BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những gã điếm trí thức

06 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 1047)
Những gã điếm trí thức
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sự kiện công ty Đức Long-Gia lai liên tiếp mời các nhà "trí thức " đẳng cấp một ở viện tài nguyên môi trường Việt Nam, mà điển hình là lão đại trí thức Nguyễn Đình Hoè, chức vụ học hàm học vụ cỡ GS-TS gì đó và kế nữa là mời PGS-TS Nguyễn Văn Phước viện trưởng của viện tài nguyên môi trường đại học quốc gia TP HCM tham gia đánh giá lại tác động môi trường những ảnh hưởng có thể có của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A lên khu dự trữ sinh quyển của vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Bản đánh giá nêu: “Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Môi trường - tài nguyên thực hiện cho thấy, có thể xây dựng được thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!?”. Cũng theo ông Viện trưởng này, thì diện tích rừng của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên bị mất rất ít so với các dự án thủy điện khác, chỉ xấp xỉ 137 hecta và hơn 235 hecta rừng phòng hộ. Đồng thời các loài thực vật, động vật quý hiếm cũng không đáng kể, không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường…"

Ngoài ra để nhấn mạnh cho tính khả thi việc xây dựng hai thuỷ điện trên ông Viện trưởng khẳng định, "các loài đặc hữu trong khu vực lòng hồ chỉ là ếch nhái, kỳ nhông, tắc kè, nhưng dân vào bắt cũng gần hết rồi, số lượng không đáng kể". Còn về tài nguyên rừng thì theo ông Phước chỉ là rừng nghèo, không có giá trị kinh tế vì vậy có thể cho phá nốt để làm thuỷ điện, mà không thấy ông này nêu ra giải pháp phục hồi rừng như là một khuynh hướng chung trên thế giới?

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo SGTT. Báo cáo có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu khi gần đây nguồn nước sông Đồng Nai biến chuyển xấu, bất thường? "Làm thuỷ điện xây hồ đập còn là trữ nước, điều này tốt với tình hình biến đổi khí hậu. Như nếu không có hồ chứa nước thì mùa khô sẽ không có nước, nước biển dâng lên sẽ gây ngập mặn sâu hơn, còn nếu có hồ sẽ đẩy được mặn. Vận hành liên hồ trong thuỷ điện cũng sẽ phải đảm bảo dòng chảy môi trường, cho nên lúc nào cũng sẽ có nước".

Thiết nghĩ với một người tầm cỡ lãnh đạo viện môi trường-Tài nguyên( ĐHQG-TPHCM) mà trả lời câu hỏi như trên rõ ràng ông Phước hoàn toàn không xứng đáng với cái học hàm học vị mà ông đang sở hữu. Hàng loạt các đập thuỷ điện ở miền trung gần như đã chứng minh hoàn toàn ngược lại cái luận cứ khoa học dốt nát của ông. Nếu không muốn nói là ông chỉ cố làm lấy được vì chính cái đồng tiền mà những nhà đầu tư cá mập đã thuê ông. Việc ngăn đập tích nước hiện nay đã làm cho các vùng hạ lưu có khuynh hướng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, do mùa khô các đập thuỷ điện chỉ xả nước nhỏ giọt, khiến hạ lưu gần như không còn nước để tươi tiêu, sinh hoạt. Làm biến đổi dòng chảy nghiêm trọng như lưu vực sông Thu Bồn. Không khó để ông có thể tham khảo hàng loạt các bài báo đề cập đến tác hại này ra sao-Thủy điện “giết” hạ du, Đà Nẵng sẽ thiếu nước ngày càng nghiêm trọng do thuỷ điện

Bằng lập luận tội ác này thì việc Lào xây đập Xayaburi ở nhánh chính sông Mê kông có lẽ là tin tốt lành cho vùng hạ lưu ĐBSCL trong tương lai. Đó còn là chưa kể hàng loạt các thuỷ điện bậc thang trên dòng chính sông Mêkong sẽ được tiếp nối xây dựng trong tương lai sẽ lợi ích còn lớn cỡ nào nữa thưa ngài "Diện Chưởng"? Vậy thì hà cớ gì mà Uỷ ban sông Mê Kông không tham khảo ý kiến ngài để cho phép Lào tiếp tục xây đập Xayaburi vì cái lợi ích tích nước trong mùa khô hạn, ngăn mặn xâm nhập ở ĐBSCL hàng năm đang có khuynh hướng diễn ra ngày càng gay gắt?

Cuối cùng để khẳng định hoàn toàn có thể xây dưng thuỷ điện 6 và 6A ông Phước còn dẫn chứng những bảo đảm rằng: "Trong những dự án thuỷ điện trước đây người ta chỉ mới quan tâm đến lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích môi trường. Nhưng ở đây, khi làm thuỷ điện sẽ mở ra các dịch vụ kèm theo, cuộc sống người dân sẽ tăng lên, đặc biệt về mặt văn hoá. Ngoài cam kết trồng lại rừng, dự án còn cam kết hỗ trợ xây trường học, bệnh viện, đường sá, và thu nhận người dân địa phương, đưa họ đi đào tạo và vào làm ở công trình thuỷ điện."

Chắc ngài cũng không quá ngây thơ khi thấy rất nhiều nhà đầu tư cam này kết nọ rất ư là hoành tráng, nhưng khi xây xong thuỷ điện và đưa vào vận hành thì họ cũng lờ đi các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thậm chí bỏ mặc dân ở các vùng ảnh hưởng tự bơi. Đường sá, trường học, chợ búa, cơ sở hạ tầng cũng không nốt, hoặc nếu có cũng không đáp ứng được gì-Tái định cư thủy điện Sông Tranh 2: Đẩy dân vào cảnh phải phá rừng, Phá rừng làm nhà tái định cư, Dân tái định cư phải vào rừng kiếm ăn, Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ: Dân chưa thể an cư. Còn việc cam kết trồng lại rừng có lẽ là câu chuyện cổ tích còn xưa hơn nữa! Khó trả lại rừng bị mất vì thủy điện - Tuổi Trẻ'

Và đến đây một câu hỏi lớn cần đặt ra cái nhiệm vụ trong tâm và mục đích, tôn chỉ gì cho sự ra đời của Viện môi trường- tài nguyên (ĐHQG-TP HCM)? Trên Tuổi trẻ số ra ngày 5 tháng 9, 20012 có bài Dân còn nhiều thắc mắc - Tuoi Tre Mobile, đề cập đến sự kiện chiều 4-9, đại diện Viện môi trường - tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có buổi đối thoại trực tiếp với hơn 100 hộ dân ở xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai). Đây là những hộ dân có đơn đòi Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại nhưng không được xác định nằm trong vùng ảnh hưởng. Lại là cú áp phe Sonadezi thuê đánh giá ảnh hưởng vụ xả nước thải lên hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp của người dân trong vùng?

Nhiều người dân bức xúc với cách tính toán hết sức khó hiểu của Viện môi trường vì sao diện tích ảnh hưởng chỉ có khoanh vùng trong 114 ha, trong khi việc xã thải của Sonadezi diễn ra trong nhiều năm, người dân trong các vùng mà VMT-TN cho rằng không ảnh hưởng lại chứng minh là họ bị ảnh hưởng nặng nề?

Đại diện Viện môi trường - tài nguyên cho rằng 114ha nằm trong diện vùng ảnh hưởng được tính toán thông qua mô hình gây ô nhiễm cao nhất với những số liệu thu thập được tại thời điểm Cảnh sát môi trường (C49) bắt quả tang nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo.

Trước cách giải thích như vậy, ông Nguyễn Văn Trai (ấp 2) nói: “Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo gây ô nhiễm không phải một ngày mà diễn ra từ lâu rồi. Chúng tôi từng có nhiều đơn thưa việc ô nhiễm lên UBND xã nhiều năm trước”. Trao đổi với người dân về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện môi trường - tài nguyên, trả lời: “Người dân cứ nói trước kia cũng bị ảnh hưởng từ nước thải nhà máy nhưng đó là thời điểm mà viện không hề có chứng cứ pháp lý hay số liệu cụ thể nào”.

Cũng tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân còn bày tỏ thái độ không đồng tình với kết luận của Viện môi trường - tài nguyên về nguyên nhân cây trồng chết là do nước mặn và ngập úng."

Đọc bài tường thuật này xong bất kỳ ai cũng đều có một cảm giác ngán ngẫm cho cái tinh thần khoa học vì tiền của cái Viện ăn cơm nhà nước mà thực chất đấy là tiền thuế của dân. Đạo đức không song hành với nghiên cứu khoa học của ngài Viện trưởng chính là con đường phục vụ lợi ích đồng tiền. Cũng chính vì lợi ích đồng tiền thay vì báo cáo của ngài phải chính trực công minh thì nay chỉ thấy làm lợi cho thủ phạm giết môi trường. Ngài đang làm hết cách để được kẻ trả đồng tiền ô nhục xoa đầu sau khi kết thúc. "nhóc mày khá lắm. Trong tương lai chúng mình chắc còn làm ăn lâu dài"

Tấm gương lồ lộ vì tiền của ngài sẽ ảnh hưởng ra sao với môi trường giáo dục đại học-nơi mà chắc ít nhiều ngài cũng tham gia giảng dạy để truyền đạt những kiến thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Thay vào đó hình ảnh một ông thầy chỉ biết vì lợi ích đồng tiền mà bỏ rơi đa số cộng đồng nghèo khó, thấp cổ bé họng, bỏ mặc những tác động huỷ hoại khủng khiếp về môi trường của các dự án mà ngài được thuê đánh giá. Đáng buồn thay những gã điếm trí thức tân thời!

Thôi thì thời buổi mạnh ai nấy sống này, tiền đồ cái viện của ngài làm chủ soái trông có vẻ xán lạn ra phết sau hai cú áp phe bự.Chúc cho cái viện chết tiệt của ngài sớm sớm giành lấy được hợp đồng đánh giá tác động môi trường của hệ thống thuỷ điện trên sông Mêkong, hẳn là hoành tráng hơn nhiều, tiếng tắm nhờ đó mà vươn ra tầm khu vực và thế giới. Trong tương lai biết đâu, TQ nhờ ngài đánh giá lại dự án thuỷ điện trên sông Irrawadi mà gần đây chính phủ Miến Điện do lo ngại tác động xấu lên môi trường nên đã huỷ xây dựng! Mà này, ai còn có lo lắng gì ba cái vụ thuỷ điện tác động xấu đến môi trường, xin mời đến Viện môi trường tài nguyên (ĐHQG TP HCM) do Mr Nguyễn Văn Phước làm viện trưởng là cứ yên tâm ngủ ngon!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

04-09-2012

Theo NghiaNhan's Site
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn