BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lãnh đạo và chính quyền Hà Nội ngày nay bất lực hay bất lương

02 Tháng Chín 200012:00 SA(Xem: 577)
Lãnh đạo và chính quyền Hà Nội ngày nay bất lực hay bất lương
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cuối tháng 5/1998, tôi nhận được thư của bà Nguyễn Thị Bẩy, ở 27 phố Hàng Đường - Hà Nộị Bà là vợ liệt sĩ Dương Trung Hậu, hy sinh 31/12/1946 tại mặt trận Hà Nội và là con dâu của Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng - Cụ Nguyễn Thị Hợi. Bức thư phản ánh về việc ngôi nhà 27 phố Hàng Đường vốn là nhà của Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, là tài sản hợp pháp của Cụ lại bị biến thành hàng hoá để bán cho tư nhân! (Xin kèm theo bản sao thư).

Đọc thư, tôi và một số bạn bè chiến đấu đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ, xin hỏi rõ thêm. Và ngay sau đó, 6/6/1998, tôi viết thư gửi lãnh đạo Hội Cựu Chiến Binh. Toàn văn như sau:

Kính gửi: anh Trần Văn Quang (1), anh Trần Văn Phác (2), anh Tô Ký (3).

Kính thưa các anh,

Tôi hay đi thăm bạn bè lính cũ. Thấy nhiều người không tham gia Cựu Chiến Binh. Hỏi. Họ bảo: Thời trẻ, bỏ cả nhà cửa đi đánh giặc ngoại xâm, diệt bọn ăn xương uống máu đồng bào. Về già, trở về cuộc sống dân thường. Thấy lắm chuyện bất công, vô lý quá. Một lũ ăn xương uống máu đồng chí đồng đội đang ngồi trên đầu dân. Lúc đầu cũng hy vọng vào Cựu Chiến Binh. Nhưng thấy các ông ấy hô khẩu hiệu "Chống diễn biến hoà bình", "Bảo vệ Đảng" nhiều chứ có mấy khi dám bảo vệ quyền lợi chính đáng cựu chiến binh, bảo vệ công thần đất nước đâụ Đến ngay các đình đền thờ các vị tổ tông đánh giặc xưa bị chiếm đoạt, các ông ấy cũng chẳng nói gì... Vào Cựu Chiến Binh lại làm quân cho các ông ấy để giữ ghế cho các ông ấy ư!?...

Nghe như vậy nhưng lâu nay chỉ để bụng. Gần đây ngày càng thấy nhiều chuyện cụ thể minh hoạ cho ý kiến trên.

Xin gửi các anh tư liệu về vài vụ việc ở gần sát các anh để các anh khảo sát, trong đó có vụ việc nhà Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở 27 Hàng Đường - Hà Nội (văn bản này)+ Tử Dương Vọng Đình thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ - Trần Tung, anh cả Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, số nhà 8 Hàng Buồm - Hà Nội + Nhà thờ cụ Phạm Nhữ Tăng - Lão Tướng phò vua Lê Thánh Tông bình định Chiêm Thành (1471) ở ngay quê ông Lê Liêm, quê vợ ông Phạm Văn Đồng, quê vợ ông Hoàng Xuân Hãn - cách Hà Nội gần 30 Km (kèm bản sao bài viết về việc này: Nỗi Niềm Trăn Trở ở Tử Dương).

Rất tin tưởng các anh sẽ góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Đất Nước bằng việc làm lấy lại niềm tin của Cựu Chiến binh với Cựu Chiến binh.

Kính chúc sức khoẻ các anh.

Rất kính
6/6/1998
Phạm Quế Dương
———————

1/ Thượng tướng - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Trung Ương.
2/ Trung tướng - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội.
3/ Thiếu tướng - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh TP Hồ Chí Minh.

Thư của tôi có ý khích các ông anh theo kiểu Khổng Minh "Khích tướng hơn khiển tướng" để các ông anh vào cuộc thôi.

Ngày 9/7/1998, báo Cựu Chiến Binh Việt Nam đăng bài "Sở nhà đất Hà Nội bán nhà của gia đình Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng cho người khác có đúng không?" (Xin kèm theo bản sao). Rất phấn khởi, chúng tôi mua ngay 10 tờ đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ rồi đến ngay Cựu Chiến binh phường Hàng Đào biếu báo.

Tiếp theo lại được đọc báo Tuần Tin Tức, 22/6/1998 "Sao lại bán nhà của một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng?" (Xin kèm theo bản sao); báo Phụ Nữ Thủ Đô, 1/7/1998 "Đơn kêu cứu của người vợ liệt sĩ - con dâu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng: Tại sao lại bán trái pháp luật mặt tiền ngôi nhà 27 Hàng Đường?" (Xin kèm theo bản sao); báo Lao Động, 25/7/1998 "Ước nguyện chính đáng của một gia đình liệt sĩ" (Xin kèm theo bản sao).

Rất phấn khởi vì nhiều cơ quan ngôn luận - tiếng nói của Đảng, đã lên tiếng, chắc là sẽ được giải quyết.

Bẵng đị Nhân dịp Kỷ niệm thành lập QĐNDVN (22/12/1998), chúng tôi lại đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ. Gia đình bảo chưa có ai trả lời. Gia đình vẫn lại có thư đề nghị.

Buồn quá. Tôi tìm đến ngay thăm ông Vũ Oanh - một thời là Uỷ viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, trước cũng là thủ trưởng của tôị Tôi kể việc trên và nói: Em vốn là quân của các anh. Xưa các anh bảo đánh đâu đánh đấỵ Có đứa nào trái lệnh các anh đâu. Nhưng khi đó là đánh giặc ngoại xâm. Còn bây giờ phải đánh bọn quan tham nhũng như nghị quyết của Đảng. Em đề nghị các anh phải vào cuộc chiến nàỵ Em sẽ chờ. Nhưng nếu các anh chỉ hô khẩu hiệu suông thì chúng em sẽ phản đối các anh. Chúng em rất tin tưởng các anh. Anh Vũ Oanh hứa sẽ tham gia giải quyết.

Sự việc vẫn lặng lờ trôị Hôm gặp ông Vũ Oanh ở Đại hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, 1/2000, tôi nhắc lại sự việc và lại nói: Các anh đừng để chúng em mất niềm tin vào Đảng. Anh dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn có vị trí trong xã hộị Em vẫn hy vọng vào các anh. Không nên để chúng em phản ứng. Chúng em đã phản ứng thì không hay đâu!

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ (27/7/1999), chúng tôi lại đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ. Gia đình vẫn bảo chưa ai trả lời và hình như người mua nhà mạo nhận là Thương Binh và khai tên sai.

Tìm hiểu thì được biết báo Pháp Luật số 147, 20/3/1990, đã đăng bài "Lừa gạt chiếm nhà mà không bị xử lý". Bài báo có nói sự việc trên. (Xin kèm theo bản sao).

Tôi phản ánh với báo Cựu Chiến Binh. Báo Cựu Chiến Binh cử ngay phóng viên báo về xã Thanh Long, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương tìm hiểụ Xã trả lời bằng văn bản: không có Nguyễn Quang Hiệp chỉ có Nguyễn Công Xược. Sự việc rõ ràng. Báo Cựu Chiến Binh, ngày 8/11/1999, làm văn bản Kính gửi Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Trung Ương, nói rõ: "Không hiểu vì lý do gì Sở Nhà Đất Hà Nội lại lấy nhà của gia đình bà (Nguyễn Thị Bẩy - vợ liệt sĩ, con dâu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, địa chỉ 27 phố Hàng Đường, Hà Nội) bán cho ông Hiệp... Ông Hiệp ở Hải Dương lên Hà Nội thay tên đổi họ, mạo nhận là Thương Binh để hưởng chế độ chính sách ưu đãi, gia đình và cơ quan ngôn luận đã lên tiếng nhiều song vẫn không được xử lý". (Xin kèm theo bản sao). Báo Cựu Chiến Binh nhận được trả lời: Văn bản này được Chuyển Vụ I - Trả lại báo Cựu Chiến Binh để chuyển UBND TP Hà Nộị (Xin kèm theo bản sao).

Thế là tắc tỵ rồi chăng! Buồn quá! Tôi tìm đến ông Hoàng Phương - Trung tướng, vốn là chỉ huy Trung Đoàn Thủ Đô - đơn vị của Liệt sĩ Dương Trung Hậu, tâm sự. Ông cho tôi văn thư gửi Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để nghị xử lý việc này từ 10/7/1999. Văn thư viết rõ:... Khẳng định gia đình Liệt sĩ Dương Trung Hậu và mẹ đẻ là Nguyễn Thị Hợi - Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, người con dâu là bà Nguyễn Thị Bẩy vợ Liệt sĩ. Dương Trung Hậu không phải là một đối tượng tư sản, tư doanh phải chịu sự cải tạo về mặt chính trị, tài sản kinh tế bị trưng thu, trưng dụng... Một lần nữa tôi xin thay mặt các cán bộ, chiến sĩ Mặt Trận Liên Khu I nói chung, các chiến sĩ Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh nói riêng xin gửi đến Chủ tịch lời chào kính trọng và mong mỏi Chủ tịch quan tâm can thiệp đưa vụ việc này ra ánh sáng pháp luật... (Xin kèm theo bản sao).

Tôi lại phấn khởi, tin tưởng, chờ đợị Tết Canh Thìn - 2000, đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ, an ủi gia đình và cũng bầy tỏ hy vọng vì Đảng có nghị quyết chỉnh đốn Đảng để xây dựng và phát triển chắc sẽ được giải quyết thôi.

Ngày 29/6/2000, đọc báo Cựu Chiến Binh Việt Nam, có đăng bài "UBND TP Hà Nội thu hồi giấy chứng nhận quyền sử sụng nhà đất tại 27 Hàng Đường". Tôi vội đến ngay báo Cựu Chiến Binh hỏi rõ thêm: Tại sao không trả nhà cho Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng mà chỉ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất của người mua thôỉ Ban bạn đọc bảo: Đây là Thông báo của UBND TP Hà Nội. Báo chúng tôi chỉ biết việc này đến đấy thôi. Tôi nghĩ có lẽ diện tích họ bán là 18,3m vuông. Nhà mặt phố Hàng Đường mỗi mét vuông hàng mấy cây vàng mà Nguyễn Công Xược mạo danh Thương Binh Nguyễn Quang Hiệp chỉ phải trả 5 triệu đồng, năm 1998. Nay xử lý anh ta bảo đã chi cho ai ai bao nhiêu... thì ai dám xử lý?

Ôi thế là tắc tỵ rồi!

Ngày Thương Binh Liệt Sĩ - 27/7/2000, chúng tôi lại đến thắp hương Cụ và Liệt sĩ. Gia đình vẫn nói gửi bao nhiêu đơn thư lên lãnh đạo và chính quyền các cấp mà không được ai trả lời một câu. Tôi chẳng dám nói gì. Vì mình bây giờ lại chỉ an ủi xuông gia đình thì cũng chỉ làm cái trò tự lừa dối lương tâm thôi.

Ngày 30/7/2000 tôi đến nhà ông Vũ Oanh và nói: Ngày 30/4 mừng 25 năm Thống Nhất Tổ Quốc, chúng em vừa đi thắp hương nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Trị. Quảng Trị có 72 nghĩa trang, riêng nghĩa trang Trường Sơn có 10.296 mộ liệt sĩ. Đầu tháng 5 kỷ niệm chiến thắng Điện Biện Phủ, chúng em lại về thắp hương nghĩa trang xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, Hải Dương. Nghĩa trang một xã mà gần 500 liệt sĩ. Biết bao xương máu của dân tộc mình đã viết nên trang sử hào hùng cho Tổ Quốc. Tưởng rằng máu thịt ấy sẽ xây nên bộ máy Nhà Nước nghĩa tình vững mạnh. Vậy mà nay chỉ có một việc nhỏ, rất cụ thể, sờ sờ ở ngay giữa Hà Nội bao nhiêu năm nay không giải quyết được. Em buồn cho lãnh đạo và chính quyền ta lắm!

Ông Vũ Oanh nói: Họ bảo với tôi là đã giải quyết rồi cơ mà!

Lê bước ra về từ đáy lòng tôi tự hỏi: Thế này thì lãnh đạo và chính quyền Hà Nội ngày nay bất lực hay bất lương!

Kèm theo bản sao:

1/ Thư của bà Nguyễn Thị Bẩy gửi cho tôi.
2/ Thư của tôi gửi lãnh đạo Hội Cựu Chiến Binh.
3/ Bài báo Cựu Chiến Binh 9/71998.
4/ Bài báo Tuần Tin Tức 22/6/1998.
5/ Bài báo Phụ Nữ Thủ Đô 1/7/1998.
6/ Bài báo Lao Động 25/7/1998.
7/ Bài báo Pháp Luật 20/3/1990.
8/ Văn bản báo Cựu Chiến Binh gửi Ban Bảo vệ Chính Trị Nội Bộ Trung Ương.
9/ Văn thư của Trung tướng Hoàng Phương gửi Chủ tịch UBND TP Hoàng Văn Nghiên.
10/ Bài báo Cựu Chiến Binh 29/6/2000.

Nhân dịp kỷ niệm Quốc Khánh - 2000
Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế - Hà Nội
Tel: 8.231.372.

Kính gửi các báo.
Và thân gửi các Cựu Chiến Binh. 1
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn