Vì thế, ở Việt nam tham nhũng đã được coi là kẻ thù nội xâm, đồng thời việc chống tham nhũng là một trong những đòi hỏi cấp bách của người dân. Nhưng cho đến nay, hầu như công tác phòng chống tham nhũng của chính quyền không đáp ứng và đạt được những kết quả cần thiết. Người ta cho rằng việc chống tham nhũng ở Việt nam không khác gì việc “Súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu đạn", với lý do đã sai lầm để người đứng đầu cơ quan hành pháp giữ chức vụ đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng. Theo con số thống kê, hiện nay tham nhũng tại Việt Nam không chỉ đã gây sự thiệt hại vô cùng lớn ước lượng 30% - 40% của nguồn vốn đầu tư công, nhưng con số các vụ việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý chỉ là những con số đến trên đầu ngón tay. Đặc biệt là những vụ án được xử lý với các bản án nghiêm khắc còn quá hiếm. Bên cạnh các khoản tham nhũng lớn đó là tệ nạn tham nhũng vặt của đa số nhân viên công chức nhà nước đã trở thành luật bất thành văn, từ đó gây nên bao điều nhức nhối cho người dân và đời sống xã hội.Theo định nghĩa thì tham nhũng hay tham ô là hành vi của những người lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình (để hoặc cố ý) làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cho cá nhân mình và những người khác trong nhóm lợi ích của mình. Tham nhũng sẽ tồn tại khi còn cơ chế xin cho, hay nói cách khác là tham nhũng thường phát sinh ở các đối tượng có chức có quyền, ở nơi có các cá nhân nắm giữ các quyền lợi liên quan đến tiền bạc mà không có một cơ chế kiểm soát thích đáng. Vì một khi quyền lực tuyệt đối thì bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân sẽ tha hóa tuyệt đối, vấn nạn tham nhũng cũng vậy, sẽ không bao giờ có hồi kết. Với thể chế chính trị của Việt nam hiện nay, khi điều 4 của Hiến pháp đã khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN, coi họ là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì cũng có nghĩa rằng các đối tượng có chức, có quyền tham nhũng tham ô hiện nay ở Việt nam cơ bản sẽ là đảng viên đảng CSVN. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả Poll reports của trang Tin tức Hàng ngày thăm dò dư luận xã hội với câu hỏi "Theo bạn đảng CSVN là của ai ?". Cuộc thăm dò này được tiến hành đối với 16.559 người Việt nam sống ở trên toàn thế giới, trong đó 85% số người được thăm dò đang sống ở Việt nam cho biết kết quả cụ thể như sau:
Từ kết quả trên, điều đáng giật mình từ kết quả thăm dò trên cho thấy 67,64% người được thăm dò, tương đương với 11.471 người cho rằng đảng CSVN là của bọn quan tham từ trung ương đến địa phương. Có nghĩa là kết quả của Poll này cho thấy uy tín của đảng CSVN đã xuống rất thấp, nghĩa là đảng CSVN bây giờ không còn là đảng tiên phong, đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động nữa. Mà là một tập hợp của bọn quan chức tham nhũng.
Nhất là vào thời điểm trong những ngày này, tại Hà nội các đại biểu Quốc hội đang thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng (sửa đổi), không biết có phải vì các đại biểu Quốc hội được tiếp thêm sinh khí sau kết quả của Hội nghị Trung ương 6 - Khóa XI kết thúc hay không mà người ta nhận thấy không khí tranh luận khá sôi nổi và quyết liệt. Đặc biệt, trước thực trạng tham nhũng trầm trọng, nhiều đại biểu đề nghị phải xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ; và bầu Tổng bí thư đứng đầu Ủy ban Quốc gia chống tham nhũng. Cụ thể là, ngày 9/11, thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, tình trạng tham nhũng được nói đến rất nhiều, đã có một rừng luật, quy định... nhưng thực hiện chưa tốt và luật chưa chặt. Hơn nữa, việc sửa luật trong một kỳ là rất khó. Để răn đe, ông Thuyền còn đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng và "Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy. Nếu không làm như thế thì chống tham nhũng không có hiệu quả". Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, dân có nhu cầu chính đáng là tiêu diệt chứ không phải là phòng chống tham nhũng nữa. Do đó, cần phải "xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ"
Cũng như cách đây ít lâu, khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.". Nói như ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì trong nội bộ đảng CSVN đã và đang có nhiều con sâu bao gồm một bộ phận không nhỏ các cán bộ quan chức có cái đặc quyền ban phát để rồi tham ô, tham nhũng. Hay nói cách khác đối tượng tham nhũng là một bộ phận không nhỏ đảng viên là các cán bộ (trung, cao cấp) các đối tượng có chức có quyền, hay là lãnh đạo ở những cơ quan, những nơi nắm giữ các quyền lợi liên quan đến tiền bạc. Những đối tượng đó chắc chắn phải là đảng viên đảng CSVN chứ không có ai nào khác.
Xem ra các đề xuất bằng giải pháp mạnh của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận về luật Phòng chống Tham nhũng, đã làm cho lãnh đạo đảng CSVN bị đẩy vào tình thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Nếu áp dụng các giải pháp mạnh theo đề xuất, thì khác nào đảng CSVN tự đánh vào mình và đồng thời là một cách thừa nhận gián tiếp đảng CSVN là lực lượng phản quốc. Vì sự độc quyền chính trị của đảng CSVN theo điều 4 của Hiến pháp, ai cũng hiều mặc nhiên nó cũng là độc quyền tham nhũng, độc quyền trục lợi trên tài sản và ngân sách của quốc gia, mà mục đích của điều 4 Hiền pháp khẳng định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng không nằm ngoài mục đích đó. Thế là vô hình chung việc đề xuất coi tham nhũng như tội phản quốc, thì có thể suy ra là cách gián tiếp các đại biểu Quốc hội ngầm cảnh báo rằng đảng CSVN đã và đang là một tổ chức của một bộ phận không nhỏ phạm tội phản quốc. Như vậy, nếu nói rằng đảng CSVN là một đảng phản quốc thiết nghĩ cũng không có gì là quá mức.
Đảng CSVN từ trước năm 1986, năm bắt đầu đổi mới vẫn tự khẳng định họ là tinh hoa của dân tộc Việt nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dan lao động, là người tổ chức và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mà chỉ sau hơn 20 năm, đặc biệt là trong 6 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kiêm trưởng Ban Phòng chống tham nhũng đã nhanh chóng trở thành một lực lượng độc quyền tham nhũng, là một đảng tập hợp những kẻ phạm tội phản quốc có tổ chức. Đó là điều hết sức đau lòng cho một số đông các đảng viên cộng sản khác không có chức , có quyền vẫn còn đang trung thành và hết sức cố gắng giữ gìn phẩm chất của người đảng viên cộng sản.Mọi sự vật trên thế gian này luôn vận động và chuyển hóa không ngừng nghỉ, không có gì là vĩnh viễn và vĩnh cửu. Do đó việc đảng CSVN tự khẳng định quyền độc quyền chính trị bằng điều 4 Hiến pháp là một hành động hết sức sai lầm, được ví như là tự đảng CSVN tự giết mình. Một phần do sự kiêu ngạo chủ quan của họ, do họ được quyền tự tung tự tác đứng trên luật pháp mà không bị một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh nào ràng buộc. Đó chính là lý do vì sao người đứng đầu cơ quan hành pháp vi phạm pháp luật và kỷ luật đảng, làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng do thiếu trách nhiệm và tham nhũng mà chỉ chịu trách nhiệm bằng một lời xin lỗi. Có lẽ họ đã không hiểu hết lòng nhân dân đang nghĩ về đảng CSVN của họ hiện nay ra sao?
Đừng quên, dân là người nâng thuyền nhưng cũng đồng thời là người lật thuyền. Sự chịu đựng của nhân dân chỉ có hạn. Những người lãnh đạo của đảng CSVN liệu mà có những biện pháp sửa đổi nhanh chóng. Đó là đảng CSVN không chỉ là một lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, phải chấp nhận sự cạnh tranh trong chính trị. Và đặc biệt là đảng CSVN phải tuân thủ, chấp hành đúng và đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật như các tổ chức và các cá nhân khác, theo cơ chế mọi cá nhân và tổ chức phải bình đẳng trước pháp luật.
Bằng cách đảng CSVN phải tiến hành sửa đổi và cải cách thể chế chính trị nhanh, mạnh và triệt để, để xóa bỏ mọi mầm mống của tham nhũng, bằng cách tôn trọng quyền kiểm tra, giám sát của mọi công dân, mọi tổ chức xã hội trên cơ sở luật pháp quy định. Đặc biệt là phải chấp nhận lực lượng chính trị đối lập thực hiện quyền kiểm tra giám sát một cách độc lập đối với chính phủ và các cơ quan quyền lực khác. Nếu không rồi đến lúc biết thì đã muộn. Bài học tấm gương của các chính quyền độc tài tham nhũng trên thế giới có kết cục ra sao chắc ai, ai cũng đã quá biết rõ.
Ngày 12.11.2012
Kami
Gửi ý kiến của bạn