẳng, nói thật…” Nhưng rồi, cũng theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “ những thư từ, ý kiến góp ý lặn đi đâu hết rồi, kết quả đến nay hầu như chẳng mang lại cái gì, chẳng nên cơm nên cháo gì cả! Thêm mất công chờ đợi và hy vọng!” Tại cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi Trương Chủ Tịch lại nói “ Tôi đánh giá rất cao đóng góp của bà con”. Đến đây, nói như đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, dân buộc phải kêu lên: Đánh giá cao rồi sao nữa chớ, không lẽ đánh giá cao rồi thôi? Tiếng kêu ấy cho biết niềm tin của dân đã mất.

 Chính Trương Chủ Tịch cũng đã thú nhận: “Tôi thấy buồn lòng khi niềm tin trong dân giảm sút”. Dân rất chia sẻ với nỗi buồn đó và không phải họ không buồn vì niềm tin của họ đã mất đi. Nhưng để lấy lại niềm tin của dân thì, sau những phát ngôn mạnh mẽ và quyết liệt ấy, Đảng và Nhà nước phải cho dân thấy tập đoàn sâu bị lôi ra ánh sáng như thế nào, nguyện vọng của dân phải trở thành mệnh lệnh ra sao. Đó là cách duy nhất để bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ, chỉ có cách ấy thôi, không có cách nào khác.

NQL

Theo Quê Choa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn