BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73398)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cộng sản Việt Nam đã là nô lệ Trung Cộng từ nhiều thập niên trước (2)

24 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 808)
Cộng sản Việt Nam đã là nô lệ Trung Cộng từ nhiều thập niên trước (2)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


Trong bài thứ nhất, một số tư liệu đã được liệt kê, chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lệ thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ nhiều năm trước. Qua bài viết “Mẫu Mực sáng ngời của Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản” do La Quý Ba (Luo Guibo), Trưởng Đoàn Cố Vấn Chính Trị cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1951-1954, Đại Sứ Trung Quốc tại VNDCCH từ 1954-1975, xuất bản bởi Bắc Kinh năm 2002, độc giả còn được biết thêm nhiều chi tiết về vấn đề hữu nghị “anh-em” nhưng thực chất là “nô lệ, cha-con” này.

La Quý Ba viết:

“Tháng 1, 1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp. Trung ương đảng ta theo yêu cầu của Hồ chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ còn tự tay viêt giấy giới thiệu cho tôi:

“Xin giới thiệu đồng chí La Quý Ba, Bí thư Tỉnh Ủy và chính ủy trong quân đội của chúng tôi đến chỗ các đồng chí làm đại diện liên lạc của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đi theo có 8 tùy tùng.

Lưu Thiếu Kỳ , Bí Thư Trưởng Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 17/1/1950”

Sau khi nêu lên tình hình chiến tranh Việt Nam với sự can thiệp của Anh, Pháp, và Quốc Dân Đảng Trung Quốc cùng đến Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, La Quý Ba cho biết là “vào thời điểm này, trên quốc tế chưa có một nước nào công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, không có một tổ chức quốc tế nào đặt quan hệ với Việt Nam, Việt nam chưa giành được vị thế quốc tế, cũng không được viện trợ bên ngoài. Vấn đề viện trợ Việt Nam chống quân xâm lược thực dân Pháp như thế nào là một việc lớn mà lãnh đạo tối cao ba phía Trung Quốc, Việt Nam, Liên Xô trao đổi bàn bạc.” La quý Ba xác nhận rằng Hồ Chí Minh đã vội vã đề nghị các nước Xã Hội Chủ Nghĩa công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng Liên Xô đã bác bỏ ngay, chỉ có Trung Cộng công nhận Việt Cộng mà thôi. Sau khi Trung Cộng công nhận Việt Cộng rồi, thì Liên Xô mới chính thức giao hảo sau.
La quý Ba kể rõ chi tiết về việc Hồ Chí Minh bị Liên Xô từ chối viện trợ:

“Hồ Chí Minh từ xa xôi nghìn trùng đến Trung Quốc, đi Liên Xô là để mong được sự viện trợ nhiều mặt, nhất là viện trợ về quân sự và kinh tế tài chính. Stalin cho rằng, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam, còn Liên Xô và các nước Đông Âu chịu nhiều vết thương chiến tranh nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô còn phải giúp đỡ các nước XHCN Đông Âu khôi phục và xây dựng, trên vai còn rất nặng gánh, mong rằng nhiệm vụ viện trợ Việt Nam, Trung Quốc là chính.”

Từ đó, Trung Cộng công khai giúp đỡ Việt Minh về mọi mặt. Bắt đầu từ những trận đánh lớn với quân Pháp. Những điều mà La Quý Ba kể lại sau đây đã đánh đổ huyền thoại Võ Nguyên Giáp và quân đội Nhân Dân, vì theo lời kể của La, thì hầu như mọi trận đánh đều được các “đồng chí Cố Vấn Trung Quốc Vĩ Đại” chỉ thị. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp, La Quý Ba nhận xét:

“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một. Chỉ có hai lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung Ương đảng Cộng Sản Đông Dương và Trung Ương đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 02/07/1950, Mao Chủ Tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:

“Đồng ý ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyêt định cuối cùng….”

Như thế, mọi việc đã rõ: Trung Cộng chỉ đạo cho Việt Cộng từng chi tiết chiến tranh. Trần Canh là nhân vật cố vấn tối cao về chiến tranh Việt Nam, không phải Võ Nguyên Giáp cũng không phải Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, Mao Trạch Đông là lãnh tụ cao nhất.

Vì thế, trong tất cả các cuộc mít tinh của Việt Cộng, hình Mao Trạch Đông, Stalin luôn được treo lộng lẫy trên cao, trong khi hình Hồ Chí Minh chỉ được treo phía dưới.

Ngoài ra, các cố vấn Trung Cộng là các chỉ huy trực tiếp của Việt Cộng. Lính Trung Công thì được giả trang thành các đầu bếp hoặc lính cần vụ để che mắt quốc tế.

Quân Ủy và Bộ Chính Trị Trung Cộng giữ vai trò chủ đạo từ xa. Ai cũng biết, với vai trò Chủ Tịch Đảng Công Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông nhất định không có thời gian mà bàn luận về chiến lược các trân chiến với Việt Cộng, chỉ có thể nghe qua những lời tâu của Bộ Chính Trị, của Quân Ủy trung ương mà quyết định. Một khi mà Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương muốn tâu trình lên Mao Chủ Tịch, phải họp bàn liên miên rồi mới quyết định ra một chiến lược cuối cùng. Như đã viết ở trên, trận đánh Tây Bắc đã được bàn thảo gần 3 tháng mới được lệnh của Bắc Kinh mà thi hành. 

Nhưng như thế vẫn chưa đủ cho tinh thần nô lệ của Hồ Chí Minh. La quý Ba kể thêm về sự khẩn nài của Hồ Chí Minh như sau:

“Mùa đông năm 1951, Hồ Chí Minh một lần nữa bí mật đến Bắc Kinh thăm Trung Quốc.”

Sau khi kể về việc ôm hôn thắm thiết, La Quý Ba cho biết:

“Trong trao đổi, Hồ chí Minh hỏi Mao Chủ Tịch:

“Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi yêu cầu đồng chí La Quý Ba khi tham gia hội nghị Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi nêu nhiều ý kiến về các mặt công tác của chúng tôi, giúp đỡ nhiều cho chúng tôi. Nhưng đồng chí quá thận trọn, quá khiêm tốn. Tôi mong các đồng chí giao cho đồng chí ấy nêu nhiêu ý kiến. Mao Chủ Tịch, các đồng chí có đồng ý không?”

Đây là một câu nói xã giao kiểu cách, có tính chất chính trị. Thay vì nói thẳng là “chúng tôi mong đồng chí ấy chỉ dậy thêm cho chúng tôi”, thì lại nói khéo là xin “giao cho đồng chí ấy nêu nhiều ý kiến!”

Hồ Chí Minh còn đóng kịch là một đệ tử chân thành: “Hồ chí Minh là người rất giầu tình cảm, nhìn thấy rõ người bị truyền cảm bởi sự chân thành của Mao Chủ Tịch, Người đứng dậy nói:
“Tôi và các đồng chí Việt Nam đều cảm nhận sự chân thành giúp đỡ chúng tôi từ trong hành động của các đồng chí”.

La quý Ba còn kể nhiều chi tiết về bữa cơm thân mật với Mao Chủ Tịch, trong đó Hồ Chí Minh khoe về tài ăn ớt chỉ thiên của mình.

Sau lần ăn cơm thân mật nói chuyện về ớt đó, thì hầu như mọi việc sinh hoạt của đảng Cộng Sản Việt Nam đều được chỉ thị của Trung Cộng:
“Dù là điện của Trần Canh, Vi Quốc Thanh và tôi xin chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng hay chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương đảng đối với chúng tôi, dù là bức điện về mặt tác chiến (như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Tây Bắc. v.v..) xây dựng bộ đội và huấn luyện bộ đội, hay là những bức điện vấn đề quan trọng về mặt xây dựng tư tưởng và xây dựng tổ chức của Đảng, công tác tài chính kinh tế, công tác cải cách ruộng đất, viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế và công tác công an, tình báo, dân tộc thiểu số..v.v.. Mao Chủ Tịch đều đích thân phê duyệt, sửa chữa, ký cho chuyễn đi, trong đó có những bức điện đặc biệt quan trọng, Mao Chủ Tịch tự khởi thảo, khi trả lời các bức điện của Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam trưng cầu ý kiến Trung Ương Đảng hoặc các bức điện quan trọng của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng nêu ý kiến hoặc kiến nghị với Hồ Chí Minh…”

Qua sự trình bầy của La quý Ba, sự việc đảng Cộng Sản Việt Nam là nô lệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã rõ ràng. Ngay cả việc đấu tố trong cải cách ruộng đất cũng là một bài học mà học trò Việt Cộng thực tập với quan thầy Trung Cộng, với xác và máu trên ba trăm ngàn người Dân Oan cũng như cán bộ bị sửa sai. Chưa kể giai đoạn sau, khi gây chiến với Miền Nam, Việt Cộng còn nợ Trung Cộng không biết bao nhiêu súng đạn, quân trang, quân dụng và thực phẩm. Những Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau khi bị lừa váo các trại cải tạo đều có chế độ ăn uống giống nhau: Gạo Trung Cộng đầy sâu bọ bò lổn nhổn trong các bao gạo mốc ẩm, mà lớp mốc ẩm có thể dầy đến một xăng ti mét. Điều này chứng tỏ Việt Cộng sống dựa vào “đàn anh – cha nuôi – ông chủ” Trung Cộng tối đa, chưa kể khi Mỹ thả bom miền Bắc, Việt Cộng đã phải cầu cứu Trung Cộng mang các giàn ra đa tối tân và hệ thống súng phòng không dầy đặc không gian miền Bắc. Trung Cộng đã thừa cơ hội, mang quân và ra đa sang miền Bắc, thiết lập doanh trại với các biện pháp an ninh tối đa, sau đó, thản nhiên sát nhập các vùng có ra đa này thành vùng của Tầu, mà không có ý định trả lại. Từ các doanh trại cực kỳ an ninh này, Trung Cộng đã khống chế toàn bộ miền Bắc qua các máy móc gián điệp cực kỳ tinh vi, theo dõi các lãnh đạo Bắc Bộ phủ, rồi “black mail” đe dọa những kẻ muốn trở cờ, hay thăng thưởng cho những tên đầy tớ trung thành bằng tiền bạc hay chức vụ.

Như thế, việc Phạm Văn Đồng ký giấy công nhận chủ quyền của Trung cộng trên Hoàng Sa cũng chỉ là một biện pháp trả nợ. Việc Việt Cộng lờ đi sự ăn hiếp của Trung Cộng trên biển Đông, núp tránh việc ngư dân bị bắn, giết, phá tầu, đòi tiền chuộc, việc ký khai thác Bô Xít, cho thuê rừng đầu nguồn, cho thắng các cuộc đấu thầu từ Nam ra Bắc… cũng chỉ là vấn đề trả nợ mà thôi.


Dân Việt Nam, nếu muốn được sống oai hùng, độc lập,không sợ Trung Cộng ăn hiếp, thì dứt khoát phải lùa cái đảng Cộng Sản Việt Nam nô lệ này xuống biển. Còn Việt Cộng thì còn Trung Cộng đứng sừng sững sau lưng với cái búa đòi nợ!

Chu Tất Tiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn