Nam Hà, vào đầu thập niên 80, trong một ngày trời quang mây tạnh...Như thường nhật, các tù nhân thức dậy, hấp tấp làm vệ sinh cá nhân, người thì lo công việc luân phiên nhau làm, như lãnh nước uống, ăn sáng trước giờ lao động. Xong xuôi, ra sân xếp hàng ngồi chồm hổm theo từng đội, chờ đến phiên gọi mà đứng lên xuất trại. Tù hình sự mà đi làm thì chỉ xách đít không, chẳng có gì để mang theo. Còn tù ta thì lỉnh kỉnh lắm thứ: nào là để sẵn gạo trong lon Guigoz để nhờ anh lo nấu nước cho đội bắt lên thang nóng sau khi kéo lửa ra khỏi lò, nào là mì gói, chè cháo... Do đó, tù ta đi lao động không khác nào Mỹ đi đánh trận, phải có "hot meal". Nói thì nói vậy thôi, chứ không phải ai cũng sung túc như vậy. Ngồi ngoài sân chờ đi lao động cũng là lúc trao đổi tin tức giữa các đội, các buồng. Đặc biệt ngày hôm nay, có một số anh nhờ thăm nuôi đầy đủ nên người trông như lực sĩ, họ được chiếu cố cho ở nhà giúp cán bộ trại công tác. Số còn lại cũng như thường, tới giờ là gọi xuất trại.
Điều lạ là sau khi xuất trại thì không xuống hiện trường lao động bình thường. Ví dụ, các đội đập đá họ không ra phía núi đá, đội làm rau không xuống vườn rau, và các đội đấp đường cũng không ra công trường của họ, mà tất cả đều được dẫn vào hướng Tây Nam của trại, hướng mà chưa khi nào từ Trại A của Nam Hà tôi được đến. Không cần lãnh dụng cụ lao động, cứ thế mà đi thẳng theo sự hướng dẫn của cán bộ quản giáo và bảo vệ. Ai cũng thắc mắc vì sao? Nhưng không ai đoán được chuyện gì xảy ra. Rồi đến nơi, cho các đội dừng lại nghỉ ngơi, lấy thuốc lào ra hút, tuyệt đối không được rời hiện trường. Người nào có mang theo áo mưa, hay một tấm nylon có thể trải ra tha hồ nằm nghỉ. Có người quen lao động, ngồi không yên, mượn dao đốn củi phá phách xung quanh vùng, vì có nhà dân lân cận. Gọi là nhà chứ cũng chỉ là một cái chòi nhỏ xiu vẹo, mái lợp tranh tơi tả. Khổ nhất là chúng tôi đã gây khó khăn cho họ, vì họ không có quần áo để mặc ra ngoài, thường chỉ dùng lá che thân, còn những thứ mà họ mặc để đi ra ngoài cũng đã rách nát. Thậm chí quần áo cho tù mặc, họ cũng muốn mua lắm, nhưng không có tiền. Một cô con gái độ chừng 11 tuổi, ốm o lòi xương tứ phía, được hỏi mới biết là cô đã 25 tuổi rồi, chăn trâu cho hợp tác xã. Thế là chúng tôi la cà hỏi han, tìm hiểu nhân tình, và đó là điều mà trại rất nghiêm cấm, nhưng hôm nay mọi người khỏi lao động, khỏi đạt chỉ tiêu, nên mạnh ai nấy tìm lấy thú vui của mình, cán bộ cũng lơ là...Các tù hình sự có dịp tiếp xúc với các ông, gọi "ông" khi có thuốc lào mời mọc, gọi "thằng" khi bảo không hút thuốc. Thuốc hút một điếu, còn một điếu nhét lỗ tai để dành, rồi còn xin mót sấy thuốc, cố la cà để kiếm thêm ngụm trà ngon, một điếu thuốc rê...Nhưng ngay lúc chúng tới gần mà không để ý thì bị mất cắp đủ thứ, cái gì chúng cũng không tha. Đến giờ ăn trưa, mỗi đội cho người về lấy cơm gánh thẳng ra bãi dùng tại chỗ. Chính những người này khi trở ra cho biết, trong trại đang tổ chức tiếp "phái đoàn tham quan nước ngoài".
À ra thế! Chỉ biết một tin nhỏ như vậy thì mặc sức anh em bàn tán xôn xao. Ngày về đã gần kề? Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm! Có thể đi Mỹ? Toàn là giả thuyết, nhưng đó là niềm tin và hy vọng của người tù cần được nuôi dưỡng để sinh tồn. Trong khi chính sách của trại là chia để trị, tìm cách ly gián cấp trên và cấp dưới để chúng ta mất hẳn sự lãnh đạo, thì chúng ta lại cần những tin tức cho ta niềm hy vọng và đem lại sự đoàn kết, tôn ti trật tự trong tổ chức chúng ta. Vì thế, một tin giựt gân như vậy làm chúng tôi bàn tán sôi nổi trong các đội, và khi hô về, chúng tôi thấy tiếc thời gian không còn nữa để bàn tiếp, nhưng ai cũng nôn về tới trại để có nhiều tin tức hơn nữa.
Tin tức đầu tiên là do các anh ở nhà làm vệ sinh buồng, tốt nhất là những người có biết Pháp ngữ hoặc Anh ngữ, có thể tiếp xúc trực tiếp với nhân viên trong phái đoàn. Phe ta thì may mắn được anh Q. mập, anh giúp đỡ hướng dẫn một nhóm các bà mặc váy vào tham buồng. Anh bảo, cái buồng mình ở, cả hai tầng nhập lại thường từ 75 đến 100 tù, thì nay, gói ghém lại, mỗi buồng chỉ còn 25 tù mà thôi. Ở tầng dưới sạp trán xi măng. Xếp mỗi bên còn 12 chiếc chiếu cách nhau rộng thênh thang. Số chiếu và vật dụng cá nhân của số còn lại đều được mang chất xếp bên trên, giống như một kho dự trữ. Khi một bà hỏi trong buồng này có bao nhiêu tù, thì cán bộ hướng dẫn trả lời thường là 25 người mỗi buồng. Khi bà ta dợm bước lên thang để xem ở tầng trên, thì cán bộ hướng dẫn, không cần biết lịch sự là gì, bèn nắm váy kéo bà lại, lamø cho anh Q. mập của chúng ta không nín cười được. Có lẽ anh Q. cũng đã giúp cán bộ trại giải thích cho phái đoàn bằng Pháp ngữ, nên sau khi thăm buồng của anh, bà ta muốn chụp với anh một tấm ảnh và được cán bộ cho phép. Luôn tiện, anh xin bà làm ơn trao tấm ảnh chụp chung với bà cho bà xã của anh đang là một công chức trong một cơ quan nguyên tử của Pháp. Và bà ta hứa sẽ giúp đỡ đến nơi đến chốn. Bà ta còn hỏi có biết dân biểu Huỳnh Văn Cao có ở trại này không?và tình trạng sức khỏe của ông ra sao? Bà hỏi rất nhiều người về ông Huỳnh Văn Cao, nhưng không ai dám tiết lộ điều gì trước các cán bộ trại. Nhưng rồi, dường như họ cũng cho gặp dân biểu Huỳnh Văn Cao với điều kiện được hầu chuyện riêng, không cần có mặt của cán bộ trại. Đó là một thắng lợi lớn của phái đoàn nước ngoài, dường như từ các nước cộng sản Đông Âu, trong đó có đại diện của đảng Cộng Sản Pháp.
Qua đến các anh tù khỏe mạnh được chọn ở nhà. Họ đống vai hai đội bóng tròn, chơi mãi, chơi miết đến khi không còn chơi được nữa thì đi tấm rửa vui vẻ. Sau đó thay quần áo tù sạch sẽ và lành lẽ, vào ngồi ăn cơm trưa đã dọn sẵn, đầy đủ thịt cá, cơm trắng canh sốt. Nhưng nghe đâu chỉ dọn sẵn đó thôi, những đấu thủ bóng chuyền chẳng hề được rớ đến.
Sau kỳ thăm viếng trại tù của phái đoàn ngoại quốc, đâu lại vào đấy, sinh hoạt trở lại bình thường. Nhưng vài tháng sau lại có một phái đoàn khác, không biết từ đâu đến. Phái đoàn nào cũng tìm gặp cho được Tướng Huỳnh Văn Cao, cựu dân biểu quốc hội VNCH.
Những thay đổi thật khó mà xác nhận được vì đâu, và đã có thay đổi gì không?
Tôi nghĩ có một thay đổi làm cho chúng tôi không ngờ, mà chắc ai đã trải qua những giây phút kinh hoàng của nhà tù Nam Hà thì cũng đồng ý một điểm là, chỉ có tù mọt gong, không thể có ngày về. Các bạn tù còn nhớ, có lúc người ta gọi một "phái đoàn 13 con ma" có mặt ở Nam Hà. Đó là một nhóm người được tuyển chọn đặc biệt làm mũi nhọn, tiên phuông dọn đường để đưa tất cả tù vào một nơi không có ngày về. Phái đoàn này gồm một số tướng lãnh, những tướng lãnh có thể nói là được Cộng Sản đánh giá rất nguy hại cho xã hội xã hội chủ nghĩa, như là các tướng KQ mà lại không chịu đi, như là những Tướng trẻ còn đầy máu nóng bên Lục Quân. Và còn các cấp Đại Tá chuyên viên về xây dựng, về địa dư là những chuyên viên cần cho một đầu cầu xây dựng khu vực mà tất cả tù cải tạo xuất thân từ chế độ cũ sẽ gửi thân xác đến suốt cuộc đời. Đó là một vùng Tây tỉnh Thanh Hóa, nơi chỉ có sỏi đá mà ta sẽ phải biến thành cơm. Gia đình nào muốn theo định cư cùng với tù thì họ sẽ được hoan nghênh, nhưng một khi đã gia nhập vào xã hội này rồi thì coi như từ bỏ xã hội bên ngoài mà bọn Cộng Sản cầm quyền chỉ muốn trồng lên một số người rặc giống "xã hội chủ nghĩa". Công thức này không có gì mới mẻ, vì đã áp dụng ở Nga. Chính quyền Suharto , sau khi lật đổ Sukarno, cũng dẹp luôn bọn Cộng Sản theo Tàu ở Nam Dương, và họ cũng đem tất cả tù và gia đình ra một hòn đảo, từ đó không thấy họ trở về với đại chúng nữa.
Trở lại vấn đề của chúng ta, tôi thiết nghĩ, nếu không có những cuộc viếng thăm trại tù của các phái đoàn tham quan nước ngoài thì chẳng khi nào có sự trao đổi với Mỹ để cho nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được vào Liên Hiệp Quốc, để chúng ta được "Cờ Hoa" rước về định cư ở đây.
Sở dĩ ngày nay, tôi viết lại bài này, là vì cộng đồng Việt Nam chúng ta hết lòng tranh đấu cho Nhân Quyền, cho Tư Do Tín Ngưỡng, mà không điều động được các tổ chức như Hội Ân Xá Quốc Tế để về viếng thăm cho bằng được những người như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ...và bao nhiêu người khác nữa. Và sau mỗi cuộc thăm viếng phải có ngay những điều kiện trao đổi, bằng không, tranh đấu theo kiểu chửi bới, bêu xấu, thì đối với những mặt dầy như CSVN sẽ không có kết quả.
Cựu Tù
Điều lạ là sau khi xuất trại thì không xuống hiện trường lao động bình thường. Ví dụ, các đội đập đá họ không ra phía núi đá, đội làm rau không xuống vườn rau, và các đội đấp đường cũng không ra công trường của họ, mà tất cả đều được dẫn vào hướng Tây Nam của trại, hướng mà chưa khi nào từ Trại A của Nam Hà tôi được đến. Không cần lãnh dụng cụ lao động, cứ thế mà đi thẳng theo sự hướng dẫn của cán bộ quản giáo và bảo vệ. Ai cũng thắc mắc vì sao? Nhưng không ai đoán được chuyện gì xảy ra. Rồi đến nơi, cho các đội dừng lại nghỉ ngơi, lấy thuốc lào ra hút, tuyệt đối không được rời hiện trường. Người nào có mang theo áo mưa, hay một tấm nylon có thể trải ra tha hồ nằm nghỉ. Có người quen lao động, ngồi không yên, mượn dao đốn củi phá phách xung quanh vùng, vì có nhà dân lân cận. Gọi là nhà chứ cũng chỉ là một cái chòi nhỏ xiu vẹo, mái lợp tranh tơi tả. Khổ nhất là chúng tôi đã gây khó khăn cho họ, vì họ không có quần áo để mặc ra ngoài, thường chỉ dùng lá che thân, còn những thứ mà họ mặc để đi ra ngoài cũng đã rách nát. Thậm chí quần áo cho tù mặc, họ cũng muốn mua lắm, nhưng không có tiền. Một cô con gái độ chừng 11 tuổi, ốm o lòi xương tứ phía, được hỏi mới biết là cô đã 25 tuổi rồi, chăn trâu cho hợp tác xã. Thế là chúng tôi la cà hỏi han, tìm hiểu nhân tình, và đó là điều mà trại rất nghiêm cấm, nhưng hôm nay mọi người khỏi lao động, khỏi đạt chỉ tiêu, nên mạnh ai nấy tìm lấy thú vui của mình, cán bộ cũng lơ là...Các tù hình sự có dịp tiếp xúc với các ông, gọi "ông" khi có thuốc lào mời mọc, gọi "thằng" khi bảo không hút thuốc. Thuốc hút một điếu, còn một điếu nhét lỗ tai để dành, rồi còn xin mót sấy thuốc, cố la cà để kiếm thêm ngụm trà ngon, một điếu thuốc rê...Nhưng ngay lúc chúng tới gần mà không để ý thì bị mất cắp đủ thứ, cái gì chúng cũng không tha. Đến giờ ăn trưa, mỗi đội cho người về lấy cơm gánh thẳng ra bãi dùng tại chỗ. Chính những người này khi trở ra cho biết, trong trại đang tổ chức tiếp "phái đoàn tham quan nước ngoài".
À ra thế! Chỉ biết một tin nhỏ như vậy thì mặc sức anh em bàn tán xôn xao. Ngày về đã gần kề? Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm! Có thể đi Mỹ? Toàn là giả thuyết, nhưng đó là niềm tin và hy vọng của người tù cần được nuôi dưỡng để sinh tồn. Trong khi chính sách của trại là chia để trị, tìm cách ly gián cấp trên và cấp dưới để chúng ta mất hẳn sự lãnh đạo, thì chúng ta lại cần những tin tức cho ta niềm hy vọng và đem lại sự đoàn kết, tôn ti trật tự trong tổ chức chúng ta. Vì thế, một tin giựt gân như vậy làm chúng tôi bàn tán sôi nổi trong các đội, và khi hô về, chúng tôi thấy tiếc thời gian không còn nữa để bàn tiếp, nhưng ai cũng nôn về tới trại để có nhiều tin tức hơn nữa.
Tin tức đầu tiên là do các anh ở nhà làm vệ sinh buồng, tốt nhất là những người có biết Pháp ngữ hoặc Anh ngữ, có thể tiếp xúc trực tiếp với nhân viên trong phái đoàn. Phe ta thì may mắn được anh Q. mập, anh giúp đỡ hướng dẫn một nhóm các bà mặc váy vào tham buồng. Anh bảo, cái buồng mình ở, cả hai tầng nhập lại thường từ 75 đến 100 tù, thì nay, gói ghém lại, mỗi buồng chỉ còn 25 tù mà thôi. Ở tầng dưới sạp trán xi măng. Xếp mỗi bên còn 12 chiếc chiếu cách nhau rộng thênh thang. Số chiếu và vật dụng cá nhân của số còn lại đều được mang chất xếp bên trên, giống như một kho dự trữ. Khi một bà hỏi trong buồng này có bao nhiêu tù, thì cán bộ hướng dẫn trả lời thường là 25 người mỗi buồng. Khi bà ta dợm bước lên thang để xem ở tầng trên, thì cán bộ hướng dẫn, không cần biết lịch sự là gì, bèn nắm váy kéo bà lại, lamø cho anh Q. mập của chúng ta không nín cười được. Có lẽ anh Q. cũng đã giúp cán bộ trại giải thích cho phái đoàn bằng Pháp ngữ, nên sau khi thăm buồng của anh, bà ta muốn chụp với anh một tấm ảnh và được cán bộ cho phép. Luôn tiện, anh xin bà làm ơn trao tấm ảnh chụp chung với bà cho bà xã của anh đang là một công chức trong một cơ quan nguyên tử của Pháp. Và bà ta hứa sẽ giúp đỡ đến nơi đến chốn. Bà ta còn hỏi có biết dân biểu Huỳnh Văn Cao có ở trại này không?và tình trạng sức khỏe của ông ra sao? Bà hỏi rất nhiều người về ông Huỳnh Văn Cao, nhưng không ai dám tiết lộ điều gì trước các cán bộ trại. Nhưng rồi, dường như họ cũng cho gặp dân biểu Huỳnh Văn Cao với điều kiện được hầu chuyện riêng, không cần có mặt của cán bộ trại. Đó là một thắng lợi lớn của phái đoàn nước ngoài, dường như từ các nước cộng sản Đông Âu, trong đó có đại diện của đảng Cộng Sản Pháp.
Qua đến các anh tù khỏe mạnh được chọn ở nhà. Họ đống vai hai đội bóng tròn, chơi mãi, chơi miết đến khi không còn chơi được nữa thì đi tấm rửa vui vẻ. Sau đó thay quần áo tù sạch sẽ và lành lẽ, vào ngồi ăn cơm trưa đã dọn sẵn, đầy đủ thịt cá, cơm trắng canh sốt. Nhưng nghe đâu chỉ dọn sẵn đó thôi, những đấu thủ bóng chuyền chẳng hề được rớ đến.
Sau kỳ thăm viếng trại tù của phái đoàn ngoại quốc, đâu lại vào đấy, sinh hoạt trở lại bình thường. Nhưng vài tháng sau lại có một phái đoàn khác, không biết từ đâu đến. Phái đoàn nào cũng tìm gặp cho được Tướng Huỳnh Văn Cao, cựu dân biểu quốc hội VNCH.
Những thay đổi thật khó mà xác nhận được vì đâu, và đã có thay đổi gì không?
Tôi nghĩ có một thay đổi làm cho chúng tôi không ngờ, mà chắc ai đã trải qua những giây phút kinh hoàng của nhà tù Nam Hà thì cũng đồng ý một điểm là, chỉ có tù mọt gong, không thể có ngày về. Các bạn tù còn nhớ, có lúc người ta gọi một "phái đoàn 13 con ma" có mặt ở Nam Hà. Đó là một nhóm người được tuyển chọn đặc biệt làm mũi nhọn, tiên phuông dọn đường để đưa tất cả tù vào một nơi không có ngày về. Phái đoàn này gồm một số tướng lãnh, những tướng lãnh có thể nói là được Cộng Sản đánh giá rất nguy hại cho xã hội xã hội chủ nghĩa, như là các tướng KQ mà lại không chịu đi, như là những Tướng trẻ còn đầy máu nóng bên Lục Quân. Và còn các cấp Đại Tá chuyên viên về xây dựng, về địa dư là những chuyên viên cần cho một đầu cầu xây dựng khu vực mà tất cả tù cải tạo xuất thân từ chế độ cũ sẽ gửi thân xác đến suốt cuộc đời. Đó là một vùng Tây tỉnh Thanh Hóa, nơi chỉ có sỏi đá mà ta sẽ phải biến thành cơm. Gia đình nào muốn theo định cư cùng với tù thì họ sẽ được hoan nghênh, nhưng một khi đã gia nhập vào xã hội này rồi thì coi như từ bỏ xã hội bên ngoài mà bọn Cộng Sản cầm quyền chỉ muốn trồng lên một số người rặc giống "xã hội chủ nghĩa". Công thức này không có gì mới mẻ, vì đã áp dụng ở Nga. Chính quyền Suharto , sau khi lật đổ Sukarno, cũng dẹp luôn bọn Cộng Sản theo Tàu ở Nam Dương, và họ cũng đem tất cả tù và gia đình ra một hòn đảo, từ đó không thấy họ trở về với đại chúng nữa.
Trở lại vấn đề của chúng ta, tôi thiết nghĩ, nếu không có những cuộc viếng thăm trại tù của các phái đoàn tham quan nước ngoài thì chẳng khi nào có sự trao đổi với Mỹ để cho nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được vào Liên Hiệp Quốc, để chúng ta được "Cờ Hoa" rước về định cư ở đây.
Sở dĩ ngày nay, tôi viết lại bài này, là vì cộng đồng Việt Nam chúng ta hết lòng tranh đấu cho Nhân Quyền, cho Tư Do Tín Ngưỡng, mà không điều động được các tổ chức như Hội Ân Xá Quốc Tế để về viếng thăm cho bằng được những người như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ...và bao nhiêu người khác nữa. Và sau mỗi cuộc thăm viếng phải có ngay những điều kiện trao đổi, bằng không, tranh đấu theo kiểu chửi bới, bêu xấu, thì đối với những mặt dầy như CSVN sẽ không có kết quả.
Cựu Tù
Gửi ý kiến của bạn