BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73335)
(Xem: 62240)
(Xem: 39425)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Long Hiệp trong những ngày thi hành hiệp định Ba Lê 1973

02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 1871)
Long Hiệp trong những ngày thi hành hiệp định Ba Lê 1973
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
 Hiệp định Ba Lê được ký kết ngày 27-1-1973 tính đến nay đã 36 năm, khoảng thời gian so với đời người quả thật là dài nhưng nếu nhắc lại thì sự việc như mới xảy ra ngày hôm qua, bởi vì tác hại của nó quá lớn, đã làm sụp đổ VNCH trong ngày 30-4-1975.

 Lúc đó tôi là Đại Đội Trưởng ĐĐ283 ĐPQ Biệt Lập kiêm Yếu Khu Trưởng Long Hiệp, với nhiệm vụ bảo vệ đồn và Ấp này, trong ngày ‘ N ‘ khi Hiệp Định Ba Lê 1973 có hiệu lực. Ấp Long Hiệp nằm ngay trên QL1 về phía bắc thị xã Phan Thiết chừng 20 km. Ấp có tên cũ là Long Phú , dân chúng sống rải rác từ chân núi Tà Dôn vào tới bìa rừng mật khu Lê Hồng Phong và Đồn Nora. Phia tây Ấp là Xóm Rừng Ông Rắc chạy dọc theo đường rầy xe lửa, nằm trong lảnh thổ phía đông của Quận Thiện Giáo.



 Đây là vùng xôi đậu, trên 90% người địa phương có liên hệ với cộng sản, 5% lưng chừng cầu an nên chỉ còn có 5% thuộc thành phần Quốc Gia. Đất đai rộng mênh mông nhưng dân chúng lại thưa thớt khiến cho người địa phương phải sống trong cảnh tranh tối tranh sáng, một cổ mang hai gông, ban ngày là QG ban đêm thuộc VC rất cơ cực.

 Về hành chánh, các cơ quan công quyền không quản lý được nguồn nhân lực. Thời Đại Tá Nghĩa mới qui hoạch lại tình trạng dân chúng đang sống trong vùng theo nếp sống cộng đồng, xây dựng trường học, trạm xá và thường xuyên tổ chức các buổi chiếu bóng văn nghệ giúp người dân mở mang kiến thức, tạo sự tin tưởng về chính nghĩa của VNCH, đe người dânẩ không còn sợ VC hù dọa phải đóng thuế nuôi chúng như trước. 

 Nhằm bảo vệ hữu hiệu đời sống an bình cho đồng bào, Tiểu Khu đã thiết lập một vị trí quân sự tại vùng này, đó là Đồn Long Hiệp. Đồn nằm sát vòng đai xã Long Phú cạnh QL1. Phía đồng đồn là mật khu Lê Hông Phong, phiá tây bắc đồn có vài ngọn đồi thấp nối tiếp với núi Bành, núi Kính (quận Thiện Giáo) và những cánh rừng thưa trải dài tới ranh giới tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là con đường giao liên chính mà CSBV dùng để chuyển quân nhận tiếp tế từ biển lên các căn cứ hay ngược lại từ quân khu 6 VC về khu Lê nằm giữa lảnh thổ ba quận Hòa Đa, Thiện Giáo và Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận.

 Do đó sự hiện diện của Đồn Long Hiệp như một mũi dao nhọn đâm vào yết hầu của CS, cản trợ sự hoạt động phá hoại của chúng nhắm vào đồng bào trong vùng nên VC đã không ngớt liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công, phục kích các đơn vị trú phòng. Nói chung từ ngày Đại Đội 283 thành lập đồn trên tới khi đơn vị di chuyển, qua chỉ huy của các Đại Uý Trò, Hùng, Dũng, Sơn và Tôi (Huỳnh Văn Quý), đều bị VC phục kích cũng như tấn công đồn, gây cho ta nhiều tổn thất.

 Trước ngày Hiệp Định Ba Lê 1973 có hiệu lực, một tiểu đoàn VC đã phục kích ĐĐ283 ĐPQ trong khi đang mở đường. Nhờ kinh nghiệm chỉ huy qua nhiều đơn vị, nên tôi đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật hành quân hàng ngày. Vì vậy ta đã phản ứng kịp thời, cũng như được phi cơ và pháo binh yểm trợ đúng lúc chính xác. Có lẽ qua trận này nên CS muốn được gặp tôi trong ngày Hiệp Định Ba Lê 1973 có hiệu lực.

 Để chuẩn bị đối phó với trận chiến ‘ cắm cờ dành đất của CS ‘ Đại Tá Nghĩa đã mở một cuộc họp với sự hiện diện của tất cả các cấp trưởng. Ông ban hành lệnh cũng như gửi lời nhắn nhủ quân nhân các cáp phải cương quyết giữ vững lảnh thổ của mình đang trách nhiệm, vào giờ N, để phá vở âm mưu thâm độc của Hà Nội. Tuyệt nhiên ông không nhắc gì tới lời của Tướng Timmes liên quan tới quyết định của Bắc Việt, qua quyết tâm chiếm Bình Thuận làm thủ đô cho cái ‘ mặt trận GPMN ‘ và cắt hai VNCH trong dịp này. Về sau tôi mới biết, sỡ dĩ Đại Tá Nghĩa phải hành động như thế, vì ông không muốn gây hoang mang cho các đơn vị đang trực tiếp đối mặt với giặc tại chiến trường.

 Mãn cuộc họp Tôi trở về đơn vị với quyết tâm bằng mọi giá để giữ nguyên vẹn vùng lảnh thổ trách nhiệm. Ngoài việc động viên tinh thần binh sĩ các cấp trong đơn vị, tôi kiểm tra và tu bổ thêm hệ thống phòng thủ, tăng cường nhiều mìn claymore, lựu đạn, súng chống tăng M72 và đạn cá nhân cho binh sĩ. Ngoài ra tôi ban lệnh cắm trại, cấm phép thường niên cũng như đặc biệt.

 Đồn Long Hiệp có địa thế rất trống trải dể phòng thủ nhưng khi bị địch tấn công biển người thì phương tiện hữu hiệu duy nhất để đẩy lui chúng vẫn là sự yểm trợ hỏa lực của phi cơ , pháo binh và tiếp cứu của các đơn vị bạn. Nhưng trong hoàn cảnh lúc đó hầu như tất cả lảnh thổ VNCH nói chung và Bình Thuận nói riêng đều bị kẹt về sự phòng thủ diện địa giữ đồn, xã ấp, cầu cống dọc theo các trục lộ trải mỏng suốt bảy quận từ nam ra bắc tỉnh nhà. Nên không còn lực lượng trừ bị nào kể cả Đại Đội 206 Thám Sát, để tiếp viện khi khẩn cấp.

 Chiến thuật quen thuộc của CS từ xưa tới nay vẫn là lấy thịt đè ngươì, tức là khi cần tấn công một đơn vị nào của ta, chúng cho tập trung quân số đông đảo gấp ta nhiều lần để dứt điểm. Đây cũng là thế yếu của ĐPQ + NQ trong việc phòng thủ diện địa. Đầu tháng 1-1973, lực lượng CS tại Bình Thuận có 3 tiểu đoàn địa phương được tăng cường thêm một trung đoàn chính qui Bắc Việt của quân khu 6, cùng với các đại đội đặc công biệt lập, lực lượng du kích dân quân. Tất cả đều chuẩn bị mở các cuộc tấn công ta để cắm cờ chiếm đất với quyết tâm chiếm cho được Bình Thuận để chia cắt VNCH thành từng mảnh vụn.

 Để củng cố thêm hệ thống phòng thủ từ Đồn tới chu vi xã Long Phú , tôi đã tạo một vòng đai ánh sáng giúp quân sĩ trú phòng quan sát thêm dễ dàng, bằng cách dùng những võ và ruột xe hơi phế thải, xin tại các tiệm sửa xe ở Phan Thiết. Sau đó nhờ phương tiện của Phòng 4/TK và xe cơ hửu đơn vị chở về, xếp thành từng cụm quanh chu vi phòng thủ của đồn và xã Long Phú, tại các địa điểm mà địch có thể lợi dụng để tấn công ta. Nhờ vậy mà trong đêm hiệp định Ba Lê có hiệu lực, ta đã có một vòng rào lửa bảo vệ soi sáng, giúp cho đơn vị trú phòng quan sát được sự di chuyển hay xâm nhập của đặc công VC.

 Trước ngày N-1, Tôi đã được Tiểu Khu tăng cường thêm một Đại Đội của Tiểu Đoàn 274 ĐP (Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trịnh Văn Bình) do Trung Uý Khang chỉ huy nên thấy vững tâm hơn. Chúng tôi cùng phối hợp đề ra kế hoạch phòng thủ chung với lực lượng Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ của xã Long Phú. Theo đó Tôi cho Tiểu Đội Viễn Thám của ĐĐ283 chiếm giữ ngọn đồi phía tây bắc của đồn để quan sát địch, quân số còn lại đều có nhiệm vụ phòng thủ đồn. Các đơn vị cứ đầu giờ đều phải báo cáo tình hình về BCH Đại Đội để theo dõi. Nói chung đêm đó VC không tấn công đồn Long Hiệp và xã Long Phú.

 Nhưng tại các xã quanh vòng đai Phan Thiết đều bị VC tấn công. Tiếng súng nổ vang dậy khắp nơi cùng với hỏa châu soi sáng một góc trời. Qua tầng số của Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu, tôi theo dõi nên biết được CS đồng loạt mở cuộc tấn công vào 13 Ấp ven biên tỉnh lỵ. Cuộc chiến kéo dài suốt 48 giờ, đẳm máu nhất là tại Đại Nẳm, khi VC chém vè đã bỏ lại 121 tử thi ngoài một số khác đuợc đồng bọn mang theo.

 Sáng ngày N của hiệp định Ba Lê có hiệu lực (27-1-1973), tôi thấy chung quanh đồn và xã Long Phú, nói chung là trên lảnh thổ trách nhiệm của đơn vị tôi, CS đã cho treo và cắm đầy cờ máu (nửa xanh nửa đỏ) của chúng để dành đất. Tóm lại không riêng gì ở đây mà khắp nơi tại VNCH , cộng sản Bắc Việt đều cho trình diễn y chang một màn kịch. Vì vậy nhiệm vụ của đơn vị tôi là phải gở bỏ hết những lá cờ quái đản đó và giữ gìn QL1 trong phạm vi của ĐĐ283.

 Để xúc tiến công tác, tôi phân công cho Đại Đội của Trung Uý Khang mở đường và gở cờ về hướng bắc dọc theo QL1 để bắt tay vơi Đại Đội của Tiểu Đoàn 249 ĐP đang trấn giữ Đồn Nora. Còn Đại Đội tôi thì hành quân về hướng nam, củng để bắt tay với một Đại Đội khác của TĐ 249 ĐP. Trong lúc ĐĐ283 đang mở đường và gở cờ chỉ bị du kích VC bắn sẽ không đáng kể, thì Đại Đội của Trung Uý Khang lại chạm địch khá nặng. Tôi yêu cầu Trung Uý Khang ráng cố thủ để ĐĐ283 tới tiếp viện. Chừng 10 phút sau, Trung Uý Khang lại báo cáo là VC đã xâm nhập được vào tầng số của ta và yêu cầu Khang ngưng bắn, để thực hiện cái goi là ‘ hòa hơp hòa giải dân tộc ‘ có sự tham dự của lực lượng chúng.

 Điều kiện CS đưa ra là hai bên phải ở ngay vị trí vừa giao tranh và gặp nhau để nói chuyện. Nơi này chính giữa có một cây me rất lớn, cách vị trí dàn quân của mỗi bên chừng 50m, mỗi bên lên chỗ tiếp xúc với quân số bằng nhau (5 người) được phép mang theo súng ngắn mà thôi. Ngoài ra Khang cho biết, VC muốn gặp tôi (Dại Uý Quý) thì chúng mới chịu nói chuyện. Lúc đó tôi cũng không biết phải hành động ra sao vì Khang đã tự mình quyết định hết rồi mới báo cáo cho tôi. Trong khi đó tại phiên họp vừa qua, chính Đại Tá Nghĩa đã ban lệnh nghiêm cấm quân nhân các cấp không được tiếp xúc hay nói chuyện với đối phương .

 Vì vậy tôi đã dùng tầng số riêng báo cáo về Đại Tá tình hình đang diễn ra và xin ông cho phép tôi lên tại chỗ để gặp VC xem chúng muốn gì . Nhưng lúc đó tôi không gặp được Đại Tá, vì vậy tôi lại liên lạc với Trung Tâm Hành Quân và gặp Đại Uý Hạnh Phòng 3 TK đang trực (Hanh sau này là Tiểu Đoàn Phó cho tôi đã tử thủ Phú Long vào những ngày tháng tư 1975) thì Hạnh cho biết cũng không liên lạc được với Đai Tá Tỉnh Trưởng. nhưng cho biết là sẽ trình lại với ông về việc tôi lên địa điểm đóng quân của Trung Uý Khang để gặp VC theo yêu cầu của chúng.

 Sau khi dứt điện thoại, tôi và một tiểu đội hộ tống dùng xe Dodge tới địa điểm đóng quân của Trung Uy Khang. Tôi cho toán hộ tống ở lại, chỉ dẫn theo 2 hiệu thính viên và 1 cận vệ, rồi đi theo một quân nhân thuộc ĐĐ của Trung Uý Khang vào địa điểm tiếp xúc với VC cách QL1 khoảng 400m. Tới nơi tôi thấy phía VC có 5 người đang hiện diện, đồng quân số với phía Trung Uý Khang. Sau màn chào hỏivà giới thiệu, Khang chỉ cho tôi biết người cầm đầu toán VC là Thượng Uý Châu Tiểu Đoàn Trưởng còn 4 người còn lại là Đại Đội Trưởng. Tôi liếc mắt nhìn chung quanh còn thấy có một số binh sĩ thuộc đơn vị của Trung Uý Khang và VC, kẻ ngồi người đứng, còn trên tay Thượng Uý Châu đang cầm môt quyển sách, mà sau này tôi mới biết. Đó là quyển ‘ Mùa Hè Đỏ Lửa 72 ‘ của tác giả Phan Nhật Nam do Trung Uý Khang vừa mới tặng.

 Rồi Khang chỉ tôi để giới thiệu với tên tiểu đoàn trưởng và chính trị viên VC ‘ Đây là Đại Uý Huỳnh Văn Quý, Đại Đội trưởng kiêm Yếu Khu Trưởng Đồn Long Hiệp. Tên Thượng Uý VC ngạc nhiên nhìn vào tôi chằm chặp rồi lắc đầu và nói ‘ Tôi chỉ muốn gặp Đại Uý Quý chứ không gặp bất cứ ai ‘ ( Đây là nguyên văn mà tới nay tôi vẫn còn nhớ rõ). Thấy tên Châu không tin, tôi mới lấy tay xê dây ba chạc đang mang để lộ bản tên trên nắp túi áo QUYS. Chừng đó cả tên Châu và tên thượng uý chính trị viên VC mới chịu bắt tay. Tôi hỏi ‘ các anh gặp tôi để làm gì ? ‘.Tên Châu nói ‘ chúng tôi muốn gặp anh để cùng bảo vệ hiệp định Ba Lê và thực hiện việc hòa hợp hòa giải dân tộc ‘.Tôi trả lời ngay với Châu ‘ tôi và anh bây giờ chỉ có nhiệm vụ là thi hành hiệp định Ba Lê, chứ không còn phải bàn cải gì nữa vì việc đó , thượng cấp hai bên đã bàn thảo cách đây 4 năm rồi tư bàn tròn đến bàn vuông, nay đã ký kết. Ngay phút đầu tiên các anh đã vi phạm khi lợi dụng đêm tối, tới cắm cờ trong phạm vị đóng quân kiểm soát của VNCH, mà đúng theo tinh thần hiệp định thì hai bên phải ở ngay vị trí của mình, trước khi hiệp định có hiệu lực ‘

 Để thi hành việc hòa hợp hòa giải dân tộc, bây giờ tôi (Quý) tạm thời quản trị mật khu Lê Hồng Phong, các anh phải rút quân về nơi đó. Chiều nay cử một đội bóng chuyền tới sân vận động Long Hiệp , để đấu giao hữu với đơn vị tôi. Mọi chi phí về bia rượu thuốc lá đồ nhắm do tôi đãm nhận. Các anh nếu có thịt dông hay thú rừng thì mang ra nhậu thêm cho vui, vì ở ngoài này chúng tôi chỉ có thịt bò, heo, gà vịt, tôm cá mà thôi. Chừng đó chúng ta lại nói chuyện nhiều hơn.

 Nghe tôi nói, tên Châu lảng sang chuyện khác và nói tiếp ‘ bây giờ anh đừng ra lệnh đánh nhau nữa, cũng như cho phép đơn vị tôi đóng quân ở đây, để hàng ngày ra đón xe đò mua thức ăn. Tôi hứa sẽ không cản trở và gây khó khăn cho nhân dân ‘ Tôi trả lời dứt khoắt ‘ không được, các anh có thượng cấp của các anh, chúng tôi có thương cấp của chúng tôi. Và nhiệm vụ mà cấp trên giao cho tôi là phải bằng mọi giá, triệt hạ hết những lá cờ mà các anh đã treo bất hợp pháp đêm qua, trong phạm vi kiểm soát của chúng tôi và đánh các anh ra khỏi vị trí mà các anh đang lấn chiếm. Nếu Đại Đội của Trung Uý Khang không đánh nổi Tiểu Đoàn anh, ĐĐ 283 của tôi lên tiếp viện. Nếu cả hai Đại Đội chúng tôi không đủ sức, tôi sẽ xin Thiết Giáp, Pháo Binh và Không Quân yểm trợ, tới khi nào đuổi các anh ra khỏi vị trí mà các anh đã chiếm đóng bất hợp pháp từ đêm qua ‘.

 Bấy giờ tên thượng úy chính trị viên tiểu đoàn mới lên tiếng ‘ vậy thì để tôi xin ý kiến của thượng cấp rồi mới quyết định ‘.Y còn nói tiếp ‘ Nhiệm vụ của chúng tôi về đây là giải phóng miền Nam, đánh đuổi Mỹ Ngụy dành độc lập, xóa bỏ giai cấp ‘.Nghe qua những danh từ mỵ dân đó khiến tôi mất bình tĩnh và tức giận nên đã lớn tiếng đáp lại ‘ miền Nam chúng tôi đâu cần các anh giải phóng ? các anh xem lại bản thân mình đã tự giải phóng được chưa mà lại đòi giải phóng kẻ khác ! Hảy xem đồng đội các anh, ăn mặc lượm thượm rách rưới, kẻ có dép người đi chân không , trong khi anh em chúng tôi áo quần tề chỉnh, sạch sẽ gọn gàng ‘ tôi vừa nói vừa chỉ và nói tiếp ‘ anh là thượng uý chính trị viên, anh này là thượng uý tiểu đoàn trưởng, các anh kia là đại đội trưởng, trung đội trưởng .. và binh sĩ .. vậy mà nói không có giai cấp ? ‘ Còn về tự do, tôi nói ‘ miền Nam có tự do ngàn lần hơn miền Bắc, ở đây chúng tôi dám đả đảo Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nếu ông ấy vi hiến không làm đúng nguyện vọng của toàn dân. Các anh có dám đã đảo Hồ Chí Minh không ? mặc dù ông ấy độc tài, đảng trị và đã chết. ‘ Sau đó tôi rút khẩu colt 45 trong bao súng để trên bàn và nói ‘ nếu các anh có tự do thì hãy đem khẩu K54 đổi lấy khẩu Colt này, thì tôi mới tin ‘ .

 Tôi đang định nói thêm thì hiệu thính viên báo cho tôi biết ‘ Đại Tá Nghĩa đang có mặt ở đồn Long Hiệp cần gặp tôi gắp, đồng thời ra lệnh cho tôi không được tiếp xúc với VC nữa ‘.Tôi dem lệnh trên báo lại với Trung Uý Khang. Trước khi giả từ, tôi tới bắt tay tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn VC, đồng thời không quên nhắc lại lần chót là họ phải rút đơn vị về mật khu Lê Hồng Phong’.

 Tại đồn Long Hiệp, tôi trình mọi diễn biến vừa qua với Đại Tá Nghĩa. Giữa lúc đó CS đã vào được tầng số truyền tin và đòi nói chuyện với ông. Qua loa khếch đại đặt trên xe, họ nói chuyện với Đại Tá Nghĩa, cũng với nội dung giống như vừa nói chuyện với tôi. Cuối cùng Đại Tá Nghĩa cương quyết yêu cầu đơn vị VC phải rút khỏi vị trí đang chiếm đóng. Ông còn cho biết, đó là vùng thực tập của pháo binh Tiểu Khu, nếu sau 12 giờ trưa hôm nay mà các anh vẫn không rút, thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì chúng tôi đã báo trước nhiều lân.

 Nói xong Đại Tá Nghĩa cúp máy và cho chuyển sang tầng số giải tỏa. Đồng thời ông ra lệnh cho tôi gọi pháo binh tại Tà Dôn, pháo binh 105 ly ở đồn Nora, pháo binh 155 ly tại Thiện Giáo, kể cả súng cối 81 ly cơ hửu của Đồn, lấy yếu tố tác xạ sẳn sàng. Sau 12 giờ trưa giờ qui định mà VC vẫn ngoan cố không rút quân, thì ra lệnh tác xạ tối đa vào địa điểm trên. Sau khi ban lệnh xong, Đại Tá lên xe rời đồn Long Hiệp.

 Rồi thời gian 12 giờ trưa cũng tới và được Trung Uý Khanh báo về là VC vẫn đóng quân không chịu rút. Lập tức tôi thi hành theo lệnh của Đại Tá Nghĩa và chỉ trong phút chốc dịa điểm đóng quân của tiểu đoàn VC đã trở thành vùng thực tập tự do của hàng chục khẩu pháo từ 105 tới 155 ly kể cả những bích kích pháo 81 ly tại đồn Long Hiệp. Kết quả như thế nào sau đợt pháo long trời lở đất trên, chính tôi cũng không biết nhưng sau ngày 30-4-1975, tôi bị VC kết án qua 4 tội danh :

1- Là một sĩ quan tích cực chống phá cách mạng đến cùng.

2- Có hiệp định đình chiến rồi mà còn gọi pháo binh bắn phá cách mạng và chưởi bới lảnh đạo.

3- Ngoan cố đem quân tái chiếm xã Phú Long trong khi các đơn vị khác đã bỏ chạy.

4- Cải tạo về rồi mà còn ngoan cố gia nhập vào tổ chức phục quốc để chống đối, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Do trên tôi đã bị 8 năm tù cải tạo tận ngoài Bắc + 12 năm tù ở về tội âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thêm 5 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn tù. Ngoài ra gia đình tôi cũng bị trù dập thê thảm, con cái bị thất học vì không được phép học tới cấp hai.

 Vài ngày sau, Đại Đội của Trung Úy Khang nhận nhiệm vụ mới. Từ đó chỉ còn Đại Đội 283 của tôi hằng ngày phải đi gở cờ, mở đường, giữ an ninh trục lộ như thường lệ. Thời gian này CS luôn bám sát quanh đồn Long Hiệp và xã Long Phú. Do đó ban ngày mình vừa gở xong cờ của chúng thì tối vế chúng lại tiếp tục treo cờ, dù thỉnh thoảng chúng cũng bị vướng mìn cóc của ta chôn ở các góc cây mà chúng tới để treo cờ

 Trước sự lỳ lợm của VC, Đại Tá Nghĩa thay đổi chiến thuật đối phó, cho một toán tâm lý chiến thuộc Phòng 5/TK phối hợp với Ty Thông Tin , Ty Chiêu Hồi mở chiến dịch tâm lý chiến nhắm vào hàng ngủ của địch bên kia chiến tuyến, dùng tình thương mái ấm gia đình để lung lạc tinh thần của cán binh CS Bác Việt đang sinh bắc tử nam, lúc nào cũng ngong ngóng về quê hương trong nổi lòng tuyệt vọng vì cuộc chiến vô định không biết bao giờ mới chấm dứt. Theo kế hoạc thì hằng ngày vào lúc 6 giờ chiều, toán tâm lý chiến hổn hợp từ Phan Thiết lên đồn Long Hiệp với một chiếc xe Dogde có gắn loa phóng thanh rất mạnh, để thực hiện chương trình ‘ Chiêu Hồi Cán Binh VC’ vào lúc 8 giờ tối gồm các phần phổ biến tin tức, bình luận và những bài hát tình cảm tha thiết, để đánh động lương tâm những con người bị đảng nhồi sọ bằng chủ nghĩa cuồng tín sát nhân Mác Lê.

 Chương trình lại được kế tiếp từ 4 đến 6 giờ sáng trong ngày, cũng vẫn tin tức, bình luận và những bài hát thấm đượm tình yêu tình người do các nam nữ ca sỉ nổi tiếng lúc đó như Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Thanh Lan, Nhật Trường, Anh Khoa, Duy Khánh.. trình diễn qua các ca khúc tiêu biểu ‘ Anh về Với Em, Nữa Đêm Nhớ Anh .. ’ Giọng ca réo rắt, âm điệu du dương buồn thảm gợi nhớ nhung thương hận cho những tâm hồn đang sống cảnh ly hương ly tán dở dang, làm cháy tim đứt ruột mọi người. Cứ thế cứ thế , chương trình được tiếp diển liên tục đêm lẫn ngày, có sức tàn phá hơn pháo đài B52 hay tiếng sáo của Trương Lương bên bờ sông Cai Hạ, đã làm tan rã mấy chục vạn quân của Sở Bá Vương Hạng Võ, trên đường bị Hàn Tín truy sát khi trở về Bành Thành.

 Và không ai ngờ là chưa tới một tuần lễ, lực lượng chính qui của CS Bắc Việt đã tự động rút êm không kèn trống khỏi khu vực, chỉ để lại các toán du kích địa phương biết phận cũng trốn nhủi vào hang ổ trong khu Lê. Qua kinh nghiệm này, cho thấy giá trị thực tiển của các chiến sĩ tâm lý chiến nếu được khai thác sử dụng đúng lúc như tại Bình Thuận, có khả năng chống lại sự tuyên truyền nhồi sọ của CS vì chúng rất sợ sự thật.

 Nay ngồi viết lại một sự việc đã trôi vào quá khứ hơn 36 năm dài nhưng sao tôi vẫn còn thấy như có một điều gì đó đã làm uất nghẹn, luyến tiếc lẫn niềm thương nhớ ngậm ngùi trong cõi lòng cằn khô của người lính già nơi đất khách. Uất nghẹn vì người Mỹ đã áp đặt một hiệp ước bất công vô lý đối với VNCH. Luyến tiếc vì chiến thắng cộng sản gần kề thì bị người Mỹ phá hoại bức tử nên đành chịu mất nước và làm nô lệ cho giặc vào ngày 30-4-1975.

 Còn nhớ thương thì nhiều lắm : nhớ đồng đội chiến hữu phải ly tán khắp bốn phương trời, kẻ còn người mất, nhiều anh em đã hy sinh vì nước tại chiến trường hay bỏ thây trong các trại tù của VC khắp mọi miền đất nước từ quê nhà ra tận biên giới Việt-Lào-Hoa. Nhiều anh em đã bỏ mình trên các vùng rừng nuí kinh tế mới ma thiêng nước độc vì đói lạnh, bệnh tật. Ở đâu sau ngày giặc về, anh em cũng đều chịu chung số phận nô lệ áp bức và phân biệt đối xử tàn tệ.

 Thương biết bao cho những anh em kém may mắn còn sống ở quê nhà, chịu bao điều tủi nhục, nghèo đói cơ cực. Cuối cùng là những chiến hữu đã cùng tôi lặn lội khắp chiến trường Bình Thuận vào sinh ra tử , trong hầu hết các cuộc hành quân săn diệt địch. Họ đã cùng tôi dầm mưa đội nắng hứng chịu tất cả nổi tân khổ của kiếp lính trận, để giữ đồn, giữ ấp, bảo vệ nông trường vườn ruộng cho đồng bào được sống ấm yên an cư lạc nghiệp. Nhớ thương những kỷ niệm trong đời quân ngủ qua sự thành công hay thất bại. Đó mới chính là nổi trăn trở đã khiến cho tôi phải ngậm ngùi khi viết những giòng chữ này gủi tới các đồng đội, chiến hữu, những người đã nằm xuống hay vắng bóng hoặc đang có mặt ở quê người.

(Đại Tá Nghĩa và Đại Uý Quý tại ĐH Ân Tình I năm 2007)


 Đây cũng là nổi trăn trở chung của những người còn nặng lòng với quê hương Bình Thuận, đã ngồi lại với nhau từ tháng 7-2007 trong ngày Đại Hội Dân Quân Cán Chính lần thứ I của tỉnh nhà. Nối tiếp là Đại Hội kỳ II tháng 4-2008 và Kỳ III sẽ được thực hiện vào ngày 28-6-2009 tại Nam CA. Nhờ đó mà nhiều anh chị em đồng đội chiến hữu của Bình Thuận, mới có cơ hội gặp lại nhau sau mấy chục năm xa cách, kể từ ngày đổi đời 30-4-1975. Ngoài ra Đại Hội đã thực hiện được 2 Đặc San Ân Tình, coi như tiếng nói chung của Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là sự đóng góp giúp đở các đối tượng Cựu Chiến Binh VNCH tại Bình Thuận, coi như món nợ Ân Tình mà chúng ta có bổn phận phải trang trải đối với đồng đội đang sống tủi cực nơi quê nhà.

 Hãy cùng với nhau nguyện cầu cho quê hương dân tộc và đất nước sớm thoát được cảnh tù gông nô lệ của đảng CS bán nước hại dân.

 Boston Hoa Kỳ

Tháng 4-2009

Đại Uý Huỳnh Văn Quý

(Tiểu Đoàn Trưởng 249 ĐP/Bình Thuận)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn