BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76236)
(Xem: 62972)
(Xem: 40378)
(Xem: 31973)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn”

03 Tháng Ba 200812:00 SA(Xem: 1010)
“Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn”
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Nếu có một nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, tôi tin rằng sẽ có sự khẳng định động cơ của tuyệt đại đa số những thanh niên Việt nam phải đi bộ đội ( thực hiện nghĩa vụ quân sự) hiện nay sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau: tìm một cơ hội để thoát khỏi khó khăn về kinh tế; tìm một môi trường để từ bỏ, tránh xa các thói quen tiêu cực ( nghiện hút, cờ bạc, đĩ điếm,…). Các khẩu hiệu hay những phát biểu hiện nay kiểu như “ Đi bộ đội là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng” chỉ là những ngôn từ có rất ít sự chân thật. Dưới góc độ đạo đức và tinh thần ái quốc, đây phải được coi là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với sự phát triển và tồn vong của một dân tộc. Cũng cùng một thời đại, nhưng không phải dân tộc nào cũng có biểu hiện đáng tủi hổ như thế. Hoàng tử Harry của Hoàng gia Anh vừa tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự hơn 10 tuần tại Afghanistan- một trong những điểm chiến sự nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Trong một cuộc trò chuyện với báo chí, Harry đã nói “ tôi muốn được tham gia bảo vệ quyền lợi của Anh quốc”. Chúng ta có quyền đặt cho câu nói đó vào tình huống “ ngoại giao”, nhưng chúng ta không thể phủ nhận Harry đã thực sự tự đi vào chỗ những “ mũi tên, hòn đạn” không biết phân biệt con nhà quyền thế hay dân thường. Ở Việt nam, đất nước có bề dầy chống ngoại xâm hàng ngàn năm, vào thời điểm này liệu có một quí tử nào của gia đình quyền thế như các ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt nam có tinh thần ái quốc như Harry ? Liệu câu hỏi này có kỳ vọng quá lớn vào lòng ái quốc của các ủy viên trung ương đảng cộng sản hiện nay ?

Các nghiên cứu xã hội học đã cho thấy hành vi của cá nhân con người phụ thuộc lớn vào các yếu tố tác động của môi trường xã hội (1). Nói một cách khác, cụ thể hơn, môi trường xã hội tử tế ( do thể chế chính trị tử tế tạo nên) sẽ thúc đẩy con người tới những hành vi tử tế và ngược lại.



Sự kiện thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tiến Trung, một thạc sỹ công nghệ thông tin mới tốt nghiệp tại châu Âu, đảng viên Đảng Dân chủ Việt nam ( đảng chưa được hệ thống chính trị độc đảng hiện nay thừa nhận) phải chia tay công việc nghiên cứu phần mềm để chuẩn bị tham gia nghĩa vụ quân sự theo điều động của các cơ quan công quyền là một hiện tượng cho thấy rõ những người cầm quyền trong hệ thống chính trị hiện nay tại Việt nam vẫn cố tình tạo ra những bất lợi cho các hành vi tử tế, ngáng trở đối với lòng ái quốc.

Việc điều động một nhân lực trẻ tuổi có những kiến thức quí giá ( ngoại ngữ Anh, Pháp, công nghệ máy tính từ châu Âu, Hoa kỳ ) và tư cách đáng kính trọng ( trở về nước làm việc, thúc đẩy cho sự tiến bộ của nền chính trị) vào quân đội, trong bối cảnh lĩnh vực khoa học, kinh tế nước nhà đang thiếu trầm trọng những nhân lực cao cấp, là một hành động rõ ràng xuất phát từ động cơ chính trị của những người cầm quyền hiện tại. Những dấu hiệu làm nhiễu thông tin về cá nhân và gia đình của người sắp làm tân binh lại càng chứng tỏ những người cầm quyền hiện tại muốn gây áp lực đối với một thanh niên có tư tưởng chính trị đa đảng. Việc điều động người thanh niên này vào quân đội chỉ là một biện pháp đã được lựa chọn có kế hoạch với mục tiêu cao nhất là triệt hạ tư tưởng đa đảng và mục tiêu tối thiểu là hạn chế phần nào sự lôi cuốn của tư tưởng chính trị đa đảng với xã hội.

Vấn đề đặt ra là liệu những tính toán của nhà cầm quyền có khả thi hay không ? Trong khi nghĩa vụ quân sự chỉ có thời hạn ( khoảng 18 tháng ).

Với những gì đã thể hiện của thanh niên Nguyễn Tiến Trung, người viết hoàn toàn tin tưởng nhà cầm quyền sẽ chỉ có thể đạt được mục tiêu hạn chế khả năng tương tác trực tiếp với xã hội của Nguyễn Tiến Trung trong một thời gian. Dù thế nào, tinh thần dấn thân khi về nước, phản ứng ý nhị nhưng dứt khoát đối với việc nhà cầm quyền điều động vào quân đội của Nguyễn Tiến Trung đã làm cho nhiều người đang ưu tư cho sự tồn vong của dân tộc thêm phần phấn chấn và tin tưởng. Dĩ nhiên, những người yêu nước, yêu cái đẹp về nhân cách không thể không băn khoăn, lo lắng cho những tháng ngày sắp tới trong quân ngũ của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tiến Trung. Cuộc sống tự nhiên đã đầy bất trắc và sẽ bất trắc hơn rất nhiều khi bị tác động bởi những can thiệp thiếu thiện ý của con người. Dù doanh trại quân đội không phải nhà tù, nhưng nó có những rủi ro đối với sinh mạng ác nghiệt hơn nhà tù bởi người lính nào từ chối được chuyện gần gũi với “ hòn tên, mũi đạn”. Đây sẽ là một trải nghiệm mới đầy thách thức đối với những người đang cùng tư tưởng tự do chính trị cho Việt nam. Nhiều người đã bị đi tù vì bất đồng chính kiến, nhưng đây sẽ là trường hợp đầu tiên phải đi bộ đội vì khác biệt tư tưởng với đảng cộng sản. Nói theo ngôn ngữ chính trị đa đảng, đây chính là một thủ đoạn đánh vào phe đối lập của đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam. Về phía những người yêu nước, trước đây, hiện nay và mai sau, nỗi đau đớn khi đất nước loạn lạc luôn là sức mạnh để vượt qua mọi gian truân, coi nhẹ mọi đe dọa như chí sĩ Phan Chu Trinh đã từng thể hiện: “ Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy, Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.” ( Vĩnh Sính dịch: Đất nước trầm luân dân thống khổ, Làm trai đâu ngán đảo Côn Lôn ! ). Còn lại, hy vọng nhà cầm quyền sẽ chỉ sử dụng những phương tiện thuần túy chính trị ( phi bạo lực) để nhân dân có thể nhận ra được phần nào giá trị ôn hòa, nhân ái, cao thượng của nền chính trị có cạnh tranh giống như những lợi ích của nền kinh tế có cạnh tranh mà đảng cộng sản Việt nam đã chấp nhận.

Phạm Hồng Sơn
03/03/2008

(1) Theo các nghiên cứu và quan điểm của George Herbert Mead ( 1863-1931), Charles Horton Cooley ( 1864 – 1929), John B. Watson ( 1878 – 1958), Margaret Mead ( 1901-1978), Kingsley Davis ( 1908-1997).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn