BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trung ương Đảng họp 'hội nghị giữa kỳ'

01 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 838)
Trung ương Đảng họp 'hội nghị giữa kỳ'
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ sáu một cách bất ngờ vào sáng thứ Hai 1/10.

Hội nghị 6 sẽ đưa ra quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước


Truyền thông Việt Nam loan tin Hội nghị Trung ương 6 khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sẽ diễn ra 15 ngày, tới ngày 15/10.

Hội nghị trung ương dài nhất từ trước tới nay được các nhà quan sát đánh giá là tối quan trọng, đặc biệt về các vấn đề nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên, không rõ sẽ có công bố thay đổi trong nhân sự cấp cao như dư luận bàn tán một thời gian gần đây hay không.

Ông Trọng, trong diễn văn khai mạc, nói "Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể" trong hội nghị lần này, nhưng nhiều người cho rằng phát biểu này để chỉ quy hoạch cho các khóa tới và vẫn có khả năng sẽ có chuyển dịch nội bộ sau hội nghị 6.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đợt phê bình và tự phê bình vừa được triển khai trong toàn bộ hệ thống Đảng ở trung ương và tỉnh thành, bắt đầu từ Bộ chính trị và Ban bí thư.

Các vụ bắt giữ mới đây đối với các nhân vật thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng được cho là gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; và chiến dịch chỉnh đốn Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động được xem như chỉ dấu cho một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao nhất của Đảng.

Bộ Chính trị Đảng CSVN đã có phiên họp tuần trước để chốt lại kết quả kiểm điểm, chỉnh đốn Đảng, nhằm trình lên Ban chấp hành Trung ương tại kỳ họp này.

Nghị trình đồ sộ


Thông tấn xã Việt Nam cho hay phiên họp trung ương lần này tập trung vào một nghị trình đồ sộ với các vấn đề hóc búa của Đảng.

Trong đó, một nội dung chủ chốt là "báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ chính trị, Ban bí thư" và "một số vấn đề quan trọng khác".

175 ủy viên Trung ương Đảng cũng sẽ bàn về chủ trương sắp xếp lãnh đạo cho tương lai, trong đó có các chức danh lãnh đạo chủ chốt và thành phần Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai, đổi mới giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ cũng là những vấn đề chính trong nghị trình.

Một nội dung quan trọng khác cũng sẽ được bàn thảo là tình hình kinh tế-xã hội trong năm nay về kế hoạch cho năm sau.

Diễn văn khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy một số đường hướng chính tại hội nghị trung ương lần này.

Ông Trọng thừa nhận "ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này".

Ông được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời cho biết các vấn đề được đưa ra bàn thảo "đều rất quan trọng và phức tạp".

Tổng bí thư đã định hướng ba nhóm vấn đề để cho các ủy viên trung ương thảo luận.

Thứ nhất là các vấn đề kinh tế-xã hội, trong đó có cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Một nhóm vấn đề nữa mà ông Trọng đưa ra là xây dựng Đảng và quy hoạch các thế hệ lãnh đạo tiếp theo.

Ông cho biết việc phê và tự phê đã được "triển khai rất tích cực", được lãnh đạo Đảng "chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ" và các cá nhân và tập thể đã được kiểm điểm "một cách nghiêm túc".

Về quy hoạch cán bộ, ông Trọng nói hội nghị trung ương này không đi vào cụ thể danh sách quy hoạch mà chỉ bàn về đường hướng quy hoạch như thế nào như tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, số lượng, cơ cấu, đối tượng, giới thiệu, lựa chọn... để tiến tới quy hoạch cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Nhóm vấn đề cuối cùng để các ủy viên trung ương thảo luận là giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ.

Ý nghĩa lớn


Nhận định về Hội nghị Trung ương 6, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, nói: "Hội nghị lần này hứa hẹn sẽ là một lần hội nghị đặc biệt".

"Nó được triệu tập lúc phong trào phê và tự phê trong Đảng diễn ra, đấu tranh nội bộ căng thẳng xung quanh ai sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng tràn lan tại khu vực kinh tế công, các tập đoàn nhà nước và lĩnh vực ngân hàng."

Ông Thayer chỉ ra rằng cho tới nay, hầu như các nhân vật bị dính tham nhũng mà được biết tới nhiều đều do Thủ tớnG nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm hoặc nằm trong danh sách những người ủng hộ hay thân cận với ông.

Dựa trên những diễn biến gần đây, ông Thayer nói rất có thể Hội nghị 6 sẽ là nơi phe của ông Thủ tướng và phe chỉ trích ông đối đầu nhau, dẫn tới việc Ban Chấp hành Trung ương giảm bớt quyền lực nằm trong tay thủ tướng.

"Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ kỷ luật một số thành viên. Trong những tháng qua, đã có việc một số ủy viên bị sắp xếp lại vị trí."

Theo GS Thayer, câu hỏi lớn hiện nay là liệu những người chỉ trích ông Dũng có tìm cách bãi nhiệm ông hay không. Điều này phụ thuộc vào đa số Ban Chấp hành Trung ương, họ có chấp thuận bản kiểm điểm của ông Nguyễn Tấn Dũng và thông qua đề xuất khắc phục sai lầm của ông hay không.

Ông Thayer cũng dự đoán Ban Chấp hành có thể sẽ đề cử thêm một ủy viên Bộ Chính trị nữa, vì con số 14 bị cho là chưa đủ và thiếu ổn định.

Tất nhiên, các thay đổi trên, nếu có, sẽ được công khai minh bạch hóa trước Đảng và người dân như thế nào thì lại là một câu hỏi khác.

01-10-2012

Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn