BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72818)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trung tướng Nguyễn Đình Ước vốn là tên lính đào ngũ?

15 Tháng Năm 199512:00 SA(Xem: 2562)
Trung tướng Nguyễn Đình Ước vốn là tên lính đào ngũ?
528Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
528
Tôi không phải là nhà báo cũng không phải là nhà sử học nhưng vốn từ "Anh Việt Minh" rồi trở thành "Anh bộ đội Cụ Hồ" nên thường quan tâm đến sử sách. Gần đây đọc một văn bản đánh máy, nguyên bản như sau:

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- Bản nhận xét


 Về cuốn hồi ký: Quân Giải Phóng - Nhớ lại cho mai sau.

 Kính gửi: Ban Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Sau khi đọc tập hồi ký: “Quân Giải phóng - Nhớ lại cho mai sau,” Viện Lịch sử quân sự Việt Nam có ý kiến như sau:

 1. Đây là tập Hồi ký ghi lại những sự kiện lịch sử trong chặng đường vẻ vang của quân đội ta mà các tác giả đã tham gia, tập hồi ký về cơ bản phản ánh đúng sự thật lịch sử có tác dụng tốt.

 2. Các nhân vật lịch sử, vai trò của cán bộ cơ sở và nhân dân được tập hồi ký phản ánh đúng với thực tế lịch sử. Riêng về Chu Văn Tấn và sự kiện được trình bày trong bài viết là đúng với sự thật lúc đó, việc trích đăng lại sẽ phong phú thêm các sự kiện. Nhưng theo thông báo của Bộ chính trị trước đây: Về cuối đời Chu Văn Tấn có sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, Nhà xuất bản nên xin ý kiến của Tổng cục Chính trị về trường hợp này để chặt chẽ về mọi mặt.

 3. Ngoài một số bài viết đã được đăng trên các báo có nội dung và văn phong tốt, một số bài còn hạn chế trong cấu trúc, văn phong, trong đánh giá nhân vật và sự kiện. Những chỗ cần sửa chữa, Viện sẽ có ý kiến cụ thể khi làm việc trực tiếp với Nhà xuất bản.

 Viện trưởng Viện Lịch sử QSVN
 (Có chữ ký nhưng không ghi tên, không có dấu)

 Văn bản này có lời phê viết tay bên lề, nguyên văn:

 Kính gửi: Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam

 Vì vốn là Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, yêu mến lịch sử dân tộc Việt Nam, tôi quan tâm tới cuốn Hồi ký này . Nay được đọc văn bản này, tôi ngạc nhiên xin hỏi Viện:

 1. Đây là cuốn Hồi ký của các bậc đàn anh QĐND ta, trong đó có bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc dùng từ "Bản nhận xét" là xấc xược, kém văn hoá.

 2. Đây là văn bản hành chính sao không có số, ngày, dấu và ghi rõ tên người ký?

 3. Hỏi có người nói đây là chữ ký anh Nguyễn Đình Ước đã thay anh Hoàng Phương làm Viện trưởng. Tôi không tin là lãnh đạo, Bộ Quốc phòng lại đưa ra một anh lính đào ngũ (1947), bị 10 bài báo chửi về việc đi xin chức Giáo sư bậc Phó làm Viện trưởng Lịch Sử Quân Sự.

Mong các anh trả lời. Cần thiết đối chất với pháp luật việc anh ta có đào ngũ không? Tôi xin chịu trách nhiệm đã viết như vậy.

11-4-1995
Phạm Quế Dương
37 - Lý Nam Đế - Hà Nội.
Tel: 231372.

 Tôi biết cả hai anh này: 

Nguyễn Đình Ước


 Anh Nguyễn Đình Ước là Phó Chính uỷ Quân khu 4 về làm Viện phó Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam, Thiếu tướng, gần đây lên Trung tướng, làm Viện trưởng Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam.

 Anh Phạm Quế Dương, Đại tá - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự. Tờ báo này trước đây phát hành trên bìa có in giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin, có chỉ số Quốc tế, nhưng số cuối năm 1988 có thông báo của Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Đặng Vũ Hiệp ký, quyết định tạp chí này phải lưu hành nội bộ hai tháng/ kỳ. Ngay sau đó anh Phạm Quế Dương có quyết định nghỉ hưu và cũng không còn thấy tạp chí này trên các quầy bán sách báo.

 Đọc văn bản này có nhiều chuyện: Có nên dùng từ Bản nhận xét không? Thủ tục hành chính giấy tờ có nghiêm chỉnh không? Có phải anh Nguyễn Đình Ước đi xin cái học hàm Phó Giáo sư không? Anh Nguyễn Đình Ước có phải là một anh lính đào ngũ năm 1947 không? Vụ Chu Văn Tấn lâu nay chỉ nghe nói mồm, nay ở đây bảo là có thông báo của Bộ Chính trị , có đúng không? Hai chuyện "Tu từ " và "Thủ tục hành chính ", tôi không bàn. Chuyện anh Nguyễn Đình Ước xin cái Phó Giáo sư ra sao, tôi cũng không bàn. Vì sau bài của anh Đào Thái Tôn mở đầu cho vụ việc này in trong báo Giáo dục và Thời đại, 24-2-1992 "Tìm hiểu sự thật mấy trăm giờ giảng dạy đại học trong hồ sơ xin xét phong danh hiệu Phó Giáo sư", tiếp theo hàng chục bài châm biếm, phản đối, đề nghị làm sáng tỏ trước công luận mà chẳng thấy bài báo nào nói lại, cải chính hoặc thanh minh. Anh ta vẫn cứ là Phó giáo sư (!?). Vậy bàn làm gì nữa. Tôi chỉ xin kèm theo đây bản in lại các bài báo bàn về vụ này hồi đó để bạn đọc tham khảo.

 Còn chuyện ông Chu Văn Tấn, đúng là có một thời tôi có nghe đồn về tội của ông nhưng không có một bài báo hoặc một văn bản của Đảng hoặc Chính phủ kể tội ông, tất cả đều chỉ sầm xì trong dư luận chìm. Còn thật tâm của đời thường, có cả tôi đều ghi nhớ công ơn của ông đóng góp cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ta. Gần đây, trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập QĐNDVN, trên Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan ngôn luận của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, trong số 10/1994, có trích đăng hồi ký ghi rõ tên tác giả Chu Văn Tấn có in kèm ảnh to đẹp Bác Hồ đứng giữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bên, Thượng tướng Chu Văn Tấn một bên. Cùng dịp đó, trong cuộc gặp mặt các lão thành Việt Nam Giải phóng quân ở Quân khu Thủ đô, ở Quân khu I thấy có bà Đường Thị Ân - tức Thượng tướng quân Chu Văn Tấn phu nhân, anh Chu Thành con trai của ông tham dự. Còn đấy những băng hình và ảnh chụp các vị: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Đàm Quang Trung, Trung tướng Song Hào, Trung tướng Chu Duy Kính, Thiếu tướng Lê Thuỳ cùng đông đảo các tướng lĩnh anh hùng quây quần bên gia quyến ông Chu Văn Tấn. Rồi đúng ngày kỷ niệm 54 năm ngày thành lập Đội du kích Bắc Sơn (16/10/1940 - 16/10/1994), một đoàn nhà sử học, nhà báo, cựu chiến binh đã về tận quê ông Chu Văn Tấn ở huyện Vũ Nhai, tỉnh Bắc Thái thắp hương trước mộ ông, lễ trước bàn thờ ông và cùng nhau quyên góp hàng triệu đồng xây nhà bia tưởng niệm Thượng tướng quân Chu Văn Tấn. (Nếu tôi không nhầm thì khi nhà cách mạng tiền bối Lê Quảng Ba, người gắn bó suốt cuộc đời chiến đấu và công tác với ông Chu Văn Tấn từ trần, thì Đảng và Chính phủ đã tổ chức tang lễ ông theo nghi thức Nhà nước ). Nay trong văn bản này anh Nguyễn Đình Ước lại nói cụ thể: Về cuối đời Chu Văn Tấn có sai lầm nghiêm trọng. Có thông báo của Bộ Chính trị hẳn hoi. Thiết nghĩ, là một nhà khoa học lịch sử anh Nguyễn Đình Ước có đầy đủ tư cách để tìm hiểu trả lời về vụ này, sao lại đá quả bóng sang Nhà xuất bản đi hỏi TCCT. Và giả thử nếu ông Chu Văn Tấn nhất thời gặp chuyện chẳng may trong cuộc sống và chiến đấu của mình, thì chính anh Nguyễn Đình Ước vốn là người có đủ các chức, các danh, các vị, các hàm như vậy phải làm sáng tỏ vấn đề trước sự thật lịch sử chứ, thờ ơ để chìm lắng với thời gian sao đành tâm!

 Còn cái việc anh Nguyễn Đình Ước năm 1947, giữa những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh và gian nan, có đào ngũ không? Theo tôi bây giờ có luật hình sự rồi, anh Nguyễn Đình Ước nên đem ra đối chứng trước pháp luật, nếu anh Phạm Quế Dương nói sai sẽ là phạm tội vu khống. Cuộc đời rất minh bạch và sòng phẳng, chúng ta cứ làm theo như là lời của Tổng bí thư Đỗ Mười nói tại Đại hội Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ngày 25/4/1994 "Nhà sử học hãy giữ tâm hồn trong sạch, ngọn bút ngay thẳng và con mắt tinh tường..."

 Anh Nguyễn Đình Ước ạ ! Anh là nhà sử học đấy!

 19/5/1995
 Trần Văn Quang
 Nhà D2 - Phường Trung Tự - Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn