BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73310)
(Xem: 62228)
(Xem: 39416)
(Xem: 31161)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khi về lại Thủ Dầu Một

05 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 1486)
Khi về lại Thủ Dầu Một
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


Tôi ra trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 5-68 được kêu trong danh sách đi học trường Công Binh - Bình Dương. Thật lạ tôi lại trở về nơi tuổi nhỏ tôi, tôi nhớ ngày xưa từ Quảng Lợi, Hớn Quản ra đó như từ quê ra tỉnh, mà ra tỉnh thật khi vào học tiểu học ở trường Nam - Thủ Dầu Một, để rồi sau đó thi đậu vào Trung Học Petrus Ký – Sàigòn, được coi như là may mắn hiếm có.

 Sau này Thủ Dầu Một có trường trung học Trịnh Hoài Đức, Thanh Tâm Tuyền về dạy. Có chùa Tây Tạng ghi bao kỷ niệm của chúng tôi với Thầy Tịch Chiếu trụ trì lâu năm. Đám cưới Nguyễn Đức Sơn và Phượng ở đó. Nguyên Giác Phan Tấn Hải xem Thầy Tịch Chiếu như bổn sư của mình. Nay Thầy đã già lắm, và tôi nhớ Phùng Ngộ, một vị sư trẻ hay ra đón tôi cuối tuần ở trường Công Binh cùng đi bộ về chùa, nay Thầy ở đâu…

Thủ Dầu Một





 Trong ba-lô tôi luôn có một, hai cuốn sách ruột, loại livre de poche, tôi còn nhớ như Le repos du guerrier của Germaine Beaumont, Paroles của Jacques Prévert… tôi ghi chằng chịt trên những khoảng trống của trang sách những ý nghĩ của mình. Trưa nằm trên nền xi-măng mát lạnh bên cạnh chiếc đại hồng chung ở chùa đọc vài trang sách, viết vài trang thư gởi về Huế nhớ vợ nhớ con vô cùng.

 Nhớ Cao Đông Khánh, nhà thơ miền Nam, thơ anh làm ra và chính giọng đọc của anh mới nói lên được hết cái ngang tàng. Nay anh đã mất. Khi biết tôi sinh ở Thủ Dầu Một, quê của anh, anh đã viết: Từ Sàigòn, Gia Định ra, nếu đi ngả cầu Bình Lợi, rồi, rẽ trái, đi về Bình Phước, Lái Thiêu, Bún… dựa theo bờ sông Cái Bè, có những lớp vườn trái cây, sầm uất, mướt màu, che bóng mát u tịch… Cái màu vàng, đỏ của trái cây chín tới, như tự nó phát quang. Trái cây đó, màu sắc đó, hương thơm đó, vị ngọt đó là tinh túy được kết hợp bởi đất đai khí hậu ngàn năm ở đó. Và từ đó mà đi, nhà thơ Bùi Giáng “vào đất rộng, kính chào Bình Dương” tức là vào sâu đến quận Phú Cường tỉnh Thủ Dầu Một ngày xưa, tức là vào đến vùng đất sét, vào đến vùng nước suối, nước mội, vào đến vùng canh chua lá giang, vào đến vùng tiểu công nghệ, lò chén, lò gốm, vào đến vùng tranh sơn mài… Đến Thủ Dầu Một còn là, đến nơi chôn nhau cắt rốn của họa sĩ Đinh Cường. Với tranh của Cường, vật chất, như tự nó, tự phát quang (Cao Đông Khánh - Ánh sáng tự phát của Đinh Cường tỉnh Thủ Dầu Một - Brochure Triển lãm tranh ĐC tại Đại Học George Mason, Virginia 1994).




 Thủ Dầu Một với mặt trận An Lộc khét tiếng, những đêm cùng đại đội của trường Công Binh ứng chiến ven bìa rừng cao su, trong hầm trú ẩn, tôi đã nhớ và ghi lại :

 Tiếng đại hồ cầm nào rơi trong hồn tôi chiều nay
chiều muộn sầu trên hàng phi lao tôi bước ngu ngơ ùng đá sỏi
mặt trời giã từ
mặt trời bắt tay

Tiếng bom nào rơi trong hồn tôi
đêm nay
đêm hãi hùng như loài thú dữ
tôi bước lạnh người sợ bãi mìn chông nhìn vì sao sa thấy lòng tức tưởi
vì sao biệt tăm

 Tiếng cười nào rơi trong hồn tôi sáng nay
sáng mù sương trên đồi cỏ dại tôi trở về còn đủ chân tay
cơn mưa đầu mùa trở lại
tôi gọi thầm em trong mưa mưa mưa…

(Một ngày – Văn số 131, Lệ đá đêm sâu, 6-1969)

 Ra trường Công Binh, tôi được chọn về làm ở Cục Công Binh, phòng 5, cùng phụ trách tờ báo Công Binh, sau đó biệt phái về dạy lại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế … Nhớ lại một thời, rừng cao su đầy bom đạn, mùa hoa vẫn nở trắng. Nhớ chiếc ba-lô chứa đựng những câu thơ của Prévert:

Oh Barbara


Quelle connerie la guerre…

Virginia, 22 Sept. 2012

Đinh Cường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn