BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73360)
(Xem: 62246)
(Xem: 39433)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

(Nói ngắn về) Nội dung của hòa giải quốc gia

21 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 1008)
(Nói ngắn về) Nội dung của hòa giải quốc gia
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
1. Hòa giải quốc gia là một tiến trình bình thường trong đời sống chính trị xã hội của một quốc gia bình thường, bất cứ quốc gia nào. Ở những quốc gia “không bình thường”, như Việt Nam, mà ở đó tiến trình hình thành quốc gia xảy ra trong điều kiện thuộc địa, chiến tranh giải phóng, chiến tranh ý thức hệ và toàn cầu hóa thì hòa giải quốc gia là vấn đề cần phải luôn luôn được coi trọng, thể hiện cụ thể trong chính sách quốc gia.

2. Ở Việt Nam, hòa giải quốc gia còn được đặt trong bối cảnh của các cố gắng dân chủ hóa đời sống chính trị. Nó đóng vai trò quyết định sự thành công của một cuộc chuyển tiếp dân chủ ôn hòa. Nếu chuyển tiếp dân chủ không được đặt trên nền tảng của hòa giải quốc gia thì nền dân chủ non yếu sẽ không đủ sức để kiểm soát sự bùng nổ của công lý bị chà đạp và sự bất công bị dồn nén quá lâu trong lịch sử. Đây là vấn đề mà những người đang vận động cho một cuộc chuyển tiếp dân chủ ôn hòa cần phải quan tâm. Hòa giải quốc gia phải là một phần không thể tách rời của tiến trình dân chủ hóa.

3. Có hai vấn đề chính, như hai mặt của một đồng tiền, của tiến trình hòa giải quốc gia. Một: hòa giải những bất công mà quyền lực chính trị đã gây ra trong tiến trình hình thành và thống nhất quốc gia. Đây là công việc của nhà nước. Nhà nước phải chủ động, công khai hòa giải với nạn nhân của nó. Nhà nước Việt Nam, từ gần bốn mươi năm nay, đã gây ra rất nhiều bất công, mà gần đây nhất là sự tước đoạt tài sản đất đai của dân chúng. Trước đó nữa là các chính sách đã gây ra thảm họa cho hàng triệu người như cải tạo tư sản, tù cải tạo, kinh tế mới, vượt biên,… Xa hơn nữa trong quá khứ là các chính sách tước đoạt và đồng hóa các cộng đồng văn hóa-lịch sử thiểu số.

4. Và hai: hòa giải và xây dựng ý thức quốc gia. Đây là công việc của mỗi công dân. Sự thiếu vắng ý thức quốc gia ở người Việt Nam có lý do lịch sử. Nó là hậu quả của tiến trình hình thành và phát triển không bình thường của quốc gia Việt Nam. Việc nhận thức lại lịch sử hình thành và phát triển quốc gia sẽ giúp thay đổi thái độ bất dung và sự thiếu vắng ý thức quốc gia ở người Việt Nam. Kết quả của tiến trình này là sự bao dung các quan điểm khác biệt, kể cả các quan điểm về nguồn gốc dân tộc, về lịch sử, và về ý thức hệ các loại. Ý thức rằng quốc gia Việt Nam là sự kết hợp của nhiều cộng đồng văn hóa-lịch sử khác nhau, mà trong đó không có cộng đồng nào, dù đông đến đâu, không có phe phái nào, dù quyền lực chính trị mạnh đến đâu có quyền nhân danh quốc gia để áp đặt bất công hay để loại trừ các cộng đồng văn hóa-lịch sử khác, sẽ là bước đầu tiên của vấn đề hòa giải này.


Nói thêm: sự thiếu vắng các cuộc trao đổi về hòa giải quốc gia ở những người đang vận động cho dân chủ Việt Nam là một bằng chứng khác về sự thiếu vắng ý thức quốc gia. Xây dựng một nền dân chủ trên nền tảng của những bất công chưa được hòa giải, của sự bất dung và thiếu ý thức quốc gia như xây một tòa lâu đài trên cát.

Trần Minh Khôi

Theo blog FB của TMK

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn