Khánh Ly - một trong những tên tuổi có thể xếp vào hàng Danh Ca Việt Nam hiện đại, dù chị đã không được truyền thông chính thống nhắc nhiều đến, trong suốt 37 năm qua tại Việt Nam. Họa hoằm lắm, một vài bài viết mang chủ đề tản mạn và gợi nhớ, cũng như vài bài sặc mùi phủ chụp chính trị cho chị từ các trang báo "ăn lương nhà nước" trong những năm qua.
Có những giai thoại về chị rất buồn cười, ví như: trước khi vào phòng thâu âm (Đài Truyền Hình Việt Nam - số 9 Hồng Thập Tự) (*) chị phải "phi" một điếu bồ đà nhằm đạt cảm giác "phiêu linh" cho bài hát v.v... vẫn không thể đánh đổ được Khánh Ly - "Giọng hát liêu trai" mà giới mộ điệu đã dành tặng chị lúc bấy giờ.
Khi Khánh Ly đã là một giọng ca đủ sức cuốn khán giả mê mải dõi theo những ca từ, những giai điệu của dòng nhạc Trịnh, thì nhiều người trong thế hệ tôi chỉ biết... ngỡ ngàng hay lặng câm lóng tai nghe chị hát.
Tôi muốn nói về sự thảng thốt cho những ai khi lần đầu nghe chị cất tiếng vào lúc bấy giờ, thời điểm không phải đầy băng đĩa, kể cả sự vượt bậc của công nghệ âm thanh như hiện nay. Có thể nói, giọng hát của chị tạo một sự lạ lẫm, tinh khiết, "đau" nhiều hơn "buồn", "khổ" nhưng lại không "khốn". Trong giọng hát của chị có cái gì đó vừa làm tê người lại như vỗ về thân phận. Chất da diết lẫn một chút gì đó nỉ non trong giọng ca của chị như xoa dịu "cơn đau tim" của người Việt Nam trong thời ly loạn, ngày xưa...
Khánh Ly hát "sống" mà không cần phải "động" (tay chân) như những gì thuộc về "công nghệ lăng xê" mà hiện nay, giới ca sĩ xem như là sự cứu rỗi cho những làn hơi mỏng tanh, âm vực hẹp, phát âm không chuẩn hoặc méo mó, đặc biệt cách hát mà tôi gọi "cách-hát-sỉ-vả" của nhiều giọng ca thời thượng hiện nay, được cóp-py và nhặt nhạnh theo cách của người Mỹ mà không màng đến họ đang hát tiếng Việt, hát nhạc Việt và hát cho người Việt... nghe, chứ không phải cho người Mỹ nghe.
Thuở ấy, bước vào "Quán Văn" dễ như người...nghèo! Có lẽ Khánh Ly và Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không đặt nặng nhu cầu kiếm tiền như thế hệ ca sĩ hiện nay? Chị nổi tiếng như vốn dĩ chị "buộc phải" nổi tiếng tựa định mệnh an bài cho chị gặp Trịnh, cũng như số phận ông Trời đặt để cho xứ sở Việt Nam điêu linh này vậy?! Có lẽ đơn giản thế thôi?!
Giọng hát Khánh Ly, một giọng hát không thể lẫn lộn vào đâu được, với âm vực rộng, làn hơi dày và đầy đặn, cách "vocal" của chị tròn, rõ, chắc mà giản dị, mộc mạc như cái cách người ta gọi chị là "Nữ Hoàng Chân Đất". Chị hát thanh thoát lại vang vọng, không cần lạm dụng về kỹ thuật như: A.Đ, T.L.P, T.K, T.P, M.T.H v.v... của những năm đầu sau 1975, mà người Sài Gòn một thuở đã "tái" (mặt) mà không "tê" bởi những giọng ca cần (đề) "phòng" nhưng không "thính" nổi! Ca Sĩ có quyền truyền tải tất cả cảm xúc cho khán giả, nhưng tuyệt đối không được mang lại cảm giác... "SỢ HÃI"! Đó là điều mà nhiều ca sĩ nổi danh đã từng khuyên lớp đàn em hiện nay hiểu là "nguy hiểm", bởi nhiều ca sĩ hiện nay thay vì hát, họ lại "rống", "hét" hay "rên"(!) Tất nhiên thẩm mỹ âm nhạc cũng cần có chuẩn như thẩm mỹ tình dục.
Với tư cách là người có biết qua một chút về bộ môn "Thanh nhạc", với tư cách khán giả và cũng với tư cách người Việt, tôi nghĩ mình có quyền lên án những nhạc phẩm, cách hát, lối trình diễn "kinh hoàng" hiện nay của những nhạc sĩ, ca sĩ hiện tại, dù đó là Mít-tờ hay Mít-xì gì đấy...
Ở đây, tôi không nói về thể loại nhạc ví như: Pop, Rock, Jazz, R&B v.v... vì đó thuộc về đề tài khác và cũng bởi Khánh Ly không có khả năng hát tốt những thể loại đó.
Vậy là, chúng ta nói đến tính "chuyên môn hóa". Khánh Ly được biết như gắn liền với nhạc Trịnh Công Sơn nhiều nhất, tuy chị cũng hát một số tác phẩm khác của Phạm Duy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Anh Bằng, Lam Phương v.v... Chị có thể sử dụng tiếng Anh khá trôi chảy nhưng nhạc ngoại không phải là điều chị "dám" gồng mình thể hiện như các ca sĩ hiện nay "liều mình" như "chốn vườn hoang".
Có thể nói Khánh Ly giản dị như vốn dĩ, dù khi chị đã nổi danh - điều mà cá nhân tôi thấy, nhiều ca sĩ hiện nay không giữ được. Khi có chút tiếng tăm họ thật mau quên "thời khốn khó". Họ đã không nhận ra, chính quá khứ khốn khó đã là chất liệu vô cùng quan trọng cho họ được khán giả biết đến giọng ca riêng biệt (thuật ngữ chuyên môn gọi là "màu âm" hay "âm sắc"). Họ thật mau quên, chính nhờ nó mà giọng ca họ trở nên có "thần thái".
Điều này dễ nhận ra từ các ca sĩ: P.T, Đ.V.H, M.T, Q.D, M.L, T.L, H.N v.v... Kể từ khi họ có tiếng, họ trở nên nhàn nhạt và cố níu lấy thời hoàng kim bằng những chiêu, trò hay cái gọi là "làm mới" nhiều hơn là từ tâm hồn chất chứa "men đời" thông qua giọng ca; cũng bởi một số trong họ trở nên ôm đồm, tham lam, sợ khán giả quên mình, họ quay ra... khẳng định giọng hát của họ thích hợp vói mọi thể loại từ Vọng Cổ cho đến Thính Phòng từ "nhạc nhẹ" cho đến "nhạc nặng" (mùi)?! Họ không hiểu được "chuyên môn" là gì. Họ cứ ngỡ họ là ca sĩ thuộc hàng sao, thì "hàng nào" vào tay họ cũng biết thành "tôm tươi" (!) Bó tay! (**)
Thời gian đối với ca sĩ vừa nghiệt ngã vừa công bằng. Không có ca sĩ nào có thể trốn ông "Thần thời gian" là vậy. Cũng từ đó, người ta phân biệt được đâu là "Ca Sĩ", đâu là "Thợ Hát".
Nói đến Khánh Ly, hình như giới mộ điệu không chỉ nhớ về Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng v.v... mà người ta nhớ, nhớ một cách dai dẳng, nhớ âm ỉ và nhớ da diết: "Đại Bác Ru Đêm", "Người Già và Em Bé", "Cho Một Người Vừa Nằm Xuống", "Ca Dao Mẹ", "Gia Tài Của Mẹ" v.v.... Riêng tôi, tôi yêu quý nhất nhạc phẩm "Ta Đã Thấy Gì Trong Đêm Nay", một nhạc phẩm gây nhiều tranh cãi (vì vẻ như cổ võ cho người CS vời thời bấy giờ). Có phải đó là những gì "góp thêm" cho Trịnh Công Sơn và Khánh Ly phải hứng chịu giữa hai "làn đạn" trong cuộc chiến??? Tôi chỉ thấy, bên những nhạc phẩm sẻ chia, cảm thông, khóc than cho người Việt thì tác phẩm này giúp tôi cảm nhiều cái tươi sáng, hóa giải hận thù cho cuộc chiến. Đó cũng có thể là ước mơ của Trịnh và Khánh Ly khi phổ biến bài hát này? Chỉ tiếc, những hình ảnh đầy bình an và êm đềm đã không xảy ra sau 1975.
Đó không phải là lỗi của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Cũng không thể phủ chụp cho ngườ Nhạc Sĩ tài hoa kia và người Ca Sĩ đầy thao thức trong giọng hát rằng: "nối giáo cho giặc" (!!!)
Khánh Ly thật khó có được chỗ đứng vững chãi, dài lâu trong lòng khán giả nếu không có những "Ca Khúc Da Vàng", kể về một thời chiến tranh Nam - Bắc? Tôi hoàn toàn tin như thế. Vì lẽ đó, âm nhạc nói riêng và văn hóa - nghệ thuật nói chung, không bao giờ tách rời khỏi chính trị, càng không thể tách rời thời cuộc, để chỉ đơn thuần là giải trí, mua vui chốc lát. Người Ca Sĩ cũng từ đó mà làm khán giả nhớ hơn, yêu mến hơn, trân trọng hơn, khi họ biết đi cùng với Quê Hương - điều mà Ca Sĩ hiện nay thể hiện quá mờ nhạt và như tách khỏi "dòng đời" trong cơn nguy khốn của đất nước. Tất nhiên, điều đáng trách đầu tiên là từ chính thể này với lý do quan trọng nhất, các nghệ sĩ nói chung bị "nhốt tù" trong sáng tác và biểu diễn.
Việc Ca Sĩ Khánh Ly có về Việt Nam hát trong thời gian tới hay không [1] hình như trở thành thông tin nóng trong mấy ngày qua? Liệu việc chị về hát có là một đổi thay thức thời của chính thể này? Có, không một tranh cãi sự trở về của chị lồng trong "mưu toan chính trị" nào đó?
Thật tội nghiệp cho Khánh Ly - Nữ Ca Sĩ tài năng, vận số bọt bèo, gây nhiều tranh luận bất tận, dường như vẫn "không buông tha" chị [2]?
Trong khi chờ "hậu quả" :), mời những ai mến mộ giọng ca Khánh Ly và mong muốn hòa bình, hòa giải cho Quê Hương này, hãy thưởng thức nhạc phẩm "Ta Đã Thấy Gì Trong Đêm Nay":
...ta đã thấy gì trong đêm nay
bàn tay muôn vạn bàn tay
những ngón tay thơm nối tật nguyền
nối cuộc tình nối lòng đổ nát
bàn tay đi nối anh em
về suối quê hương tắm gội nhục nhằn
mười năm đêm trong tiếng súng
ruộng lúa bãi dâu qua cơn kinh hoàng Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
ruộng đồng việt nam lên những búp non đầu tiên
một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng
một đàn gà cao tiếng gáy đánh thức bình minh... Nguyễn Ngọc Già
Theo Dân Luận
_______________
(*) Đài Truyền Hình Tp. HCM - số 9 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 hiện nay
(**) Nếu bạn không tin, có thể nghe "Chat với Mozart" của cô ca sĩ Mỹ Linh, để biết tại sao TS. Cù Huy Hà Vũ đã kiện đĩa này. http://www.tienphong.vn/van-nghe/74135/My-Linh-bi-kien-dai-dang.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120926_khanhly_return.shtml [1]
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120926_khanhly_interview.shtml [2]
Có những giai thoại về chị rất buồn cười, ví như: trước khi vào phòng thâu âm (Đài Truyền Hình Việt Nam - số 9 Hồng Thập Tự) (*) chị phải "phi" một điếu bồ đà nhằm đạt cảm giác "phiêu linh" cho bài hát v.v... vẫn không thể đánh đổ được Khánh Ly - "Giọng hát liêu trai" mà giới mộ điệu đã dành tặng chị lúc bấy giờ.
Khi Khánh Ly đã là một giọng ca đủ sức cuốn khán giả mê mải dõi theo những ca từ, những giai điệu của dòng nhạc Trịnh, thì nhiều người trong thế hệ tôi chỉ biết... ngỡ ngàng hay lặng câm lóng tai nghe chị hát.
Tôi muốn nói về sự thảng thốt cho những ai khi lần đầu nghe chị cất tiếng vào lúc bấy giờ, thời điểm không phải đầy băng đĩa, kể cả sự vượt bậc của công nghệ âm thanh như hiện nay. Có thể nói, giọng hát của chị tạo một sự lạ lẫm, tinh khiết, "đau" nhiều hơn "buồn", "khổ" nhưng lại không "khốn". Trong giọng hát của chị có cái gì đó vừa làm tê người lại như vỗ về thân phận. Chất da diết lẫn một chút gì đó nỉ non trong giọng ca của chị như xoa dịu "cơn đau tim" của người Việt Nam trong thời ly loạn, ngày xưa...
Khánh Ly hát "sống" mà không cần phải "động" (tay chân) như những gì thuộc về "công nghệ lăng xê" mà hiện nay, giới ca sĩ xem như là sự cứu rỗi cho những làn hơi mỏng tanh, âm vực hẹp, phát âm không chuẩn hoặc méo mó, đặc biệt cách hát mà tôi gọi "cách-hát-sỉ-vả" của nhiều giọng ca thời thượng hiện nay, được cóp-py và nhặt nhạnh theo cách của người Mỹ mà không màng đến họ đang hát tiếng Việt, hát nhạc Việt và hát cho người Việt... nghe, chứ không phải cho người Mỹ nghe.
Thuở ấy, bước vào "Quán Văn" dễ như người...nghèo! Có lẽ Khánh Ly và Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không đặt nặng nhu cầu kiếm tiền như thế hệ ca sĩ hiện nay? Chị nổi tiếng như vốn dĩ chị "buộc phải" nổi tiếng tựa định mệnh an bài cho chị gặp Trịnh, cũng như số phận ông Trời đặt để cho xứ sở Việt Nam điêu linh này vậy?! Có lẽ đơn giản thế thôi?!
Giọng hát Khánh Ly, một giọng hát không thể lẫn lộn vào đâu được, với âm vực rộng, làn hơi dày và đầy đặn, cách "vocal" của chị tròn, rõ, chắc mà giản dị, mộc mạc như cái cách người ta gọi chị là "Nữ Hoàng Chân Đất". Chị hát thanh thoát lại vang vọng, không cần lạm dụng về kỹ thuật như: A.Đ, T.L.P, T.K, T.P, M.T.H v.v... của những năm đầu sau 1975, mà người Sài Gòn một thuở đã "tái" (mặt) mà không "tê" bởi những giọng ca cần (đề) "phòng" nhưng không "thính" nổi! Ca Sĩ có quyền truyền tải tất cả cảm xúc cho khán giả, nhưng tuyệt đối không được mang lại cảm giác... "SỢ HÃI"! Đó là điều mà nhiều ca sĩ nổi danh đã từng khuyên lớp đàn em hiện nay hiểu là "nguy hiểm", bởi nhiều ca sĩ hiện nay thay vì hát, họ lại "rống", "hét" hay "rên"(!) Tất nhiên thẩm mỹ âm nhạc cũng cần có chuẩn như thẩm mỹ tình dục.
Với tư cách là người có biết qua một chút về bộ môn "Thanh nhạc", với tư cách khán giả và cũng với tư cách người Việt, tôi nghĩ mình có quyền lên án những nhạc phẩm, cách hát, lối trình diễn "kinh hoàng" hiện nay của những nhạc sĩ, ca sĩ hiện tại, dù đó là Mít-tờ hay Mít-xì gì đấy...
Ở đây, tôi không nói về thể loại nhạc ví như: Pop, Rock, Jazz, R&B v.v... vì đó thuộc về đề tài khác và cũng bởi Khánh Ly không có khả năng hát tốt những thể loại đó.
Vậy là, chúng ta nói đến tính "chuyên môn hóa". Khánh Ly được biết như gắn liền với nhạc Trịnh Công Sơn nhiều nhất, tuy chị cũng hát một số tác phẩm khác của Phạm Duy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Anh Bằng, Lam Phương v.v... Chị có thể sử dụng tiếng Anh khá trôi chảy nhưng nhạc ngoại không phải là điều chị "dám" gồng mình thể hiện như các ca sĩ hiện nay "liều mình" như "chốn vườn hoang".
Có thể nói Khánh Ly giản dị như vốn dĩ, dù khi chị đã nổi danh - điều mà cá nhân tôi thấy, nhiều ca sĩ hiện nay không giữ được. Khi có chút tiếng tăm họ thật mau quên "thời khốn khó". Họ đã không nhận ra, chính quá khứ khốn khó đã là chất liệu vô cùng quan trọng cho họ được khán giả biết đến giọng ca riêng biệt (thuật ngữ chuyên môn gọi là "màu âm" hay "âm sắc"). Họ thật mau quên, chính nhờ nó mà giọng ca họ trở nên có "thần thái".
Điều này dễ nhận ra từ các ca sĩ: P.T, Đ.V.H, M.T, Q.D, M.L, T.L, H.N v.v... Kể từ khi họ có tiếng, họ trở nên nhàn nhạt và cố níu lấy thời hoàng kim bằng những chiêu, trò hay cái gọi là "làm mới" nhiều hơn là từ tâm hồn chất chứa "men đời" thông qua giọng ca; cũng bởi một số trong họ trở nên ôm đồm, tham lam, sợ khán giả quên mình, họ quay ra... khẳng định giọng hát của họ thích hợp vói mọi thể loại từ Vọng Cổ cho đến Thính Phòng từ "nhạc nhẹ" cho đến "nhạc nặng" (mùi)?! Họ không hiểu được "chuyên môn" là gì. Họ cứ ngỡ họ là ca sĩ thuộc hàng sao, thì "hàng nào" vào tay họ cũng biết thành "tôm tươi" (!) Bó tay! (**)
Thời gian đối với ca sĩ vừa nghiệt ngã vừa công bằng. Không có ca sĩ nào có thể trốn ông "Thần thời gian" là vậy. Cũng từ đó, người ta phân biệt được đâu là "Ca Sĩ", đâu là "Thợ Hát".
Nói đến Khánh Ly, hình như giới mộ điệu không chỉ nhớ về Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng v.v... mà người ta nhớ, nhớ một cách dai dẳng, nhớ âm ỉ và nhớ da diết: "Đại Bác Ru Đêm", "Người Già và Em Bé", "Cho Một Người Vừa Nằm Xuống", "Ca Dao Mẹ", "Gia Tài Của Mẹ" v.v.... Riêng tôi, tôi yêu quý nhất nhạc phẩm "Ta Đã Thấy Gì Trong Đêm Nay", một nhạc phẩm gây nhiều tranh cãi (vì vẻ như cổ võ cho người CS vời thời bấy giờ). Có phải đó là những gì "góp thêm" cho Trịnh Công Sơn và Khánh Ly phải hứng chịu giữa hai "làn đạn" trong cuộc chiến??? Tôi chỉ thấy, bên những nhạc phẩm sẻ chia, cảm thông, khóc than cho người Việt thì tác phẩm này giúp tôi cảm nhiều cái tươi sáng, hóa giải hận thù cho cuộc chiến. Đó cũng có thể là ước mơ của Trịnh và Khánh Ly khi phổ biến bài hát này? Chỉ tiếc, những hình ảnh đầy bình an và êm đềm đã không xảy ra sau 1975.
Đó không phải là lỗi của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Cũng không thể phủ chụp cho ngườ Nhạc Sĩ tài hoa kia và người Ca Sĩ đầy thao thức trong giọng hát rằng: "nối giáo cho giặc" (!!!)
Khánh Ly thật khó có được chỗ đứng vững chãi, dài lâu trong lòng khán giả nếu không có những "Ca Khúc Da Vàng", kể về một thời chiến tranh Nam - Bắc? Tôi hoàn toàn tin như thế. Vì lẽ đó, âm nhạc nói riêng và văn hóa - nghệ thuật nói chung, không bao giờ tách rời khỏi chính trị, càng không thể tách rời thời cuộc, để chỉ đơn thuần là giải trí, mua vui chốc lát. Người Ca Sĩ cũng từ đó mà làm khán giả nhớ hơn, yêu mến hơn, trân trọng hơn, khi họ biết đi cùng với Quê Hương - điều mà Ca Sĩ hiện nay thể hiện quá mờ nhạt và như tách khỏi "dòng đời" trong cơn nguy khốn của đất nước. Tất nhiên, điều đáng trách đầu tiên là từ chính thể này với lý do quan trọng nhất, các nghệ sĩ nói chung bị "nhốt tù" trong sáng tác và biểu diễn.
Việc Ca Sĩ Khánh Ly có về Việt Nam hát trong thời gian tới hay không [1] hình như trở thành thông tin nóng trong mấy ngày qua? Liệu việc chị về hát có là một đổi thay thức thời của chính thể này? Có, không một tranh cãi sự trở về của chị lồng trong "mưu toan chính trị" nào đó?
Thật tội nghiệp cho Khánh Ly - Nữ Ca Sĩ tài năng, vận số bọt bèo, gây nhiều tranh luận bất tận, dường như vẫn "không buông tha" chị [2]?
Trong khi chờ "hậu quả" :), mời những ai mến mộ giọng ca Khánh Ly và mong muốn hòa bình, hòa giải cho Quê Hương này, hãy thưởng thức nhạc phẩm "Ta Đã Thấy Gì Trong Đêm Nay":
bàn tay muôn vạn bàn tay
những ngón tay thơm nối tật nguyền
nối cuộc tình nối lòng đổ nát
bàn tay đi nối anh em
về suối quê hương tắm gội nhục nhằn
mười năm đêm trong tiếng súng
ruộng lúa bãi dâu qua cơn kinh hoàng
ruộng đồng việt nam lên những búp non đầu tiên
một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng
một đàn gà cao tiếng gáy đánh thức bình minh...
Theo Dân Luận
_______________
(*) Đài Truyền Hình Tp. HCM - số 9 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 hiện nay
(**) Nếu bạn không tin, có thể nghe "Chat với Mozart" của cô ca sĩ Mỹ Linh, để biết tại sao TS. Cù Huy Hà Vũ đã kiện đĩa này. http://www.tienphong.vn/van-nghe/74135/My-Linh-bi-kien-dai-dang.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120926_khanhly_return.shtml [1]
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120926_khanhly_interview.shtml [2]
Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Chín 20127:00 SA
Thi MO Ngu
Khách
Tac gia «la.i me^» Le^. Mai thi ' duoc , nhu'ng «la.i me^+ muo^.i » ve^' Hoa hop ,hoa giai voi CS thi kho^ng co'n la' «me muoi » nu'a , ma' la' tuyen truyen , la viet gian , cong san !!! TCS da~ khong co' ho^.i de an nan ,sam hoi khi tha^"y «nguoi VN hom nay song voi nhau «0» that tha » =>song voi nhau gian ta !!! Ca si KL tu 75 den nay ,dau can phai ve VN ma' nguoi ham mo va^~n nghe duoc rat nhieu bai KL hat ! Ve VN hat (trong dieu kien cs «gia vo" ..) vi muc dich gi ?vi' do^'ng ba'o VN ? QG + CS ? ...Ha~y cho" xem KL that su ra sao ?
05 Tháng Mười 20127:00 SA
Người Việt
Khách
Lá rụng về cội, chẳng phải Khánh Ly hay Phạm Duy mà rồi ai cũng thế cả thôi. Chỉ có những kẻ mất gốc lúc nào cũng bị giầy vò vì hận thù, vì mất mát cá nhân của mình nên đầu óc ngu tối không nhìn thấy sự thật. Đừng có khoe cái tự do "kiểu Mỹ" ra ở đây, đó là thứ tự do chửi càn, nói láo, nhục mạ nhau thì đúng hơn. Xem mấy cái clip bọn CCCĐ ở Mỹ chửi nhau mà phát ói. Nếu người Mỹ biết tiếng việt nghe thấy tụi này chửi rủa nhau thì họ cũng không thể ngửi được. Cứ nhìn thấy hình ảnh mấy ông bà già vác cờ ba que đi chửi rủa nhau trên đường phố ở Mỹ mà cám thấy xấu hổ cho người Việt. Sao lại có lũ người vô văn hóa đến vậy. Chúng không thể mang danh người VN để xúc phạm đến văn hóa dân tộc.
06 Tháng Mười 20127:00 SA
lính già
Khách
Cũng đã có nhiều người về VN để hát ( Giao Linh , Tuấn Ngọc , E.Phương ...v..v..) mà không bị phản đối , tại sao PDuy , Kly bị người ta chê bai ? Người Việt suy nghĩ cho kỹ rồi trả lời
03 Tháng Mười 20127:00 SA
lính già
Khách
KL về hát chẳng là vì cái gì cả ! Tiền bạc cũng không bằng ở Mỹ ...muốn làm chính trị thì không đủ tài ( ở Mỹ muốn chửi Obama cứ việc ra đường mà chửi , về đây muốn chửi tàu cộng thì vào tù )
Kết luận : có loại người ( PDuy , KL ...) sướng quá.....hóa rồ thôi
13 Tháng Mười 20127:00 SA
lính già
Khách
Về Quê ở đâu mà nói :...Ở trong nước không ai phân biệt đối xử gì với họ....
Tôi hỏi nick Người Việt tại sao KL , PD bị chống đối mà chưa thấy trả lời , bây giờ cũng lại luận điệu đó.