BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73310)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31161)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đôi giòng tâm tình với chị Hạ Quyên

14 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 1203)
Đôi giòng tâm tình với chị Hạ Quyên
53Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.34
Chị Hạ Quyên thân kính,

 Đầu thư xin chị đừng trách ngôn ngữ giữ lễ của Tôi. Anh Thắng có nhắc nhở tôi là không nên giữ lễ quá với quí anh chị em trẻ, e rằng sẽ tạo khoảng cách. Tấm lòng thiết tha với tuổi trẻ của anh Thắng cũng như suy tư sâu sắc của anh, thật tôi khó bì kịp. Nhưng với cương vị khách quan của ngưòi "cai mạng", biết là vậy nhưng phải cư xử bình đẳng và giữ lễ với độc giả, nhất là độc giả trẻ, để tránh tính gia trưởng làm mất tính tự tin của giới trẻ, đức tính tối cần thiết để bưóc ra đời hiên ngang cáng đáng trách nhiệm truyền thống như Bà Trưng , Bà Triệu, Bà Đỗ Thị Tâm, Cô Bắc Cô Giang v.v đã bị Đảng CSVN và cái bóng hư ảo của Hồ Chí Minh ăn mòn hơn nửa thế kỷ.

 Tôi có thưa với anh Thắng như vậy đấy chị Hạ Quyên, và anh ấy cưòi phì rồi đồng ý. Tôi vẫn có cái "tật xấu xưa cổ" của các cụ mình, là ai có nhân cách, chí hướng cao, các cụ rất kính trọng và xưng hô là anh, là chị; ngay cả con cháu trong nhà mà trưởng thành rồi, các cụ cũng xưng hô là anh và chị trong nhà, nhất là con cháu nhân cách tốt. Trừ khi hư hỏng, phá gia chi tử, thì các cụ mắng mày tao tắt mặt mất cơn. Tâm tình với chị như vậy ở đầu thư, để thấy anh Thắng già mà trẻ, còn tôi trẻ hơn, lại "cụ non" là vì vậy.

Thứ đến, cũng xin được cảm tạ anh Thắng đã thay mặt Dân Chủ Duy Việt phúc đáp thư của chị Hạ Quyên rất đầy đủ, để đáp lại những giòng tâm tư thật cảm động của chị Hạ Quyên. Đó là chưa nói đến anh Bùi Nhân Đức dài dòng lý sự nữa. Đồng bào mình như vậy đấy chị Hạ Quyên, gặp ai đáng trọng, đáng mến, có tư duy cao, là cứ vây quanh trao đổi. Lắm khi như các cụ bảo "kính chẳng bõ phiền". Mong chị đừng phiền anh chị em chúng tôi nhé. Cũng là do quí mến tâm tư của chị mà thôi.

Chị thấy ngay như tôi đây này, đầu thư đã cà kê tâm tình những chuyện chẳng ăn nhập gì đến những chia sẻ trong thư của chị, mà lại tí chút nữa là quên cả cảm ơn lời thăm hỏi của chị nữa!

Thật ra những gì tôi muốn trao đổi thì anh Thắng nhà này đã giành gần hết cả rồi. Còn xót lại một vài chỗ thì anh Bùi Nhân Đức lại tranh luôn. Thành ra Tôi chỉ còn biết tâm tình với chị như là một ngưòi thân đi xa về, ngồi kể lể dài dòng những vụn vặt không đầu đuôi của cuộc hành trình vắng nhà thôi. Mong chị bỏ quá cho một vài "ngôn ngữ phóng túng" và không thất vọng.

Cuộc sống có những cái lẩm cẩm sai xót mà cẩn thận lắm cũng khó tránh đấy chị Hạ Quyên. Tôi bận nợ hám danh chữ nghĩa, vật lộn với ba bốn cái từ điển viết được một bài tiếng anh để trả nợ đám ngưòi quen Mỹ quí mến mình, xong rồi vội quá đem đăng ngay trên trang Dân Chủ Duy Việt. Thế là nhận được tức thì vài lá thư "riêng" trách rằng "trang DCDV là tiếng Việt, viết cho ngưòi Việt, mà ông lại viết tiếng Mỹ đăng lên, thế thì là cái gì nhỉ? " Thật là thẹn quá, vì ngưòi ta trách quá đúng. Cũng phải nhận lỗi, và sẽ cố viết "ngưọc lại" bằng tiếng mẹ đẻ để đồng bào đọc, không thì sẽ gỡ ra giấu đi. Chưa đâu, cũng vì ham cái danh "viết bằng tiếng nưóc ngoài" mà tôi xớn xác đọc lướt thư chị, không đọc hết tâm tình sâu sắc của Chị, rồi vội nói với anh Thắng rằng Chị ngây thơ, tin vào công lý Đảng, và tệ nhất là tôi đã nghĩ "Có vẻ là một cô bé công an văn phòng pháp luật". Bây giờ "vỡ mộng văn gia tiếng Anh" mới đọc kỹ thư Chị.. Mong chị bỏ quá cho tôi, xin cảm tạ anh Thắng chỗ này. Chị thấy buồn cưởi cái thằng cha Nguyên Khả trẻ con này chưa? Đọc thư chị "thưa Chú Nguyên Khả" Tôi xấu hổ quá!

Kể chị nghe để thấy "tự hào, hãnh tiến, vội vã khoe khoang, cẩu thả chủ quan" nó làm mình mờ trí sơ xuất ngay, và phạm điều nhân cách của chính mình đặt ra nữa cơ chị ạ. Cái lỗi này của tôi thì nhóm ngưòi khoa bảng bằng cấp ViệtNammình thưòng phạm phải. Cho nên chị đừng quan trọng hóa những kẻ đeo thêm vào tên của họ những danh xưng như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo sư v,v làm gì. Giá trị của lời nói nó nằm ở nội dung ý tưởng, không nằm ở cái danh xưng đằng trưóc cái tên của ngưòi nói, và cao nhất, xác thật nhất, vẫn là việc làm, hành xử thực tế của ngưòi nói, phải không chị Hạ Quyên.

Ngay như đầu thư, Chị e ngại "trình độ hiểu biết" của chị làm gì? Ngưòi ta lắm kẻ nhiều kiến thức, biết đủ thứ chuyện trên giời dưói biển, mà tối dạ (tục ngữ có câu, "Đông chữ, tối dạ") nói ra, viết ra chỉ toàn là một đống các từ dao to búa lớn, mà nội dung rỗng tuếch vô tâm thì chị nghĩ sao? Chị cứ đọc các bài văn bài báo của các "văn gia" trong nước dưói chế độ CSVN ta, hay những kẻ xưng danh viết văn hải ngoại, cứ nức nở hàm ơn Mỹ Úc, ca tụng tôn kính những khỉ gì ở đâu đâu, (hoặc như tôi, cũng bày trò vật nhau với từ điển để khoe viết .. ngoại ngữ cơ đấy) thì thấy ngay! Đọc là choáng váng chóng mặt với nhiều từ kinh khủng.. mà tỉnh lại thì chẳng hiểu họ nói cái gì?

Trong khi đọc thư chị, lời lẽ ngắn gọn mà sáng sủa và đầy ắp những chân tình, chân tình của đồng bào với nhau, của con ngưòi với nhau. Viết ngắn mà đầy tràn ý nghĩa, chữ đơn giản mà chân xác đúng với lòng của chị, tình cảnh của đất nưóc, nỗi đau của đồng bào. Đại văn gia, giáo sư hiện nay ở Việt Namcó đứa nào đã viết được như chị nhỉ? Chị Hạ Quyên, chị có đọc Duyên Anh không? Cố nhà văn Duyên Anh của chúng ta lỗi lạc, tác phẩm của ông được nhiều ngưòi Việt Nam, mấy thế hệ Việt Nam, và cả ngưòi nưóc ngoài mến chuộng, vì ông viết bằng lương tâm, lòng chân thành của một con ngưòi, bằng con tim, tình tự của ông với tha nhân, qua ngôn ngữ đời thường của đồng bào ông, của nhân loại, để thấu hiểu và diễn đạt cả hạnh phúc lẫn khổ đau cùng với mọi ngưòi trên trái đấy này, thế thôi đấy chị Hạ Quyên. Ông Duyên Anh chẳng có cái văn bằng đại học nào hết. Có thời giờ mời chị đọc qua một tí về nhà văn lỗi lạc của chúng ta trong mục "Cố Nhà Văn Duyên Anh: Những Di Cảo Không Bao Giờ Quên" nơi trang Dân Chủ Duy Việt. 

Nhắc đến Duyên Anh là vì đọc thư chị cảm động lắm. Chị và hình ảnh cuộc đời Chị có rất nhiều nét "Duyên Anh" lắm. Không biết hình ảnh thật của chị ra sao, nhưng theo văn chưong ca dao mà hình tượng thì chị có lẽ phải mảnh khảnh như con Cò, da chị chắc phải trắng như lông Cò. Chị biết tại sao không? Vì Cò trong ca dao ViệtNamcủa chúng ta là hình ảnh tuyệt vời của ngưòi Mẹ. Tôi sẽ không nói về Cò, để sau này chị đọc Duyên Anh, đọc ca dao Việt Nam chị sẽ hiểu rõ. Tôi chỉ muốn nói với chị rằng chị đã làm Mẹ. Một ngưòi Mẹ tuyệt vời! Tôi dám nói như vậy.

Chị biết ông Nguyễn Tuân chứ? Trong một câu chuyện, Ông Nguyễn Tuân kể việc Cô Tú 18 tuổi, nuôi em trai, cậu Chuyên, ăn học, khi cha mẹ đã quá vãng. Ông Nguyễn Tuân nói rằng "Cô Tú đã là một ngưòi Mẹ, ngưòi Mẹ rất trẻ" , vì Cô Tú làm những việc của ngưòi Mẹ, trách nhiệm của người Mẹ với tấm lòng hy sinh, chăm chút của một ngưòi Mẹ với em trai mình. Chị có thể còn hơn thế nữa. Chị làm "Mẹ" từ năm 10 tuổi với chị, với em, với cả gia đình!

Chị Hạ Quyên thân kính! Nếu có thể, chị hãy vứt bỏ cái bằng phổ thông trung học đó đi, ngay cả nếu có là bằng tiến sĩ, chị cũng vứt đi.. Chị đã tốt nghiệp ưu hạng với văn bằng làm "Mẹ", một ngưòi Mẹ ViệtNam. Khiêm nhượng hơn, chị đã tốt nghiệp văn bằng làm con, làm chị, văn bằng làm một con ngưòi ViệtNam.. những văn bằng kết tụ của tâm lực từ năm 10 tuổi đến bây giờ, với những điểm son cùa cuộc đời khốn khó trao tặng cho chị, trong mái trưòng đời mục nát đầy dòi bọ của CSVN. Chị không nói, nhưng tôi võ đoán, nưóc mắt đã làm Chị minh mẫn, mồ hôi đã làm trưởng thành, cơ cực đã dạy Chị ý thức. Chị đã học những "kiến thức trân quí" bắng khốn khó, bương trải trong chân tâm, mà những kẻ có cái tên đính kèm thêm kỹ sư, tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư v.v đang cặm cụi lo tính toán, lợi lộc cho riêng bản thân bằng những thiệt hại của kẻ khác, không có. Chẳng đưọc học. Họ sánh làm sao được với chị? Những tấm giấy hoa văn có mộc đỏ xanh của họ chỉ là những "giấy phép kiếm cơm, ăn cắp, bịp bợm hợp pháp" chứ ích gì cho xã hội nhân quần? Văn bằng "Cò Trắng" của chị mới tuyệt vời. Tôi chưa gặp chị, nhưng Tôi biết chắc chắn chị phải đẹp, cái đẹp của cương nghị, của sương gió ưu tư nhưng không hãi sợ, của trăn trở san xẻ, của tâm hồn trách nhiệm, và của quả cảm chân thẳng.

Chị Hạ Quyên thân kính!

Con cò lặn lôi bờ ao.

Bến đời nước cạn, cõi nào cò bay?

Đọc thư chị chẳng khác gì đọc những đoạn đời ViệtNamtrong Duyên Anh, đọc văn Duyên Anh.

Hành trang vào đời của Chị thật giầu có! Tôi xin nhấn mạnh, thật giầu có! Duyên Anh, (lại phải lôi cái ông này ra) đơn thân vào ...Namtừ đất Thái Bình khốn khó cũng hình như mười bẩy tuổi, không có đến mảnh bằng lớp 12, và hình như cũng với dăm đồng bạc lẻ... nhưng trong lòng đầy ắp quyết tâm, lý tưởng và tình ngưòi. Chị vào đời trong xã hội "ưu việt" của tên phản phúc Hồ Chí Minh tạo ra và di hại lại, với cái giấy thổ tả của nền giáo dục CHXHCNVN, và một ít giấy in mặt mẹt Hồ Chí Minh.. Nhưng tôi dám đoan quyết rằng chị rất giầu sự cương nghị, quyết tâm, tình ngưòi và chân tâm nhân bản.

Bằng chứng của sự giầu có của chị là giòng chữ :

"... Với một chút năng khiếu về kiến thức tin học, cháu xin đến học việc tại một Cửa hàng Vi Tính Văn Phòng. Ở đây, cháu vừa học vừa làm nên đồng lương của cháu không đáng kể, nhưng cháu lại tìm được niềm vui trong công việc của mình. Những lúc soạn những lá đơn "đòi lại chân lý" cho những người dân hiền lành, chất phác, cháu thường gởi gắm vào đó sự tin tưởng rằng : Chân lý sẽ thuộc về Chúng ta."

 

Chị thấy không? Kẻ giầu có thật sự hay "giấu của" lắm! Chị giấu, nhưng Tôi lại hay tọc mạch nên thấy hết! Chị giầu niềm vui, giầu sự chia sẻ với người dân, và nhất là giầu niềm tin vào chân lý. Sự giầu có này không mấy ngưòi ViệtNamcòn có được.

 

Anh Thắng có kể với chị chuyện hai cái ông "tử tử gì của Tầu phù thủng" ấy.. Tôi cũng kể chị nghe câu chuyện của ông Tầu già, ngưòi ta hay "giễu" ông này là "Khổng Tử":

 

Ông Khổng Tử nói "Ăn cơm thô, uống nưóc lã, co cánh tay gối đầu, đơn bạc cũng lấy làm vui. Chứ do nơi hành vi bất nghĩa mà trở nên giầu có, thì ta đây coi như mây nổi"

 

Chị thấy ông già này "quân tử tầu", gàn thì thôi. Người thời nay ghét ông này lắm, nhất là đám trẻ thực dụng gốc con cháu Hồ đất Bắc, từ trong nưóc ra đến ngoài này, chúng nó nhìn xã hội vật chất kinh tế thần phục lắm, cho nên dù không có ở với CSVN, chúng nó sống cũng bất nghĩa, bất nhân, dù tiền nhiều, văn bằng đầy đủ. Hễ cứ nhắc đến Nho Giáo là chúng nó trợn mắt.. tối mày, tối mặt như Nguyễn Gia Kiểng viết Tổ Quốc Ăn Đồ Tây gì đấy... Nhưng chưa hết đâu, Ông già Tầu này còn "quái ác" nữa cơ Chị ạ. Có lần học trò ông ấy đem việc thiên hạ ra rử rỉ rù rì với ông ấy:

 

-Thưa thầy, như cái ông nhà kia nghèo mà không xu nịnh ai cả -vậy là ngưòi thế nào?

 - Ông Khổng tỉnh bơ ngắn gọn: Chỉ là hạng khá.

-Thế chứ còn ông nhà nọ giàu có mà không kiêu căng khinh ngưòi - thì là hạng ngưòi gì?

- Khổng tử chép miệng: Cũng chỉ tạm vậy thôi.

Rồi ông nói một hơi:

- Nghèo mà vui, giàu có mà lại hay san xẻ làm chuyện phúc đức giúp ngưòi, ấy mới là đạt. Ta ít thấy.

 Chuyện này tôi đọc ở Luận Ngữ đó chị, nhớ mang máng thế.. Nhưng mà nghĩ tội cho ông Tầu này, dù tôi kính mến ông ấy lắm... Ông ấy chết sớm quá, mấy ngàn năm nay rồi. Phải chi ông ấy sống đến giờ, may mắn như tôi, sẽ gặp, biết được chị. Chị không giàu, không nghèo, mà vui, rồi còn san xẻ chu tất cho những ngưòi chung quanh trong hoàn cảnh của riêng Chị cho phép.. Tôi không cho là chị là "đạt nhân" hay quân tử gì hết, mà chỉ dám chắc chắn là chị đẹp, vì chị sống đẹp. Đơn giản vậy. Và tôi rất quí trọng những ngưòi sống đẹp.

 Người ta hay nói : Mỹ Nhân, những ngưòi có ngoại hình đẹp, khó gặp trăm năm mới được! Tôi thấy sai hết. Tôi đã đến Hồ Ly Vọng (Hollywood), đầy dẫy ngưòi ngoại hình đẹp, nhưng chán phèo! Tôi cũng đã qua Trung Quốc, Thái Lan, Ba Lê, Bá Linh.. Thấy đủ loại nét đẹp ngọại hình vô kể... nhạt nhẽo..cứ một phút là gặp chị ạ.. đợi gì ngàn năm. Nhưng mà ngưòi sống đẹp thì thật tình mà nói hiếm thật. Tôi về ViệtNambốn lần, không gặp được mấy ngưòi như Chị.. Đến Mỹ hai năm, chẳng thấy một con ma nào sống ra hồn, ở đây nưóc Úc 23 năm..thôi không bàn nữa.

 Nói chuyện cũ một tí, Chính anh Thắng nhà ta đây, cũng chẳng bao giờ tốt nghiệp đại học. Chị thấy tư duy hành xử, hiểu biết của anh ấy ra sao? Ít nhất là qua các bài viết, lá thư trao đổi với chị và mọi ngưòi? Tôi không thể làm chuyện trơ trẽn khen mèo dài đuôi, để tùy chị nhận xét. Nhưng khi tôi qua Đức chơi, ghé thăm anh Thắng, tôi có "mắng" anh Thắng thế này :

 "Anh cứ bảo là không được học đại học, phải nói là không bị học mới phải! May mà anh không bị học đại học, chứ anh mà học đại học thì chẳng khác gì đám dòi bọ mọt dân kia, làm gì mà có được những "Nghĩ Gì Làm Gì Trưóc Thời Cuộc? -Vài Cảm Nghĩ Chợt Tới Khi Đọc "Đời Nguyễn Bính", Những Cảm Nghĩ Khi Đọc "Đêm Giữa Ban Ngày", Đọc Trần Đăng Khoa Với Ba Người Bạn, Từ Xứ Đức Đọc "Hồi Ký Tô Hoài" Từ Yêu Say Lý Luận Tới Lạc Bước, Trí Thức Việt Nam-Chúng Tôi Hiện Hữu Như Đã Từng, Cùng Bạn Qua Sông, Bác Và Bạn Hữu Đi Tắm Biển ,Ma Cũng "Đau Lòng Con Quốc Quốc, Giỡn Với Hóa Công, Tinh Thần Đảng Tôi Đời Cô Rụt, Người Làm Báo Nổi Tiếng Ở Đức v.v"

Học đại học rồi thì chắc anh bây giờ đang vùi đầu vào cái công ty văn phòng nào đó, nghĩ kế hại ngưòi, thâm lạm cướp của v,.v hoặc ngồi kéo thẻ, rờ tay, bẻ răng thiên hạ, hoặc ngày đêm khấn giời cho thiên hạ nhà tan cửa nát ly dị nhau, giết nhau v,v để anh có việc làm.. ở tòa án...chứ nghĩ gì đến xã hội đất nước, con ngưòi ViệtNam.."

Thế là cả nhà cưòi khì.. Chị thấy tôi gàn dở kém gì ông già Tầu Khổng đâu?

Chi Hạ Quyên thân kính, Chị biết hôm nay tôi vui đến mức nào không? Tôi thức đến 6 giò sáng để viết thư trao đổi này cho Chị. Tôi vừa trút được cái lỗi yếu kém, sai sót của mình, và nhất là đọc được ý nghĩa lá thư của chị, một tác phẩm đơn giản, trong sáng, ngắn gọn nhưng dàn trải hết được xã hội Việt Nam và hình ảnh cuộc sống của Chị và của đồng bào mình.

Xin gưỉ đến chị lời cảm tạ chân thành nhất, lời xin lỗi trân trọng nhất, và thân kính chúc chị và gia quyến an khang trong niềm tin đấu tranh để đất nưóc Việt Nam có tự do, dân chủ.

Thân kính chào ngưòi Tiến Sĩ Cò Trắng Đại Học Đất Nưóc ViệtNamcủa tôi.

Đất tạm dung, ngày 6-tháng 10- Ất Dậu (14-11-2005)

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn