51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42
Bài nói chuyện trong ngày tưởng niệm nhà văn Duyên Anh, do Nhóm Thư Viện Giáo Xứ và Trung Tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phối hợp tổ chức tại Hội trường Giáo Xứ ngày 2-3-1997Số tác phẩm của Duyên Anh cộng hết lại là 87 cuốn, kể cả chín cuốn chưa ra đời. Tôi bàn về ba tập cuối đã in, đều nói về ca dao. Trong hai tập
Vỡ Lòng Ca Dao (VLCD) và
Về Với Ca Dao, tác giả đặt cho tiểu tựa là
Tâm Bút, Tâm bút, vì tác giả đã gửi gấm cả tấm lòng, và là tác phẩm tâm đắc. Hãy nghe tác giả định nghĩa ca dao:
Ca dao rất cũ và rất mới, rất xa và rất gần.
* * *
Trong
Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) có câu ca dao:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu thơ sáu chữ đó đã là khởi nghiệp văn chương của ông, với truyện ngắn đầu tay
Hoa Thiên Lý. Chất ca dao chất ngất trong QVGKT vừa là
thể (hình thức), vừa là
phách (nội dung) của một văn nghiệp đa dạng và phong phú. Tác giả tự thuật: "
Tôi là môn đệ chấm phẩy của sư tổ QVGKT" (VLCD, tr.84). Văn nghiệp của Duyên Anh gồm nhiều thể loại: "
Kẻ yêu nhất gọi tôi là nhà văn của tuổi thơ. Kẻ yêu nhì gọi tôi là nhà văn của tuổi trẻ. Kẻ yêu ba gọi tôi là nhà văn của nam phụ lão ấu. Kẻ yêu tư gọi tôi là nhà văn của du đãng. Người ghét nhất, ghét đến căm thù, gọi tôi là kỳ nhông bồi bút" (VLCD, tr.90). Duyên Anh trân trọng danh hiệu
Nhà Văn Của Tuổi Thơ, vì tuổi thơ của tác giả khăng khít với QVGKT. Tôi có ra thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ tìm đọc QVGKT. Tác giả là các thầy giáo Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Tập một: lớp đồng ấu (cours enfantin) dạy đánh vần. Tập hai: lớp dự bị (cours préparatoire). Tập ba: lớp sơ đẳng (cours élémentaire). Cụ Nguyễn Văn Ngọc là tác giả hai cuốn
Tục Ngữ Phong Dao và
Cổ Học Tinh Hoa chắc đã tuyển chọn từng hạt ngọc ca dao để in vào tập sách và lo viết cổ học. Còn cụ Trần Trọng Kim, tác giả cuốn
Việt Nam Sử Lược và
Nho Giáo, biên soạn phần lịch sử. Hai cụ Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn những phần khác. Bộ QVGKT ra đời năm 1935 cũng là năm sinh của Duyên Anh. .
Khác với những bài đọc trong bộ QVGKT chủ yếu là để "đọc," ca dao là để "nghe." Vì thế ca dao mới được gọi là ca dao. Trong tập thơ
Em, Tôi, Saigon và Paris (có dấu phết ở giữa
Em và
Tôi), "Tôi" Duyên Anh lên tiếng hỏi "Em": "
Có bao giờ em nói, Câu tình tự ca dao." Huy Cận cũng hỏi:
Một buổi trưa không biết ở thời nào, Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao." Ca dao là tiếng nói khiến người ta hỏi han nhau. Nhạc sĩ Cung Tiến thì trả lời: "
Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao. Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao" (Hương Xưa). .
Ca dao không những "
rất xa và rất gần".Đối với Duyên Anh, ca dao còn chênh vênh bên bờ vực tử sinh. Nhà văn có lời
tâm bút: "
Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, khi ta đứng bên bờ vực thẳm, chợt nhớ mấy áng ca dao, ta đọc vang trời đất, sẽ được cứu rỗI" (VLCD, tr.38). Cứu rỗi là một khái niệm trong đạo Công giáo. Con đường cứu rỗi mang tên
Phúc Thật Tám MốI. Trong tập
Nhà Tù, Duyên Anh thuật chuyện
Phúc Thật Tám MốI trong tù. Mỗi
Phúc Thật có ca dao nói hộ. Phúc thứ nhất dành cho những kẻ khó nghèo, ca dao bèn lên tiếng:
Chẳng may số phận gian nan, Lầm than cũng chịu phàn nàn cùng ai. Phúc thứ hai của kẻ hiền lương, tục ngữ liền bảo:
Ở hiền gặp lành. Phúc thứ ba là phúc đức ưu phiền, ca dao ướt sũng nước mắt:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên, Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. Phúc thứ năm của người công chính, tục ngữ có câu:
Tham thì thâm. Phúc thứ sáu là phúc thương người, QVGKT trích lời Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi:
Thương người như thể thương than. Ca dao cũng có câu:
Dù xây chín bực phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người. Phúc thứ sáu của người trong sạch, ca dao liền thác lời con cò:
Có sáo thì sáo nước trong, Đừng sáo nước đục đau lòng cò con, hoặc
Đói cho sạch, rách cho thơm. Phúc thứ bảy của người tác tạo hòa bình, tinh thần dĩ hòa vi quý thể hiện qua câu:
Một điều nhịn chín điều lành. Còn phúc thứ tám dành cho những người bị bắt bớ vì công chính, Duyên Anh làm bài thơ
Van Lơn đề tặng phúc thật này:
Xin em hứng nhục riêng mình, Cho muồi hạnh phúc trĩu cành nhân sinh. (thơ Duyên Anh, tr.19). Phúc Thật Tám Mối được tổng kết trong hai câu ca dao:
Người trồng cây hạnh để chơi, Ta trồng cây phước để đời về sau.
* * *
Ca dao bắc nhịp cầu cứu độ. Ý nghĩ của Duyên Anh làm ta nhớ đến các bài Veda của Ấn Độ và
Kinh Thi bên Trung Quốc. Ca dao là một thể nghiệm không ngừng vươn lên. "
Tout ce qui monte converge." Triết gia Heidegger cũng nhận xét: "
Tư duy phải được diễn đạt bằng thơ." Vì vậy, ca dao có hẹn hò cùng với cứu độ cũng là dễ hiểu. Người Tầu có
Kinh Thi. Còn ta có Kinh Ca Dao. Nhưng vẫn chưa đặt thành tên. .
Ca dao trong QVGKT vừa là cách nhập thế và nhập thế giới văn chương:
Nhập thế cục bất khả vô văn tự. Lại vừa là một phương cách xuất thế.
Cứu độ theo cách nói Duyên Anh. Ca dao khiến nhà văn đặt ra một thể loại văn chương mới, đặt tên là
Tâm Bút. Nếu Duyên Anh có thể viết lại về tính đa dạng trong sự nghiệp văn học của mình, có thể ông sẽ viết:
Người yêu nhất gọi tôi là nhà văn của ca dao. Như chúng ta hôm nay.
Lê Đình Thông