Tiếp sau dó, ba công dân nạn nhân: Phạm Thanh Nghiên, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa gửi đơn xin phép biểu tình (theo đúng quy định của pháp luật)
Sau khi gửi đơn xin biểu tình tư gia của ba công dân trên bị công cụ ( công an) làm nhiệm vụ ổn định chính trị, ổn định trật tự xã hội bao vây, giám sát, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên bị công an đến nhà đưa “lệnh miệng” quản thúc tại gia, cô Phạm Thanh Nghiên bị xã hội đen hành hung.
Đơn xin phép biểu tình bị chính quyền ra thông báo bác bỏ vì chiếu theo Nghi định, Thông tư của Chính phủ, của bộ Công an là “gây rối trật tự công cộng”?
Sau đó là đơn khiếu nại về thông báo “bác đơn xin biểu tình” của cô Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân Nghĩa. (ông Vũ Cao Quận vì sức khỏe không thể tiếp tục cái vụ cù nhầy của chính quyền này được)
Qua 15 ngày đơn khiếu nại không được trả lời theo quy định của Luật Khiếu Nại Tố Cáo.
Bấy giờ là một lá đơn khởi kiện của cô Phạm Thanh Nghiên đối với cấp hành chính đã bác đơn xin biểu tình đệ lên tòa án hành chính cùng cấp, có sự phục vụ của luật sư Lê Trần Luật. Lưu ý rằng luật sư Lê Trần Luật đã được công an Hải Phòng lịch thiệp nhắc nhở “ vì an toàn nghề nghiệp, phải theo đúng luật chơi”; ông Nguyễn Xuân Nghĩa phải ngoài đơn vì tạm thời không có chứng minh nhân dân, hộ khẩu có công chứng không được Tòa chấp thuận)
Đơn khởi kiện của cô Phạm Thanh Nghiên bị tòa trả lại với lý do: “ Chiếu theo điều a, b, c…trong A, B, C…Tòa không có chức năng thụ lý…”
Vậy là rõ!
Ba công dân “bị lây bệnh tâm thần của luật sư Bùi Thị Kim Thành” này không biết kêu ai bây giờ, kiện lên đâu nữa bây giờ!. Trước khi làm đơn xin biểu tình theo đúng quy định của pháp luật đã không được biểu tình, sau khi làm đơn xin biểu tình theo đúng “quy định của pháp luật” không những đã gặp bao nhiêu nguy hại mà càng không được biểu tình.
Trả lời giới truyền thông độc lập, luật sư Lê Trần Luật nói: “ Tòa án lập ra là để giải quyết các xung đột xã hội. Không có tòa án công dân, nhà nước giải quyết xung đột bằng luật rừng; và ông hình tượng hóa: Ta coi vụ kiện này như một trận banh, đội banh A gồm cô Nghiên, ông Nghĩa…; đội banh B là đơn vị hành chính đã bác đơn; Trọng tài ở đây chính là Tòa án phải có trên sân cỏ và thực thi nghĩa vụ là xử lý các hành vi không đúng luật của cả hai bên. Vậy mà trận banh này không có trọng tài, trọng tài không làm nhiệm vụ; dẫn đến cuộc chơi này không theo luật. Như các cầu thủ, một bên là Cô Nghiên, ông Nghĩa; bên kia là UBND thành phố Hà Nội rồi sẽ “cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, nhổ nước bọt vào mặt nhau” và ai dùng luật rừng sẽ thắng.
Điều 69 Hiến pháp năm 1992 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của dân, do dân và vì dân”: CÔNG DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ, CÓ QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN, CÓ QUYỀN ĐƯỢC HỘI HỌP, LẬP HỘI, BIỂU TÌNHtheo quy định của pháp luật”
* * *
SON PHẤN ƠI, HÃY TỰ BỎ NHIỆM SỞ GIẢ DỐI CỦA MI ĐI!
Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi ý kiến của bạn