BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Chúng ta cần sự thay đổi”

02 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 1693)
“Chúng ta cần sự thay đổi”
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Có thể nói rằng, bởi chính câu nói này đã đưa Ông Obama, người da đen đầu tiên, trở thành vị Tổng thống quyền lực nhất hành tinh này.

Câu nói đơn giản ấy đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Mỹ là một đất nước tự do, văn minh, tiến bộ được đánh giá vào hàng đầu thế giới. Ấy vậy mà câu nói ấy đã khiến người dân Mỹ hồ hởi, phấn khích và tin tưởng vào Ông Obama như thế thì chắc hẳn câu nói ấy đã được Ông Obama thổi vào đó một sức mạnh, một ma lực mà hơn 300 triệu người dân Mỹ trông chờ. Cũng đúng thôi !. Trong khi người Mỹ và cả thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoãng tài chính nghiêm trọng, một nguy cơ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao, chính phủ Mỹ cuối thời Tổng thống Bush và đảng Cộng hòa đã làm cho người dân ngao ngán thì “thay đổi“ là việc cần thiết và nên làm. Sự đăng quang của ông Obama hôm nay cũng có thể nói, đó là do ý thức hệ của người dân xứ sở này. Họ ý thức được tinh thần trách nhiệm, họ ý thức được vai trò của một người công dân đối với đất nước của mình, và họ đã mạnh dạn thực hiện suy nghĩ của họ. Tôi thực sự rất khâm phục những người công dân Mỹ.

Thế còn người Việt nam chúng ta thì sao ? Chúng ta có cần thay đổi ?

Hơn 30 năm ở niềm Nam và 60 năm ở niềm Bắc, chúng ta sống trong đói nghèo và lạc hậu. Chúng ta xây dựng một xã hội Xã hội chủ nghĩa chỉ tìm thấy trong sự hoang tưởng của Karl Marx, Lenine, Hồ Chí Minh và đồng bọn. Chúng ta cứ mãi đi tìm tự do, dân chủ cái mà người dân Mỹ đã tìm thấy và được hưởng từ năm 1776.

Tại sao ? Tại vì chúng ta không chịu “thay đổi”.

Người dân Việt nam bản tính vốn hiền lành, chịu thương chịu khó. Người dân Việt nam vẫn quan niệm rằng: “một sự nhịn, chín sự lành”, cho dù cái “lành” đó đã lấy đi tài sản quý nhất của mỗi người chúng ta: SỰ TỰ DO.

Chúng ta bị lừa bịp, chúng ta nhịn.
Chúng ta bị vu khống, chúng ta nhịn.
Chúng ta bị áp bức, chúng ta nhịn.
Chúng ta bị cưỡng đoạt, chúng ta nhịn.
Chúng ta bị cướp mất tự do, chúng ta cũng nhịn …
Chúng ta chấp nhận cho dù chế độ chuyên chính tư sản đỏ này làm bất cứ chuyện gì đối với chúng ta, với dân tộc và đất nước.

Gần 1000 năm nô lệ giặc Tàu, gần 100 năm nô lệ giặc Tây và hơn 60 năm lầm than tủi nhục dưới chế độ cộng sản mọi rợ đã luyện cho người dân Việt nam có sức chịu đựng vượt hàng top thế giới. Thời gian đã làm cho người dân chúng ta quên đi rằng: Chúng ta là những người chủ của đất nước. Chính chúng ta, chứ không phải ai khác, phải chịu trách nhiệm về sự tồn vong, sự phát triển, sự tự do và độc lập của mỗi người chúng ta, của dân tộc và đất nước Việt nam này.

Với bản tính hiền lành, chịu khó, người dân Việt nam cặm cụi làm ăn, an phận và chấp nhận những gì đang có. Và chúng ta mơ về ngày mai một sự tự do, dân chủ trên môi của các quan chức công sản.

Nhưng than ôi! Chúng ta đã mơ 60 mươi năm rồi. 60 năm cho một giấc mơ là quá đủ.

CHÚNG TA CẦN THAY ĐỔI !

Vâng, chúng ta cần thay đổi. Bởi chúng ta đã quá quen với áp bức bóc lột, chúng ta đã quá quen với vu không bịa đặt, chúng ta đã quá quen với siềng xích nô lệ. Chúng ta quen đến mức chúng ta trở nên vô cảm trước nỗi đau của dân tộc của đất nước. Chúng ta quen đến mức chúng ta không biết đau, chúng ta không biết nhục. Chúng ta quen đến mức chúng ta không biết cái nào đúng cái nào sai. Chúng ta quen đến mức chúng ta không biết cái nào tốt cái nào xấu.

Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi. Thay đổi từ trong suy nghĩ của mỗi người dân chúng ta. Bởi chỉ có chúng ta mới có thể mang lại tự do cho chúng ta, chỉ có chúng ta mới mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Và chúng ta phải cương quyết và mạnh mẽ thực hiện những suy nghĩ của mình.

Có như vậy thì Việt nam chúng ta mới có cơ hội trỗi dậy, mới có một ngày mai tươi sáng.

Mong lắm sự thay đổi của mỗi con người chúng ta.

Anthony Le
alviet.wordpress.com
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
các nhà đấu tranh dân chủ cần lưu ý . đặc biệt là các bạn thanh niên chưa có kinh nghiệm (cầu Chúa phù hộ các bạn) 1-tất cả các email đều có thể bị đọc lén 2-phải có một email bảo mật giửa các bạn trong đội 3-vì cộng sản có thể dùng cách tra từ tìm nội dung , nên hạn chế dùng ngôn ngữ chuyên ngành chính trị 4-khi gởi email thì vào hàng BCC không nên vào hàng CC(người nhận) 5-các tài liệu bảo mật nên zip lại và khoá mã gởi bằng đường attach xin các bạn thảo luận nhiều hơn và cho ra kinh nghiệm nhiều hơn , vì đây là vấn đề quan trong bậc nhất
03 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
cũng chẳng vấn đề gì . tất cả bạn bè thật sự của con thì chẳng ai biết số điện thoại nửa .huống gì email . nếu có biết email thì đó chỉ là bạn bè trên mạng và hoàn toàn bảo mật danh tính
03 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
@ RFA Để kiểm soát nguồn thông tin từ trong nước với hải ngoại, nhà nước đã cho thành lập lực lượng công an Internet nhằm theo dõi, ghi nhận, thu thập, gạn lọc và phát hiện những email bất lợi cho chế độ, đồng thời truy bắt những nhân vật vận động cho dân chủ, nhân quyền. Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động vừa phổ biến cách thức có thể vô hiệu hóa hoạt động của lực luợng công an Internet. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết qua cuộc trao đổi giữa phóng viên Đỗ Hiếu của RFA với ông Đoàn Việt Trung, Tổng Thư Ký, UBBVNLĐVN, hiện định cư tại Úc Châu . Đỗ Hiếu: Thưa ông, mới đây chúng tôi được biết là Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam mới phổ biến cách thức làm sao có thể giữ an toàn cho email, xin ông cho biết trong bối cảnh nào Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Đọng Việt Nam có nhu cầu viết bài này và phổ biến đến tất cả người Việt toàn thế giới? Ông Đoàn Việt Trung : Từ Khi Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam chúng tôi được thành lập cách đây khoảng hơn môt năm thì chúng tôi đã bắt đầu làm việc nhiều với một số người trong nước mà cũng cùng một chí hướng, tức là tranh đấu cho người lao động có thể lập được công đoàn để bảo vệ cho quyền lợi của họ. Khi chúng tôi làm việc với nhau, chúng tôi nhận thấy qua kinh nghiệm làm việc thực tiễn thì nhận thấy là có nhu cầu cần phải giữ cho công an tin học của nhà nước không thể nào đọc lén email của chúng tôi được, tại vì nếu họ đọc lén được thì từ đó họ có thể truy ra những anh em làm việc với chúng tôi ở trong nước và từ đó sẽ gây hại cho họ. Qua kinh nghiệm làm việc thực tiễn đó chúng tôi có được một số phương pháp, nhưng khi nghĩ rộng ra thì thấy không phải chỉ có chúng tôi mới có nhu cầu đó mà có rất nhiều người khác - những người tranh đấu trong nước về đủ mọi đề tài, nhiều tổ chức khác ở hải ngoại này nếu có liên lạc với họ, cũng như là những thân hữu bạn bè của họ ở ngoài này, vì thế chúng tôi thấy có lẽ bài này nên được phổ biến cho thêm nhiều người biết về cách làm sao giữ cho liên lạc qua lại ra vào Việt Nam hay ngay bên trong Việt Nam để giữ được an toàn. Đỗ Hiếu : Làm sao ông có thể biết được là nhà nước Việt Nam tuyển dụng một lực luợng công an tin học để chuyên theo dõi và ghi nhận hầu như là tất cả các nội dung email trao đổi giữa những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trong nước với nhau và với người hải ngoại? Thứ nhất là thính giả nên có một địa chỉ mà phổ biến bao nhiêu cũng được. Dĩ nhiên là địa chỉ đó thì không có viết gì cần phải phải bảo mật. Thứ nhì là nếu mà có viết gì cần phải bảo mật với một số người thì hãy có một số địa chỉ email riêng. Mỗi một địa chỉ đó chỉ nói cho một hoặc một số người nào đó mà mình tin cẩn, mình liên lạc với họ và chỉ có họ mới biết địa chỉ email này mà thôi. Ông Đoàn Việt Trung : Thưa anh, tôi có thể đưa ra vài thí dụ. Cách đây khoảng một năm có một nhà tranh đấu cho dân chủ trong khi đang ngồi ở một quán cafe internet thì đã bị công an ập đến bắt. Sở dĩ anh bị bắt như vậy là tại vì địa chỉ email của anh đã bị phát hiện bởi hệ thống và những công an tin học của nhà nước. Một thí dụ khác là hồi gần đây có một người tị nạn chính trị bên Campuchea, thân nhân của họ ở Việt Nam đã bị công an kêu lên, và khi thẩm vấn người thân nhân đó thì công an đã đưa ra cho người đó thấy những email qua lại giữa người đó và thân nhân của người đó ở bên Campuchea. Điều đó chứng tỏ cho thấy là công an đã đọc lén email giữa hai người này, mặc dù là email riêng. Tuy họ đọc lén như vậy nhưng họ vẫn ngang nhiên ngạo nghễ đưa cho người ở Việt Nam coi cái email riêng mà họ đã in ra như vậy đó anh. Đó là hai thí dụ trong số nhiều việc mà chúng tôi có thể kể ra để cho thấy việc công an tin học nhà nước có theo dõi các địa chỉ email và các cách đọc lén email qua lại là chuyện có thật. Tôi xin thưa là những email đó không phải là chỉ có email của người trong nước ra ngoài hay từ ngoài vào mà cũng có thể là email giữa những người tranh đấu sống tại Việt Nam họ viết cho nhau cũng có thể bị công an theo dõi nữa. Đỗ Hiếu : Thưa ông, như vậy là công an tin học của nhà nước Việt Nam không có mật mã thì làm sao họ có thể vào đọc được tất cả những email mà các nhà đấu tranh dân chủ trong nước trao dổi với nhau, hoặc là liên lạc với thế giới bên ngoài? Ông Đoàn Việt Trung : Vâng, thưa ông, chuyện đó thực ra không khó tí nào. Muốn đọc email thì cong an tin học của nhà nước họ chỉ cần có 2 thứ: thứ nhất là cái địa chỉ email của người gửi và người nhận, và thứ nhì là họ cần phải làm sao đi vào được nội dung của email, nắm được cái email đó. Thế thì, cái thứ nhất, thưa anh, thật là quá dễ bởi vì có một số nhà dân chủ trong nước có thể nói là không cẩn thận cho lắm về việc phổ biến địa chỉ của mình. Có nhiều người họ chỉ dùng có một địa chỉ thôi để liên lạc, không những liên lạc với những người mà họ cần bảo mật mà cũng dùng cái địa chỉ đó để liên lạc với những người một cách tổng quát nữa. Thành ra với những địa chỉ được phổ biến nhiều như vậy thì công an họ dễ dàng theo dõi. Còn về nội dung của email làm sao công an có thể nắm được thì tôi xin thưa như thế này. Với một người trong nước thì có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất họ dùng cái web server, tức là nơi chứa thư từ của họ, cái web server Việt Nam nếu mình dùng địa chỉ email của mình tận cùng bằng .vn thì trong trường hợp đó tức là máy computer chứa email của mình nằm ở trong Việt Nam, những máy computer đó không phải do nhà nước làm chủ thì nhà nước cũng đều có thể quản trị cả, họ có thể đòi hỏi nội dung cả, vì thế mà họ dễ dàng đọc email của mình mà không cần mật mã. Đó là trường hợp thư nhất, tức là dùng địa chỉ email có tận cùng bằng .vn . Cũng có những người dùng địa chỉ như gmail, hotmail, yahoo! v.v. thỉ trong trường hợp đó thư của họ không chứa trong web server trong nước mà giữ ở cái server của những hãng như là gmail, hotmail, yahoo! ở tuốt bên Mỹ, thế nhưng trong những trường hợp đó khi họ dùng những program để đi vào website của yahoo!, gmail, v.v. để đọc email của họ thì họ phải đi qua web server, tức là máy computer mà nó nối giữa hệ thống internet trong nước với hệ thống internet trên thế giới tự do bên ngoài, và ngoài ra những nội dung đó cũng chạy qua những đường dây cáp ở trong nước, những đường dây cap nối tỉnh này qua tỉnh khác, những đường dây cap đó thì chủ cũng là nhà nước. Vì thế cho nên nhà nước có thể đọc được nội dung của email đó mà không cần có mật mã, bằng hai cách, hoặc là họ chận email tức là những tín hiệu qua lại giữa những web server, hoặc họ chận lại trên đường dây cap đó để họ đọc lén. Nhưng nếu trong quý thính giả có một số người là những người tranh đấu cho Việt Nam thì vì tầm mức nguy hiểm cho nên quý vị phải làm thêm một số điều khác nữa như thế này, là khi mình viết email thì nội dung email nên viết vô trong một tài liệu của Microsoft Word, xong rồi khoá nó lại, dùng một mật mã (tiếng Anh gọi là encryption) khoá nó lại, xong rồi thì mình zip bằng Winrar hay winzip, rồi cho nó vào bên trong attach vào email thay vì thư của mình trong email. Đỗ Hiếu : Thưa ông, về cách thức mà Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam muốn hướng dẫn những người sử dụng email để có thể bảo vệ an toàn cho họ thì gồm có những bước kỹ thuật như thế nào? Ông Đoàn Việt Trung : Trước khi nói về kỹ thuật tôi xin thưa về lối suy nghĩ trong đầu của mình. Việc đầu tiên mình hãy nghĩ tới email của mình, cái địa chỉ đó giống như một nơi mình chôn giấu gia tài và cái nội dung bên trong email nó giống như là gia tài của gia đình mình. Mình hãy coi nó là quý, bởi vì nếu có ai nắm được thì có thể có một số người sẽ phải vô tù. Quý như vậy đó thì mình sẽ thấy là bỏ công ra một chút để khoá tay công an cũng rất là đáng. Nói về chi tiết thì phương pháp đó có được đăng trong bài của chúng tôi ở trang web baovelaodong.com, nhưng tôi xin thưa sơ sơ như vầy: Thứ nhất là thính giả nên có một địa chỉ mà phổ biến bao nhiêu cũng được. Dĩ nhiên là địa chỉ đó thì không có viết gì cần phải phải bảo mật. Thứ nhì là nếu mà có viết gì cần phải bảo mật với một số người thì hãy có một số địa chỉ email riêng. Mỗi một địa chỉ đó chỉ nói cho một hoặc một số người nào đó mà mình tin cẩn, mình liên lạc với họ và chỉ có họ mới biết địa chỉ email này mà thôi. Xong rồi khi mình email cho họ, dĩ nhiên những điều gì không cần bảo mật thì cứ viết địa chỉ email bình thường, viết một cách bình thường như từ xưa tới nay. Nhưng nếu có gì cần phải bảo mật thì dùng địa chỉ email bí mật đó mà viết cho họ. Khi viết cho họ thì cái địa chỉ của họ quý thính giả đừng bỏ dịa chỉ của họ vào hàng "toânhy "CC" (tức người nhận) mà hãy bỏ vào hàng "BCC" tức là phần mà email vẫn đến người đó nhưng không ai có thể đọc được, biết được là email đó đã được gửi tới địa chỉ đó. Như vậy công an sẽ không tìm ra được cái địa chỉ email của họ. Đó là những phương pháp mà tôi nghĩ là đại đa số ai cũng có thể làm được. Nhưng nếu trong quý thính giả có một số người là những người tranh đấu cho Việt Nam thì vì tầm mức nguy hiểm cho nên quý vị phải làm thêm một số điều khác nữa như thế này, là khi mình viết email thì nội dung email nên viết vô trong một tài liệu của Microsoft Word, xong rồi khoá nó lại, dùng một mật mã (tiếng Anh gọi là encryption) khoá nó lại, xong rồi thì mình zip bằng Winrar hay winzip, rồi cho nó vào bên trong attach vào email thay vì thư của mình trong email. Tại sao như vậy? Là tại vì công an mỗi ngày có cả triệu triệu email đi vào Việt Nam thì làm sao họ đọc được mọi email, cho nên họ rà, họ kiếm trong những email trong thân hay trong phần "to" hay "BCC" hay phần của người gửi những chữ gì mà họ muốn kiếm. Khi họ muốn kiếm trong thân mà những gì mình viết lại không viết trong thân mà lại viết trong tài liệu đính kèm thì họ sẽ khó rà hơn nhiều. Và nhất là những tài liệu mình đã khoá lại thì nếu họ không có mật mã thì họ không có cách nào mà mở tài liệu đó. Để khoá và để mở tài liệu đó thì quý vị và người kia cần phải có mật mã. Mật mã đó nên cho nhau biết bằng điện thoại vì nếu họ đã đọc được email thì họ cũng có thể biết được mật mã đó luôn. Và tôi xin nhắc lại là những chi tiết này có đăng trên trang web của Uỷ Ban Bảo Vệ Nguời Lao Động Việt Nam, địa chỉ là www.baovelaodong.com . Đỗ Hiếu : Chúng tôi xin cảm ơn ông Đoàn Việt Trung, Tổng thư ký của Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, đã dành thì giờ cho Đài RFA. Ông Đoàn Việt Trung : Dạ, xin kính chào ông. Kính chào quý thính giả. Độc giả không muốn nêu tên : Cho tôi hỏi nếu tôi viết ý kiến trong form này thì công an internet của Việt Nam có thể phát hiện ra không? Thêm một cái nữa là nếu tôi truy cập vao trang web cua Đài thì công an có biết được không 28/01/2010 15:28 David Ho nơi gửi Sài gòn : Cho tôi hỏi nếu tôi viết ý kiến trong form này thì công an internet của Việt Nam có thể phát hiện ra không? Thêm một cái nữa là nếu tôi truy cập vao trang web cua Đài thì công an có biết được không? 21/01/2010 13:07 mr nơi gửi vietnam : nếu chỉ nén và mã hóa thế vẫn bị giải mã bình thường. Chẳng qua hơi lâu.
03 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
chào bạn Anthony Le tất cả những cái đó sẽ không ai biết làm nếu như không có phong trào . đều cần thiết ngày hôm nay là phong trào . và cải tạo tư duy để cải tạo tư duy thì cần có một đội ngủ khoa học và đạo đức . phải đối lập với phong trào cộng sản ! all the ones that will not do anyone know if there is no movement. are needed today is the movement. and improving thinking to improve thinking there must be a team of science and ethics. opposition to the communist movement !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn