BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đơn khiếu kiện

12 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 841)
Đơn khiếu kiện
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


Đơn Khiếu Kiện


Kính gửi: Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội

Tên tôi là :Phạm Văn Điệp, Công dân Việt Nam đang tạm trú ở thôn Thọ Xuân - xã Quảng Tiên - Sầm Sơn - Thanh Hoá tại gia cư mà tôi là chủ sử dụng đất theo sổ đỏ.

Người bị kiện : Công an Phòng chống phản động Sở Công an Thành phố Hà Nội.

Người bị kiện : Công an Phòng chống phản động Sở Công an Thành phố Hà Nội.

Tôi xin trình bày dưới đây sự việc như sau:

Theo tiêu chí chung của Đại hội đồng Liên hiệp quốc không cho phép quốc gia, đoàn thể, cá nhân nào có các hành vi tiêu hủy các quyền tự do được liệt kê trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ngày 10/12/1948. Tôi cũng được nghe phía Chính phủ Việt Nam công bố rằng không ngăn cản và bắt bớ vì lý do có chính kiến, nên đàng hoàng trở về Tổ quốc Việt Nam của mình để mong cho tất cả các quyền được liệt kê trong tuyên ngôn đó trở thành hiện thực và được bảo đảm vô điều kiện.

Sau khi đối chiếu với pháp luật Việt Nam, tôi nhận thấy Đảng dân chủ 21 do ông Hoàng Minh Chính lãnh đạo, là một Đảng có cương lĩnh yêu nước, thương dân, kế thừa những điều tốt trong lịch sử Việt Nam. Đảng Dân Chủ được phục hoạt từ ngày 30/5/2006. Tất cả các thông tin công khai, hợp pháp của các văn bản pháp lý ở Việt Nam đều chứng tỏ Đảng dân chủ là một Đảng của những người yêu nước, sẳn sàng đi theo tiếng gọi của nhân dân. Tôi không có lý do gì để phê phán và tôi đã tình nguyện xin gia nhập Đảng Dân Chủ 21 với động cơ góp một bàn tay xây dựng một nền dân chủ pháp trị, bảo đảm mọi quyền tự do của mọi người, trong đó có quyền tự do của cá nhân tôi, gia đình tôi. Chiếu theo pháp luật Việt Nam, tôi không thấy có điều nào quy định đảng viên Đảng Dân Chủ 21 là người phải bị thu hộ chiếu và bị mất các quyền công dân tại Việt Nam nên tôi càng tự tin về tính hợp pháp tuyệt đối của tôi tại Việt Nam vì thế tôi từ LB Nga về Việt Nam ngày 15/2/2007 mà không có một tấc sắt trong tay. Tôi là người có chính kiến bảo vệ đa nguyên , đa đảng, xây dựng xã hội dân chủ pháp trị mà kể cả Hồ chí Minh cũng đã ủng hộ.

Ngày 24/2/2007 sau khi đến thăm ông Hoàng Minh Chính gần 4 tiếng từ 15 giờ đến 19 giờ, tôi đã bị 3 công an áp giải từ ngõ nhà ông, 26 Lý Thường Kiệt về Công an Hàng Bài Hà Nội. Khi chặn tôi , các Công an không hề trình báo giấy tờ để chứng minh họ là ai và đang thực thi theo quyết định nào. Tôi yêu cầu họ xuất trình , nhưng họ không thực hiện mà xô đẩy tôi , ép tôi ngồi lên xe máy chở 2 người (tôi bị ép ngồi giữa), thành ra xe chở 3 mà điều này tôi không muốn. Khi bị áp giải về Công an phường Hàng Bài, tôi vẫn đinh ninh là pháp luật Việt Nam không có quy định: Bắt bất cứ ai đến giao lưu với ông Hoàng Minh Chính. Lâu nay biết bao nhiêu người đến thăm ông Hoàng Minh Chính, có cả người nước ngoài, sao không có ai dám nhổ lông chân của họ, trong khi tôi lại là chủ nhân của đất nước mình thì tôi lại càng có quyền căn bản ấy hơn nữa. Rất tiếc công an Ha nội tự làm theo ý của mình bất chấp quy định của luật pháp. Hiến Pháp VN 1992 cũng đã ghi rõ rằng ngay cả Đảng Cộng Sản của họ cũng phải "hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật" nên tôi luôn yêu cầu họ chấm dứt các hành vi bất hợp pháp, nhưng họ không tuân thủ.

Tôi luôn xem ông Hoàng Minh Chính là bậc thầy của tôi về kiến thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ông là Viện trưởng viện triết học Mác-Lênin mà là vì ông là người biết rõ những sai lầm không thể dung thứ của chủ nghĩa này.

Ông đã nhìn thấy sự bất ổn của Chủ nghĩa Mác-Lênin từ mấy chục năm trước đây. Những kẻ chưa thấy vì không hiểu nên đã xem ông là người có tư tưởng lệch lạc và hãm hại ông bấy lâu nay. Ngày nay, cả nước đã đủ trình độ nhận thấy ra được sự lệch lạc của chủ nghĩa này, thì có lẽ nào người có trình độ uyên bác như ông đã nhìn thấy những lệch lạc này ngay từ trước lại là người phản động? Lương tâm tôi không cho phép làm ngơ với một người bị hiểu lầm như thế, nên tôi đã đến với Đảng của ông Hoàng Minh Chính bằng cả 2 lý do: Đồng chí và đồng cảm!

Thay vì chấm dứt các hành vi bất hợp pháp họ tiếp tục bắt giữ người (không có lệnh và không có biên bản tạm giữ ), thu giữ hộ chiếu mà không đưa biên bản sao (cho dù tôi đã yêu cầu nhiều lần mong họ đưa bản sao biên bản trong buổi tối 24-2-2007) . Họ đã gọi điện cho anh trai tôi tới và yêu cầu anh trai tôi bảo lãnh đế đưa tôi về nhà, mặc dù tôi đã đề nghị họ không được làm điều đó , vì tôi hiểu tôi với anh trai tôi không cùng chính kiến và tôi đã chia tay với anh trai tôi để đến thăm ông Hoàng minh Chính, không nghe theo lời khuyên của anh trai (là Đại tá đang tại ngũ). Tôi không muốn ai vì tôi mà phải chịu phiền hà trong khi tôi luôn đủ khả năng gánh vác. Tình thế bất đắc dĩ, tôi phải ra về Thanh Hóa lúc 23 giờ ngày 24-2-2007 để quay ra Hànội ngày 27-2-2007. Ngày 28-2-2007 công an Hà Nội tiếp tục thu giữ điện thoại (lần này có biên bản sao) mà không theo trình tự tố tụng của pháp luật Việt Nam yêu cầu. Tôi đã tranh thủ thời gian khi trình bày quan điểm về việc những ai còn cho rằng chế độ XHCN đang còn và mù quáng bảo vệ nó thì kẻ đó là những kẻ phản động , cản trớ cách mạng dân chủ và sẽ bị bánh xe lịch sử nghiến nát . Các đặc trưng của chế độ XHCN đã bị xóa bỏ theo ý dân Việt nam.Tôi cũng yêu cầu họ sớm tỉnh ngộ. Đáp lại thiện chí của tôi , họ chỉ im lặng và nhận tất cả các ý kiến, quan điểm viết tay tại chỗ của tôi. Tôi đã tìm đến Văn phòng luật sư Thiên Ân ở phố Đoàn trần Nghiệp để xin tư vấn thì được biết tất cả những hành vi của công an Hànội với tôi đều là không tôn trọng pháp luật hiện hành. Chúng tôi đồng ý sẽ vạch trần các hành vi bất hợp lý , phi pháp cho dù kẻ đó là ai. Đến 16 giờ chiều 1-3-2007 công an Hànội bảo tôi đưa biên bản sao về thu giữ điện thoại để họ xem và sẽ trả toàn bộ mọi thứ cho tôi, nhưng khi tôi đưa biên bản sao thì họ cầm luôn và bảo với tôi rằng : Chúng tôi sẽ gọi anh trai anh tới và đảm bảo anh sẽ sang LB Nga đúng ngày 6-3-2007 theo vé khứ hồi. Tôi yêu cầu họ không được đưa anh trai vào việc của tôi, song họ đều phớt lờ. Khi anh trai tôi đến, họ lập biên bản dùng anh trai tôi là người làm chứng , hỏi tôi có tiếp tục tham gia Đảng Dân chủ 21 không.Tôi trả lời là sẽ tiếp tục tham gia. Họ ghi vào biên bản. Tôi, anh trai tôi, nhân viên an ninh có tên Xuyền và trưởng phòng có tên Ngọ (cả 2 người này đều mặc thường phục nên tôi không biết cấp bậc gì ) đều chứng kiến và ký tên. Sau buổi đó , họ bảo coi như việc đã rõ ràng, họ hứa trả mọi thứ vào sớm ngày 6-3-2004 để tôi đi chuyến bay 15 giờ ngày 6-3-2007. Tôi yêu cầu họ đưa cho tôi các bản sao biên bản, nhưng họ vẫn không đáp ứng , họ chỉ cho số điện thoại của một người có tên là Tuấn .Tôi đành phải ra về. Ngày 5-3-2007, tôi gọi điên cho họ va hỏi họ có giữ nguyên lời hứa không .Họ đã hỏi lại tôi là : Công an Thanh Hóa không báo gì à. Tôi hỏi : Đó là chuyện gì ? Người công an có tên Tuấn trả lời : Hộ chiếu và điện thoại của anh, chúng tôi đã chuyển cho PA 38 Công an Thanh hóa. Anh liên lạc với họ thì sẽ rõ. Tôi đã tìm được số telephon của Thượng tá Phó phòng PA38 là người được giao nhiệm vụ tiếp nhận công việc có liên quan đến tôi, tôi đã gọi điện cho Sở Công an và hỏi được đến người có tên là Khảm. Anh Khảm cho biết là: Trường hợp của tôi chưa thể đi được cần phải ở lại để làm việc tiếp. Tôi hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc tôi bị thiệt hại. Anh Khảm trả lời: Việc đó tính sau. Tôi biết là tôi đã bắt đầu vào một cuộc chơi không cân sức, nhưng cũng không còn lựa chọn nào hơn.

Ngày 09/3/2007 một cú điện thoại vô tình hay cố ý của Đại tá Sơn Trưởng Công an Thị xã Sầm Sơn đã hỏi thăm tới tôi với lời ngỏ: Hãy vào chỗ anh chơi và Công an thành phố muốn gặp. Cuối buổi nói chuyện anh Sơn cũng chỉ góp ý một câu cho tất cả là: Mong chú không làm điều gì phạm pháp. Tất nhiên là tôi đồng ý. Trong việc này tôi không có thắc mắc gì với Công an thị xã Sầm Sơn, nhưng Công an Thành phố Thanh Hoá PA38 thì vấn đề luôn luôn có. Tôi thông qua gợi ý của anh Sơn cho biết ngày 09/3/2007 Công an Thành phố sẽ muốn gặp và trao đổi nên tôi cũng không ngại tiếp xúc với họ tại một phòng làm việc của Công an thị xã Sầm Sơn mà Công an Thành phố mượn. Tôi tự tin rằng bất cứ ai tiếp xúc và được tôi đặt các câu hỏi gợi ý về lý tưởng và ý thức hệ thì họ phải thừa nhận tư tưởng dân chủ sẽ chiến thắng và độc tài sẽ bị xoá bỏ không sớm thì muộn, mọi người sẽ được một xã hội dân chủ pháp trị và nếu không được bảo vệ thì sẽ có sự nổi loạn chống lại sự thống trị tàn bạo. Ngày làm việc đầu tiên cũng là ngày 09/3/2007 tôi chỉ biết có 2 người là Trung tá Phúc và Thượng uý Thu. Nội dung họ đưa ra là vì tôi đã tham gia Đảng Dân Chủ , là Uỷ viên Trung ương của Đảng dân chủ 21 mà họ cho đó là tổ chức phản động bất hợp pháp. Tôi cũng đã giải thích cho họ là họ đã dùng những từ ngữ không chính xác và vô căn cứ để quy chụp mũ cho Đảng dân chủ 21 của ông Hoàng Minh Chính được phục hoạt từ Đảng dân chủ. Những ngày làm việc tiếp theo đến 9/4/2007 luôn có sự hiện diện của Thượng tá Khảm. và Thượng tá Liên.

Tôi tự hào nói với họ rằng: Đảng viên Đảng dân chủ là những người có chính kiến đúng đắn và luôn luôn phù hợp với loài người văn minh của thế giới tự do. Chỉ có người nào hoặc tổ chức nào cố tình định hướng, lôi kéo, phục hồi 1 hoặc 2 hoặc cả 3 đặc trưng của chế độ Xã hội Chủ nghĩa: 1. Công hữu hoá về tư liệu sản xuất, 2. Xoá bỏ mô hình ông chủ và người làm thuê trong xã hội, 3. Có nền kinh tế phát triển có kế hoạch do Nhà nước quản lý và điều tiết, thì người đó mới chính là phản động vì xây dựng và bảo vệ những đặc trưng đó đã lạc hậu, làm kiệt quệ nền kinh tế mà nhân dân Việt Nam đã thấy và đã triệt tiêu, từ bỏ nó theo sự đồng tình của nhân dân và người lãnh đạo Việt Nam hiện nay để hoà nhập với nền kinh tế thị trường toàn cầu. Đó cũng là 3 đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị nhân dân Việt Nam loại bỏ thông qua các sự kiện của lịch sử: 1. Đổi mới toàn diện triệt để để xoá mô hình Công hữu hoá, quản lý tập trung quan liêu bao cấp, 2. Sau Đại hội X đã cho phép Đảng viên cũng có thể là những ông chủ và có quyền thuê người tạo lợi nhuận cho riêng mình (mà theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chế độ người bóc lột người), 3. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO để Nhà nước chấm dứt trợ cấp điều tiết sự phát triển của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc để họ được hoàn toàn tự do, tự quyết và hoạch định các dự án kinh tế của mình. Tôi cũng giải thích cho họ tất cả các bài viết của tôi đã được đăng trên các diễn đàn Tiếng nói dân chủ, Đàn chim Việt. Họ không rõ ý nào thì tôi đều phân tích cho họ từng ý đó, những gì Công an Hà Nội được rõ thì tôi cũng nói lại một lần nữa cho Công an Thanh Hoá rõ luôn. Nhưng có lẽ họ không chịu hiểu nên bảo tôi ngày 10/3/2007 tiếp tục vào trình bày tiếp. Ngày 10/3/2007 tôi quyết định viết đơn khiếu nại cho Bộ Công an và đơn đó anh Phúc đã nhận chuyển.,theo yêu cầu của anh Phúc: có đơn kiến nghị gì thì gửi lên anh, anh sẽ chuyển. Nhưng đến 18/3/2007 tôi vẫn thấy đơn khiếu nại của tôi vẫn trong cặp hồ sơ của anh Phúc nên tôi đã in gửi bằng đường bưu điện cho Bộ Công an, và trước đó đồng gửi cho văn phòng Quốc hội và văn phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra tôi nhận thấy yêu cầu của Công an Thanh Hoá không cho tôi gửi các ý kiến vào các diễn đàn tự do ngôn luận là bất hợp lý và không thể nghe theo lời của họ. Tôi yêu cầu họ tìm nghe lại lời của Thượng tướng Nguyễn văn Hưởng là cấp trên của họ đã nói không ngăn cản tự do ngôn luận như thế nào. Tôi đã giải thích cho họ trách nhiêm của Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các quyền con người đã ghi trong Quốc tế nhân quyền 1948, đặc biệt là Điều 19 ghi rõ mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ quan điểm mà không bị ai can thiệp vào quan điểm của mình, quyền tự do tìm kiếm thu nhận tin tức cùng quyền truyền bá phổ biến những ý kiến quan điểm bằng mọi phưng tiện truyền thông và bất kể biên giới quốc gia. Một đất nước mà giới lãnh đạo Việt Nam cho rằng kém nhân quyền hơn Việt Nam, kém dân chủ hơn Việt Nam là các nước Tư bản phát triển như: Hoa kỳ, Úc, Pháp, Đức, Anh… nhưng công dân của họ vẫn hàng ngày được biểu tình chống các đường lối, các quyết định của Chính phủ mà không bị kết tội là phạm pháp. Trong khi đó ở Việt Nam người dân làm điều đó thì bị mất hết tất cả các quyền công dân thì nhân quyền, dân chủ ở đâu cao hơn. Hoặc tại các nước đó người lao động bị bóc lột thì Chính phủ Việt Nam lại tiếp tay đưa người lao động Việt Nam sang nước họ để họ bóc lột, thậm tệ hơn, số đồng lương sau khi bị bóc lột nhận được người lao động Việt Nam cũng không được hưởng trọn vẹn mà còn phải chịu bị bớt xén, chi trả cho các dịch vụ các giấy phép mà Nhà nước cố tình thu, dẫn đến sự bóc lột càng thậm tệ hơn. Những điều này Công an Thanh Hoá không hề giải thích thêm mà họ giữ im lặng, đến nay tôi vẫn không có bất kỳ một bằng chứng gì để biết họ đang có kế hoạch gì với tôi.

Tôi biết ngày 24/3/2007 tại Phòng nhận văn thư của Bộ Công an đã có sổ đăng ký theo dõi công văn đơn thư ghi hồ sơ đã nhận đơn khiếu nại của tôi và chuyển cho Thanh tra Bộ Công an. Ngày 10/4/2007 tôi ra Hà nội hỏi Thanh tra Bộ Công an sau bao nhiêu ngày không nhận được một thứ giấy báo nào theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Đến ngày 27/4/2007 tôi nhận được giấy báo tin của Thanh tra Bộ Công an báo rằng đơn khiếu nại của tôi đã chuyển đến Phòng chống phản động của Công an thành phố Hà Nội. Thanh tra Bộ Công an đã gian lận ghi trong giấy báo là họ nhận được đơn của tôi đề ngày 10/4/2007 (Tôi chỉ có đơn khiếu nại ghi ngày 10/3/2007) và ngày họ nhận đơn ghi trong giấy báo tin là ngày 13/4/2007 (trong khi sổ chuyển đơn từ Bộ Công an sang Thanh tra Bộ Công an ngày 24/3/2007). Tuy thế Sở Công an Hà Nội mặc dù hưởng gian lận được một tháng nhưng đến nay ngày 11/6/2007 tôi vẫn không nhận được kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 mà theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo việc đó không quá 45 ngày. Tôi đã liên lạc với anh Hùng, Trưởng phòng PA38 Sở Công an Hà Nội thì người đó cho biết sự việc vẫn chưa có kết quả. Trước đó ngày 20/4/2007 tôi cũng đã viết đơn tố cáo các hành vi không tôn trọng pháp luật của những Công an PA38 và Công an Hà Nội mà tôi đã gặp cho Viện kiểm sát tối cao nhưng một lần nữa từ đó đến nay Việt kiểm sát tối cao nhân dân Hà Nội vẫn không tôn trọng luật khiếu nại và tố cáo, họ đã không thông báo cho tôi biết đơn tố cáo đã được giải quyết ra sao. Ngày 25/5/2007 tôi quyết định nhờ Toà án Thanh Hoá xem xét sự việc nhưng đến nay đã quá thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện Toà án nhân dân Tỉnh Thanh Hoá cũng không ra một quyết định nào theo quy định của Điều 167 của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trước sự vi phạm Điều 167, không tôn trọng luật pháp của toà án nhân dân Tỉnh Thanh Hoá, tôi không thể hy vọng và tin tưởng họ nên hôm nay theo Điều 39 của Luật khiếu nại và tố cáo tôi viết đơn khởi kiện này đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét sự việc cụ thể trên và kết luận các hành vi sai trái của Công an Hà Nội đã không tuân thủ các quy định điều 36 của Luật khiếu nại tố cáo để tôi phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, mong sớm tìm ra người nào đã ra lệnh làm hại tôi để tôi đem họ ra pháp trường, để từ đó ra quyết định chấm dứt tất cả các hành vi sai trái từ phía Công an Hà Nội và bắt buộc họ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về việc đã đem lại những tổn thất về vật chất và tinh thần của tôi đã phát sinh do những hành vi của họ đối với tôi. Theo điều 85, 94 Luật tố tụng dân sự tôi đồng yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ để đảm bảo giải quyết trung thực hơn vì tôi không có khả năng ép phía công an đưa các biên bản làm chứng cứ.

Ngoài ra tôi yêu cầu Tòa án Thành phố Hà Nôi không nên cản trở tôi quyền tự do kêu gọi Đại hội đồng liên hiệp quốc, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, Đảng dân chủ 21 tư vấn về mặt pháp lý cho tôi để sự việc được sáng tỏ và minh bạch nhất.

Tài liệu gửi kèm : Giấy báo tin của Thanh tra BCA đề ngày 20-4-2007

Quảng Tiến, ngày 12 tháng 6 năm 2007

Người viết đơn Phạm Văn Điệp
E-mail : vietnamdoanket@gmail.com
Tel : + 84 -37-790349

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn