BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73310)
(Xem: 62228)
(Xem: 39416)
(Xem: 31161)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chiến dịch 'Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản tại Việt Nam' được phát động

21 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 1260)
Chiến dịch 'Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản tại Việt Nam' được phát động
51Vote
41Vote
30Vote
21Vote
10Vote
3.73
Sau chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Mỹ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, một tổ chức của người Việt tại Mỹ tiếp tục mở chiến dịch đòi lại tài sản cho các Việt kiều Mỹ bị tước đoạt tài sản sau ngày 30/4/1975.

Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) cho biết đây là một cuộc tranh đấu lâu dài cho quyền lợi của người Mỹ gốc Việt và cho những người dân ở Việt Nam bị chính quyền tước đoạt đất đai.

Giám đốc điều hành BPSOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho VOA Việt ngữ biết:

“Rất nhiều tài sản của công dân Mỹ đã bị xâm phạm bởi chính quyền Việt Nam mà chính quyền Mỹ chưa hề lên tiếng can thiệp. Đặt vấn đề cả 3 mặt. Thứ nhất là với Hành pháp Hoa Kỳ. Thứ hai, sẽ vận động Quốc hội Mỹ ban hành luật bảo vệ quyền lợi của công dân Hoa Kỳ. Thay vì mình chỉ tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam mà họ muốn làm thì làm, không làm thì thôi, nhưng nếu đòi họ phải bảo vệ quyền lợi của công dân Hoa Kỳ thì rất khó để bất kỳ ai không làm, kể cả ông John Kerry. Dù có thân thiện Việt Nam cách mấy, nhiệm vụ hàng đầu của tất cả những người được bầu vào trong chính quyền Mỹ là phải bảo vệ quyền lợi của công dân Mỹ. Thứ ba, chúng tôi cũng đang chuẩn bị một vụ kiện. Nếu Hành pháp Hoa Kỳ không làm đúng vai trò hiến định, pháp định, luật định, thì mình có thể kiện vì hai lý do: tắc trách gây ảnh hưởng-thiệt hại trầm trọng đến quyền lợi của công dân Mỹ và kỳ thị. Bởi lẽ họ đã bênh vực quyền lợi cho công dân Mỹ, cho những sắc dân khác, ngoại trừ Việt Nam. Năm 1986, Việt Nam đã phải đồng ý bồi thường cho các công dân Mỹ, phần lớn là người da trắng, 203 triệu đô la về các tài sản của người Mỹ có tại miền Nam Việt Nam bị cộng sản chiếm sau ngày 30/4/1975. Đó là điều kiện để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Thành ra Mỹ có can thiệp đó chứ, tại sao lại kỳ thị và coi thường những người Mỹ gốc Việt?”

Tổ chức BPSOS nói chiến dịch họ phát động lần này được nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị rất lâu. Người đứng đầu tổ chức cho biết đây sẽ là tiếng nói của công dân Mỹ dựa trên luật pháp Hoa Kỳ để yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo vệ quyền lợi và tài sản cho người Mỹ gốc Việt bằng cách thương lượng với Việt Nam đòi chính quyền Hà Nội hoàn trả hay bồi thường những tài sản mà họ đã tịch thu sau khi dành quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam hồi năm 1975.

Thỉnh nguyện thư cũng đề nghị Washington ngưng viện trợ và không ban thêm đặc quyền mậu dịch với Việt Nam trong thời gian thương lượng.

Kiến nghị thư vừa phát động đã được gửi vào trang web thỉnh nguyện thư của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ cho mọi người ký tên ủng hộ.

Trà Mi-VOA

20-08-2012

Theo VOA
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Chín 20127:00 SA
Khách
Kính gởi anh NVT177, Chắc anh không biết đấy thôi, chứ sau năm 1975, sau khi bộ đội chiến đấu hết mình để "giải phóng" một "nửa mình còn trong nhức nhối đau thương", một vùng đất "đang đói khát và rên siết dưới bạo quyền Mỹ Nguỵ", chính quyền miền Bắc đã cử người vào, họ choáng ngợp trước sự giàu sang của nhân dân miền Nam dưới thời Mỹ Nguỵ, dù bị cuộc chiến tranh mà chính quyền miền Bắc phát động 29 năm làm cho tơi tả, tiêu điều, cái bọn nhân dân miền Nam đáng thù hận ấy vẫn còn giàu có gấp 10 lần nhân dân miền Bắc. Và họ đã biến sự ganh tị, thù hằn ấy thành hành động cụ thể, ấy là : Kiểm kê vàng bạc của cải những người nhà giàu từ huyện lị đến thị thànhm cướp bóc không thương xót từng chỉ vàng. Xin anh NVT177 hãy đặt mình trong vai trò của người bị cướpm hoặc là con cháu của người bị cướp, khi ấy, cả gia đình anh vừa run sợ, vừa đau xót vô biên khi của cải gia đình làm đến mấy đời đang bị chở đi (số của cải đó, bây giò, một vị quan cấp quận chỉ cần làm trong 2 năm). Rồi anh hãy đặt mình vào vị trí những gia đình đương không bị đọc lẹnh xéo ra đường để rồi cán bộ vào ở, rồi tha hồ hoá giá... Bây giờ, các cán bộ ấy vô cùng giàu, họ đã bán những căn nhà hoá giá kia hàng chục tỉ để phi tang dấu vết. Anh hãy đặt mình vsof vị trí những người kia để phát biểu. Cầu cho anh NVT177 và đảng của anh ta vinh quang mãi, sống mãi trong sự nghiệp, những sự nghiệp như vừa nêu...
10 Tháng Chín 20127:00 SA
Khách
Có lý lắm. Thỉnh cầu các vị đang hoạt động trong ngành luật vận dụng và phát triển ý kiến này một cách cụ thể. Một "Class Action" để phong toả tài sản của các quan chức Việt Cộng đang tẩu tán mồ hôi nước mắt và xương máu nhân dân ra nước ngoài. Nếu người Việt tại Hoa Kỳ thành công, người Việt khắp nơi trên thế giới sẽ có một tiền lệ để tiếp tục.
22 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Tổ chức BPSOS này không biết xấu hổ, không có danh dự. Còn ai vượt biên nữa đâu mà tổ chức này vẫn còn treo bảng hiệu xin fund của Mỹ. Cứu nguy người vuot biên bay giờ thành cứu người VK có tài sãn....Hết Viet Khang rồi bây giờ xin VC trả lại nhà, trả lại đất cho nguoi Mỹ gốc Việt. Làm chuyện ruồi bu chân ngựa....Gần tới ngày bầu cử, nguoi Mỹ không rảnh để tiếp tay ông làm chuyện này đâu ông ơi !!!
26 Tháng Chín 20127:00 SA
Khách
Sao bác này lên mạng mà ngây thơ quá vậy nhể. Có là ông tướng, hay là phó tổng thống như Nguyễn Cao Kỳ cục cũng chẳng có gì gọi là thành phần... to tát lắm đâu. Hãy sống cho xứng đáng là "đỉnh cao trí tuệ như cái loài gì gì đó ở VN đi ông bác ơi! Đòi công lý cho một Việt Kiều cũng là đòi công lý cho một con người và con người đó là một người VN. Và người VN ấy lại đã từng bị vc chà đạp phải vượt biên tỵ nạn. Và người tỵ nạn ấy đòi lại tài sản ấy đâu phải chỉ cho riêng mình mà còn để tranh đấu đòi quyền làm người cho người VN. Bài viết đưa ra ý tưởng quá hay đi chứ!
11 Tháng Chín 20127:00 SA
Khách
truong ban kiem ke va hoa gia Tôi, NVT177, tôi không hiểu anh đã nói gì về tôi trong bình luận của anh. Tôi sẽ cho anh biết tôi là thành phần gì nếu anh giải thích rõ câu cuối cùng của anh "Cầu cho anh NVT177 và đảng của anh ta vinh quang mãi, sống mãi trong sự nghiệp, những sự nghiệp như vừa nêu…" Tôi muốn biết anh nói "đảng của anh ta" là đảng gì?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn