[1] Khoan hãy bàn đến câu nói đó của ông đúng sai, phái trái, có lố bịch hay không như thế nào; nhưng phải nói ngay rằng: Ông này cũng hơi bị… bậy!
Khi nghe/đọc thấy câu trên có người nói: “Tay này bây giờ cũng bạo mồm bạo miệng đó, chứ không ngậm hột thị như khi còn là anh thượng sĩ tại một cơ quan của Sư đoàn 5 Nam bộ ngày nào”. Lời này là của một viên sĩ quan cựu chiến binh đơn vị vừa dẫn nói với tôi, và đã làm cho tôi giật mình; vì khi gõ Lê Doãn Hợp trên Google, trong phần tiểu sử của quý ông “Lề phải” này, cái hàm thượng sĩ èng eng đã không thấy hiện lên, kể cả mấy từ vinh quang, anh bộ đội cụ Hồ cũng không thấy hiện lên nốt.
Ở Việt Nam ta, sau cả một chặng đường dài lao tâm khổ tứ, vắt kiệt sức lực trong việc chắt lọc ngôn từ hỏi có mấy nhà văn đã để lại được cho đời những câu bất hủ như “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” v.v… hay những hình tượng văn học điển hình như Xuân tóc đỏ, Chí Phèo-Thị Nở v.v…? Ấy thế mà anh… cựu thượng sĩ nọ, chỉ một nhiệm kỳ ngắn ngủi 5 năm (2007-2011), nói thật chính xác là tại nhiệm sở đúng… 4 năm 325 ngày,[2] ông này đã khắc được một vết nhơ muôn đời không bao giờ rửa được đó là lời tuyên bố báo chí Việt Nam chỉ được đi bên lề phải! Để giải thích cho cái bên lề phải của mình, “ông ví việc đưa tin của báo chí phải giống như người đi đường chấp hành đúng luật giao thông là đi theo lề bên phải, đồng thời hứa hẹn sẽ cố gắng tạo ra một lề bên phải cho các nhà báo đi.”[3] Vì thế ông đã được làng báo trong nước và quốc tế đặt cho một… “xú danh” là Ông lề phải! Riêng với “sáng tạo” này, không rõ ông tổng bí thư đảng CSVN đã chỉ thị cho ông chủ tịch nước gắn cho ông Lê Doãn Hợp cái Huân chương Quân công hay Huân chương Sao vàng chưa?
Nói về sự “cho phép” thì những chục năm qua, con dân Việt ở mọi tầng lớp xã hội (tất nhiên ở trong nước thôi) đã có quá nhiều cay đắng! Chỉ riêng việc “cho phép nói, cho phép viết”, không biết bao nhiêu nhà văn, nhà báo, những trí thức nói chung đã dại dột… tưởng bở, để đến nỗi thân tàn, danh liệt, thậm chí có người mất mạng trong tù. Không biết đã có ai đủ kiên nhẫn và thu thập đủ dữ liệu để làm một cái danh sách nạn nhân này chưa? Hẳn mọi người còn không quên sau năm 1954, vào một năm đẹp, một tháng đẹp, một ngày đẹp, đảng CSVN cho Trăm hoa đua nở! Để rồi ngay sau đó có cuộc đàn áp văn nghệ sĩ khốc liệt mang tên Vụ án Nhân văn – Giai phẩm, mà cho tới tận những ngày sau “cởi trói”, trả lời câu hỏi của Trần Độ “nghĩ gì về anh em Nhân văn – Giai phẩm bây giờ”, kẻ đồ tể văn học Tố Hữu miệng ráo hoảnh: "À, cái bọn ấy, thì bây giờ tôi rất tiếc, rất tiếc, là ngay lúc đó tôi không diệt hết chúng nó đi".[4] Chao ôi! Mang danh nhà thơ mà sao khát máu vậy? Đúng là không hổ danh… thi hào của chế độ! Còn với công cuộc “Cởi trói”, với lời khuyên “các đồng chí cũng không nên uốn cong ngòi bút của mình.”[5] thì sao? Thì rằng là sau đó… Dương Thu Hương vào tù để “chiêm ngưỡng” công trình thế kỷ của Thực dân Pháp, để nếm tý chút cơm tù, để qua đó mà thấy công ơn trời biển của các lãnh tụ cộng sản đã chịu đựng gian khổ trong nhà tù đế quốc như thế nào! Chưa hết, thì rằng là… tác phẩm Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn ra đời một cách vô cùng chật vật, (và cũng phải nhờ tới ông giám đốc là “một người tuyệt vời” – lời B.N.T.), nhưng chỉ ít ngày ngay sau đó có lệnh trên… thu hồi.[6] Chả biết lời đồn đại đến đâu về vụ này nhưng người viết tôi nghe đâu họ thu được đến mấy xe cam nhông (camion), ghê nhất là nghe nói có cả cảnh sát áp tải… “chiến lợi phẩm” đến tận Nhà máy giấy Trúc Bạch, ghê hơn nữa là họ yêu cầu giám đốc nhà máy cho công nhân tạm thời dừng các công việc khác của nhà máy lại để… nghiền ngay con đẻ của nhà văn ra… bột giấy, để nhà chức trách mục sở thị tấp lự! Đó là 2 vụ “cho phép” để rồi “con mồi”… bò ra khỏi hang là diệt tức thì. Những điều kể trên, mới chỉ là vài nét rất sơ lược của việc diệt trí thức, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị của một chủ thuyết kỳ quặc nhất của loài người.
Xin trở lại với Ông lề phải.

Trên cương vị cai thông tin & truyền thông, so với những ông cai văn nghệ của đảng nói chung, quả ông cũng không đến nỗi hổ thẹn trong việc góp tay bóp chết lĩnh vực tự do tư tưởng của con người – tự do ngôn luận, tự báo chí của xã hội. Chỉ riêng cái “xú danh” của ông cũng đã đủ nói lên điều đó. Thế mà nay đã về vườn, ông lại tuồn tuột nhả ra nào là “Có vùng cấm đối với báo chí không, tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”, nào là “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội, báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng” v.v… Nghe tôi đọc những lời trên của ông, vị sĩ quan đồng ngũ của ông (mà tôi vừa nói đến ở trên) sau cái chép miệng liền hạ một câu: “Thối, nó còn chức vụ c… gì đâu mà làm ra vẻ ban phát cho các nhà báo đang tại nhiệm! Thối! Thối” Tôi liền phụ họa với ông bạn: “Thối thì thối thật nhưng vì người ta ở gần nhà xí/cầu thì còn làm sao thấy được mùi thối nữa ông ơi?!” Thế là mấy ông bạn già ngồi gần vỗ tay đồm độp!
Thôi, cứ cho là trước kia những việc ông làm là do… “hoàn cảnh”. Thương quá là thương! Nhưng nay chẳng còn sợ tay nào hạ bệ được mình nữa thì ông thử trở lại các vụ án báo chí đáng hổ thẹn của chế độ xem sao. Ông có dám chơi không? Nhà báo Trần Quang Thành từng làm việc tại Viện Nghiên cứu phát thanh & truyền hình chỉ vì cương quyết, bền bỉ vạch mặt chỉ tên trong một loạt vụ tham nhũng mà ông nắm được; mà nhiều lãnh đạo cỡ quốc gia như Đỗ Mười, Phạm Hùng, Mai Chí Thọ, … cũng nhờ ông mà nắm được; nhưng rồi ông bị trả thù, bị tạt a-xit (acide) “khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù và mắt chỉ nhìn được 1/10…”. Vụ việc đến như vậy thì thử hỏi Tòa nào nếu mở ra có lấy lại được công bằng cho nhà báo không? Không những không có phiên tòa nào được mở mà ông Thành còn phải chạy bán xới sang tận Slovakie mà… vẫn không yên: “Những người lãnh đạo hội người Việt ở nước ngoài ở Slovakia cũng là tay chân của những người trong nước và của sứ quán. Họ nghe tới những bài báo tôi tố giác tội ác tham nhũng ở các cơ quan, họ lại áp lực với con tôi, bảo tôi không được viết những bài báo phản động.”; “Tôi thấy ở đâu cũng chả an toàn. Công an cộng sản Việt Nam có rất nhiều mối, nhiều nơi lắm. Trong nước họ cũng có thể hại mình, ngoài nước họ cũng hại được mình. Đã có người bị rồi.” [7]
Đó là vụ việc hơn 20 năm trước, còn nhỡn tiền thì sao thưa Ông lề phải?
“… ngày 24/4/2012, khi đang đứng quan sát tình hình vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên, 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam là Nguyễn Ngọc Năm (44 tuổi, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Thời sự) và Hán Phi Long (33 tuổi) đã bị một nhóm người mặc sắc phục công an dùng gậy gộc hành hung. Mặc dù đã xưng mình là nhà báo đang thực hiện nhiệm vụ nhưng nhóm người này vẫn tiếp tục đánh hội đồng và dùng còng số 8 còng tay ông Năm đưa về trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang.” [8]. Ông Năm, ông Long là nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam nhé, chắc chắn được lãnh đạo Đài cử đi công tác nhé, ông Long không rõ có là đảng viên không nhưng ông Năm là Bí thư đảng nhé, chắc chắn 2 ông là người của ta nhé, lại là người của đảng nhé, không phải của bọn phản động nhé, không phải của bọn tư bản giẫy chết Mỹ-Anh-Pháp-Đức-Nhật bổn-Tàu Tưởng vân vân nhé; vậy ông nghĩ sao ông Hợp – à quên Ông lề phải?
Mà tại sao ông… khôn lỏi thế Ông lề phải? Ông có biết hiện tình thật của báo chí nước nhà không đó thưa ông? Theo các ông thì “Hiện giờ, theo thống kê chính thức, ở Việt Nam có 786 cơ quan báo chí, với 194 báo giấy, hơn 590 tạp chí, 61 báo điện tử và 67 kênh phát thanh, truyền hình. Chưa kể đến 191 trang mạng xã hội và trên 1.000 trang thông tin điện tử. Số phóng viên có thẻ nhà báo là hơn 17 ngàn người.” [9]. Đố ông Hợp và cả ông Nguyễn Bắc Son người kế nhiệm ông Hợp nữa nhận diện được tờ nào là lá cải? Lá cải là viết lăng nhăng, chẳng ra cái gì và chẳng mấy người quan tâm đến đúng không thưa 2 ông? Mời 2 ông làm một trắc nghiệm nho nhỏ tại vài chi bộ đảng ở ngay Hà Nội, xem trong đó có mấy đảng viên đọc báo Nhân dân hàng ngày? Cứ làm như vậy với vài tờ báo khác, ông Son sẽ tìm ngay ra đâu là báo lá cải thôi.
Thực ra, trong hơn 17 ngàn người có thẻ nhà báo, tôi biết số đông trong họ cũng bức xúc lắm, vì con người ta, nhất là những người làm báo phần lớn đều có nhân cách tối thiểu; nhưng vì… đây là Việt Nam (khốn nạn thế đấy!), họ phải tâm niệm câu “Tôi tồn tại là vì tôi biết sợ!”. Khoan hãy bàn câu nói của Nguyễn Tuân là đúng hay sai, và giá trị đến mức nào. Lớp tiền bối nghĩ vậy; kẻ hậu sinh như nhà sử học Dương Trung Quốc cũng có lần nói ý rằng: nói làm sao cho cái đầu phải còn ở trên cái cổ [để lần sau mà còn nói được chớ!]. Quả thực tồn tại giúp người ta có cơ hội lên tiếng. Hoàn cảnh khắc nghiệt như thế mà vẫn có tiếng kêu lên “Phải bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo: Không nhanh chóng xử lý nghiêm những trường hợp cản trở, hành hung nhà báo khi tác nghiệp thì sẽ còn diễn ra nhiều vụ tương tự”[10]. Kêu lên có thấu tới “thiên đình” và có đi đến đâu không là chuyện khác, nhưng rõ ràng người ta cũng không thể im lặng mãi được trước những bất công quá thể. Theo bài báo này, nhà báo Nguyễn Đình Xê, Ủy viên Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã phải nói: “Nhà báo không chỉ bị tấn công gây thương tích về thể xác khi tác nghiệp mà còn bị “hành hung, khủng bố” cả về mặt tinh thần. Đây là điều bức xúc nhất hiện nay”. Hay trong bài: “Hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp: Chống người thi hành công vụ hay cố ý gây thương tích?”[11], người ta đã đưa ra một thông tin: “Theo Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, từ năm 2006 tới hết quý 1 năm 2010, đã ghi nhận 18 vụ cản trở, hành hung nhà báo, trong đó có 13 vụ hành hung. Tuy nhiên đáng buồn là trong số các vụ hành hung nhà báo mới chỉ có 4 vụ được cơ quan chức năng khởi tố nhưng trong đó chỉ có 1 vụ được đưa ra xét xử. Hơn nữa, các vụ khởi tố đều được các cơ quan chức năng chiếu theo Điều 104, Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội “Cố ý gây thương tích” hoặc các điều luật khác, chưa có vụ nào khởi tố theo Điều 257 BLHS về “Chống người thi hành công vụ”. Cùng với đó, 30% công văn của Hội Nhà báo gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết vụ việc, bảo vệ hội viên, đã không được hồi âm”. Trước những thông tin trên, ông nghĩ gì, ông đã làm gì cho ngành báo chí Việt Nam hỡi Quý ông lề phải? Hay ông hô to cốt chỉ để đánh bóng cho cái cương vị mới của ông là Chủ tịch Hội truyền thông số, vì mất cái cương vị béo bở này, thì ông mất luôn cái khoản lương thứ hai cũng rất đậm chẳng kém cái lương hưu vốn đã rất nặng túi so với những người dân bình thường ở Việt Nam hiện nay?
Vì thế có người đã giúp ông, làm cho đảng của ông vui lòng hơn nữa bằng cách sửa giùm ông câu nói “Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng” thành Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng… ý đảng!; hoặc nói theo kiểu của ông là Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng… lề phải!
Vậy vẫn đúng như ông đã từng tuyên bố khi tại nhiệm: “Chúng ta hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải”[12]
Vậy đúng là ông vẫn tuyệt đối trung thành với đảng theo đúng câu nói trong câu chuyện sau: “Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?”, Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.”[13]!
Đúng là hết cách bàn chuyện phải trái, ngang dọc với Ông Lề phải!
Đúng là chúng “Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra.”[14]
Nguyễn Văn – Hà Nội
06/07/2012
[1] Báo Văn nghệ trẻ, số 26 (816) Chủ nhật 24/6/2012, trang 16
[4] Nhìn Lại Vụ Án Nhân Văn - Giai Phẩm Cách Đây 40 năm [1956-1996], Hoàng Tiến, http://www.phiem-dam.com/vanhoc42.htm
[5] ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH NÓI CHUYỆN VỚI VĂN NGHỆ SĨ, http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/NguyenVanLing_NoiChuyenVanNgheSi.htm Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 42 (17-10-1987)
[6] Viết trung thực, bao dung, không thù hận, Bùi Ngọc Tấn trả lời phỏng vấn của Nguyễn Bá Chung (William Joiner Center, Boston), http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/viet-trung-thuc-bao-dung-khong-thu-han/
[7] Ngày báo chí Việt Nam: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước, Trà Mi-Voa 26.06.2012, http://www.voatiengviet.com/content/tro-chuyen-voi-nha-bao-chong-tham-nhung-bi-tat-acid-tran-quang-thanh-nhan-ngay-nha-bao-viet-nam/1245972.html
[8] Hai nhà báo bị đánh dã man: "Nơi chúng tôi tác nghiệp không hề bị cấm", http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Hai-nha-bao-bi-danh-da-man-Noi-chung-toi-tac-nghiep-khong-he-bi-cam/160190.gd
[11] http://www.baomoi.com/Hanh-hung-can-tro-nha-bao-dang-tac-nghiep-Chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-hay-co-y-gay-thuong-tich/58/4184689.epi
[12] Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp: Tiếp cận cái mới để đưa đất nước đi lên, SGGP: Cập nhật ngày 04/08/2007 lúc 00:31'(GMT+7), http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2007/8/113880/
[14] Đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Khải, http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm
Vừa qua ở Việt Nam, người ta rầm rộ tổ chức Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, ông nguyên bộ trưởng bộ 4T “tuyên bố” một câu xanh rờn: Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng!Khi nghe/đọc thấy câu trên có người nói: “Tay này bây giờ cũng bạo mồm bạo miệng đó, chứ không ngậm hột thị như khi còn là anh thượng sĩ tại một cơ quan của Sư đoàn 5 Nam bộ ngày nào”. Lời này là của một viên sĩ quan cựu chiến binh đơn vị vừa dẫn nói với tôi, và đã làm cho tôi giật mình; vì khi gõ Lê Doãn Hợp trên Google, trong phần tiểu sử của quý ông “Lề phải” này, cái hàm thượng sĩ èng eng đã không thấy hiện lên, kể cả mấy từ vinh quang, anh bộ đội cụ Hồ cũng không thấy hiện lên nốt.
Ở Việt Nam ta, sau cả một chặng đường dài lao tâm khổ tứ, vắt kiệt sức lực trong việc chắt lọc ngôn từ hỏi có mấy nhà văn đã để lại được cho đời những câu bất hủ như “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” v.v… hay những hình tượng văn học điển hình như Xuân tóc đỏ, Chí Phèo-Thị Nở v.v…? Ấy thế mà anh… cựu thượng sĩ nọ, chỉ một nhiệm kỳ ngắn ngủi 5 năm (2007-2011), nói thật chính xác là tại nhiệm sở đúng… 4 năm 325 ngày,[2] ông này đã khắc được một vết nhơ muôn đời không bao giờ rửa được đó là lời tuyên bố báo chí Việt Nam chỉ được đi bên lề phải! Để giải thích cho cái bên lề phải của mình, “ông ví việc đưa tin của báo chí phải giống như người đi đường chấp hành đúng luật giao thông là đi theo lề bên phải, đồng thời hứa hẹn sẽ cố gắng tạo ra một lề bên phải cho các nhà báo đi.”[3] Vì thế ông đã được làng báo trong nước và quốc tế đặt cho một… “xú danh” là Ông lề phải! Riêng với “sáng tạo” này, không rõ ông tổng bí thư đảng CSVN đã chỉ thị cho ông chủ tịch nước gắn cho ông Lê Doãn Hợp cái Huân chương Quân công hay Huân chương Sao vàng chưa?
Nói về sự “cho phép” thì những chục năm qua, con dân Việt ở mọi tầng lớp xã hội (tất nhiên ở trong nước thôi) đã có quá nhiều cay đắng! Chỉ riêng việc “cho phép nói, cho phép viết”, không biết bao nhiêu nhà văn, nhà báo, những trí thức nói chung đã dại dột… tưởng bở, để đến nỗi thân tàn, danh liệt, thậm chí có người mất mạng trong tù. Không biết đã có ai đủ kiên nhẫn và thu thập đủ dữ liệu để làm một cái danh sách nạn nhân này chưa? Hẳn mọi người còn không quên sau năm 1954, vào một năm đẹp, một tháng đẹp, một ngày đẹp, đảng CSVN cho Trăm hoa đua nở! Để rồi ngay sau đó có cuộc đàn áp văn nghệ sĩ khốc liệt mang tên Vụ án Nhân văn – Giai phẩm, mà cho tới tận những ngày sau “cởi trói”, trả lời câu hỏi của Trần Độ “nghĩ gì về anh em Nhân văn – Giai phẩm bây giờ”, kẻ đồ tể văn học Tố Hữu miệng ráo hoảnh: "À, cái bọn ấy, thì bây giờ tôi rất tiếc, rất tiếc, là ngay lúc đó tôi không diệt hết chúng nó đi".[4] Chao ôi! Mang danh nhà thơ mà sao khát máu vậy? Đúng là không hổ danh… thi hào của chế độ! Còn với công cuộc “Cởi trói”, với lời khuyên “các đồng chí cũng không nên uốn cong ngòi bút của mình.”[5] thì sao? Thì rằng là sau đó… Dương Thu Hương vào tù để “chiêm ngưỡng” công trình thế kỷ của Thực dân Pháp, để nếm tý chút cơm tù, để qua đó mà thấy công ơn trời biển của các lãnh tụ cộng sản đã chịu đựng gian khổ trong nhà tù đế quốc như thế nào! Chưa hết, thì rằng là… tác phẩm Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn ra đời một cách vô cùng chật vật, (và cũng phải nhờ tới ông giám đốc là “một người tuyệt vời” – lời B.N.T.), nhưng chỉ ít ngày ngay sau đó có lệnh trên… thu hồi.[6] Chả biết lời đồn đại đến đâu về vụ này nhưng người viết tôi nghe đâu họ thu được đến mấy xe cam nhông (camion), ghê nhất là nghe nói có cả cảnh sát áp tải… “chiến lợi phẩm” đến tận Nhà máy giấy Trúc Bạch, ghê hơn nữa là họ yêu cầu giám đốc nhà máy cho công nhân tạm thời dừng các công việc khác của nhà máy lại để… nghiền ngay con đẻ của nhà văn ra… bột giấy, để nhà chức trách mục sở thị tấp lự! Đó là 2 vụ “cho phép” để rồi “con mồi”… bò ra khỏi hang là diệt tức thì. Những điều kể trên, mới chỉ là vài nét rất sơ lược của việc diệt trí thức, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị của một chủ thuyết kỳ quặc nhất của loài người.
Xin trở lại với Ông lề phải.

Lê Doãn Hợp
Trên cương vị cai thông tin & truyền thông, so với những ông cai văn nghệ của đảng nói chung, quả ông cũng không đến nỗi hổ thẹn trong việc góp tay bóp chết lĩnh vực tự do tư tưởng của con người – tự do ngôn luận, tự báo chí của xã hội. Chỉ riêng cái “xú danh” của ông cũng đã đủ nói lên điều đó. Thế mà nay đã về vườn, ông lại tuồn tuột nhả ra nào là “Có vùng cấm đối với báo chí không, tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”, nào là “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội, báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng” v.v… Nghe tôi đọc những lời trên của ông, vị sĩ quan đồng ngũ của ông (mà tôi vừa nói đến ở trên) sau cái chép miệng liền hạ một câu: “Thối, nó còn chức vụ c… gì đâu mà làm ra vẻ ban phát cho các nhà báo đang tại nhiệm! Thối! Thối” Tôi liền phụ họa với ông bạn: “Thối thì thối thật nhưng vì người ta ở gần nhà xí/cầu thì còn làm sao thấy được mùi thối nữa ông ơi?!” Thế là mấy ông bạn già ngồi gần vỗ tay đồm độp!
Thôi, cứ cho là trước kia những việc ông làm là do… “hoàn cảnh”. Thương quá là thương! Nhưng nay chẳng còn sợ tay nào hạ bệ được mình nữa thì ông thử trở lại các vụ án báo chí đáng hổ thẹn của chế độ xem sao. Ông có dám chơi không? Nhà báo Trần Quang Thành từng làm việc tại Viện Nghiên cứu phát thanh & truyền hình chỉ vì cương quyết, bền bỉ vạch mặt chỉ tên trong một loạt vụ tham nhũng mà ông nắm được; mà nhiều lãnh đạo cỡ quốc gia như Đỗ Mười, Phạm Hùng, Mai Chí Thọ, … cũng nhờ ông mà nắm được; nhưng rồi ông bị trả thù, bị tạt a-xit (acide) “khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù và mắt chỉ nhìn được 1/10…”. Vụ việc đến như vậy thì thử hỏi Tòa nào nếu mở ra có lấy lại được công bằng cho nhà báo không? Không những không có phiên tòa nào được mở mà ông Thành còn phải chạy bán xới sang tận Slovakie mà… vẫn không yên: “Những người lãnh đạo hội người Việt ở nước ngoài ở Slovakia cũng là tay chân của những người trong nước và của sứ quán. Họ nghe tới những bài báo tôi tố giác tội ác tham nhũng ở các cơ quan, họ lại áp lực với con tôi, bảo tôi không được viết những bài báo phản động.”; “Tôi thấy ở đâu cũng chả an toàn. Công an cộng sản Việt Nam có rất nhiều mối, nhiều nơi lắm. Trong nước họ cũng có thể hại mình, ngoài nước họ cũng hại được mình. Đã có người bị rồi.” [7]
Đó là vụ việc hơn 20 năm trước, còn nhỡn tiền thì sao thưa Ông lề phải?
“… ngày 24/4/2012, khi đang đứng quan sát tình hình vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên, 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam là Nguyễn Ngọc Năm (44 tuổi, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Thời sự) và Hán Phi Long (33 tuổi) đã bị một nhóm người mặc sắc phục công an dùng gậy gộc hành hung. Mặc dù đã xưng mình là nhà báo đang thực hiện nhiệm vụ nhưng nhóm người này vẫn tiếp tục đánh hội đồng và dùng còng số 8 còng tay ông Năm đưa về trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang.” [8]. Ông Năm, ông Long là nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam nhé, chắc chắn được lãnh đạo Đài cử đi công tác nhé, ông Long không rõ có là đảng viên không nhưng ông Năm là Bí thư đảng nhé, chắc chắn 2 ông là người của ta nhé, lại là người của đảng nhé, không phải của bọn phản động nhé, không phải của bọn tư bản giẫy chết Mỹ-Anh-Pháp-Đức-Nhật bổn-Tàu Tưởng vân vân nhé; vậy ông nghĩ sao ông Hợp – à quên Ông lề phải?
Mà tại sao ông… khôn lỏi thế Ông lề phải? Ông có biết hiện tình thật của báo chí nước nhà không đó thưa ông? Theo các ông thì “Hiện giờ, theo thống kê chính thức, ở Việt Nam có 786 cơ quan báo chí, với 194 báo giấy, hơn 590 tạp chí, 61 báo điện tử và 67 kênh phát thanh, truyền hình. Chưa kể đến 191 trang mạng xã hội và trên 1.000 trang thông tin điện tử. Số phóng viên có thẻ nhà báo là hơn 17 ngàn người.” [9]. Đố ông Hợp và cả ông Nguyễn Bắc Son người kế nhiệm ông Hợp nữa nhận diện được tờ nào là lá cải? Lá cải là viết lăng nhăng, chẳng ra cái gì và chẳng mấy người quan tâm đến đúng không thưa 2 ông? Mời 2 ông làm một trắc nghiệm nho nhỏ tại vài chi bộ đảng ở ngay Hà Nội, xem trong đó có mấy đảng viên đọc báo Nhân dân hàng ngày? Cứ làm như vậy với vài tờ báo khác, ông Son sẽ tìm ngay ra đâu là báo lá cải thôi.
Thực ra, trong hơn 17 ngàn người có thẻ nhà báo, tôi biết số đông trong họ cũng bức xúc lắm, vì con người ta, nhất là những người làm báo phần lớn đều có nhân cách tối thiểu; nhưng vì… đây là Việt Nam (khốn nạn thế đấy!), họ phải tâm niệm câu “Tôi tồn tại là vì tôi biết sợ!”. Khoan hãy bàn câu nói của Nguyễn Tuân là đúng hay sai, và giá trị đến mức nào. Lớp tiền bối nghĩ vậy; kẻ hậu sinh như nhà sử học Dương Trung Quốc cũng có lần nói ý rằng: nói làm sao cho cái đầu phải còn ở trên cái cổ [để lần sau mà còn nói được chớ!]. Quả thực tồn tại giúp người ta có cơ hội lên tiếng. Hoàn cảnh khắc nghiệt như thế mà vẫn có tiếng kêu lên “Phải bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo: Không nhanh chóng xử lý nghiêm những trường hợp cản trở, hành hung nhà báo khi tác nghiệp thì sẽ còn diễn ra nhiều vụ tương tự”[10]. Kêu lên có thấu tới “thiên đình” và có đi đến đâu không là chuyện khác, nhưng rõ ràng người ta cũng không thể im lặng mãi được trước những bất công quá thể. Theo bài báo này, nhà báo Nguyễn Đình Xê, Ủy viên Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã phải nói: “Nhà báo không chỉ bị tấn công gây thương tích về thể xác khi tác nghiệp mà còn bị “hành hung, khủng bố” cả về mặt tinh thần. Đây là điều bức xúc nhất hiện nay”. Hay trong bài: “Hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp: Chống người thi hành công vụ hay cố ý gây thương tích?”[11], người ta đã đưa ra một thông tin: “Theo Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, từ năm 2006 tới hết quý 1 năm 2010, đã ghi nhận 18 vụ cản trở, hành hung nhà báo, trong đó có 13 vụ hành hung. Tuy nhiên đáng buồn là trong số các vụ hành hung nhà báo mới chỉ có 4 vụ được cơ quan chức năng khởi tố nhưng trong đó chỉ có 1 vụ được đưa ra xét xử. Hơn nữa, các vụ khởi tố đều được các cơ quan chức năng chiếu theo Điều 104, Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội “Cố ý gây thương tích” hoặc các điều luật khác, chưa có vụ nào khởi tố theo Điều 257 BLHS về “Chống người thi hành công vụ”. Cùng với đó, 30% công văn của Hội Nhà báo gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết vụ việc, bảo vệ hội viên, đã không được hồi âm”. Trước những thông tin trên, ông nghĩ gì, ông đã làm gì cho ngành báo chí Việt Nam hỡi Quý ông lề phải? Hay ông hô to cốt chỉ để đánh bóng cho cái cương vị mới của ông là Chủ tịch Hội truyền thông số, vì mất cái cương vị béo bở này, thì ông mất luôn cái khoản lương thứ hai cũng rất đậm chẳng kém cái lương hưu vốn đã rất nặng túi so với những người dân bình thường ở Việt Nam hiện nay?
Vì thế có người đã giúp ông, làm cho đảng của ông vui lòng hơn nữa bằng cách sửa giùm ông câu nói “Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng” thành Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng… ý đảng!; hoặc nói theo kiểu của ông là Không ai cấm nhà báo nếu nói đúng… lề phải!
Vậy vẫn đúng như ông đã từng tuyên bố khi tại nhiệm: “Chúng ta hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải”[12]
Vậy đúng là ông vẫn tuyệt đối trung thành với đảng theo đúng câu nói trong câu chuyện sau: “Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?”, Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.”[13]!
Đúng là hết cách bàn chuyện phải trái, ngang dọc với Ông Lề phải!
Đúng là chúng “Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra.”[14]
Nguyễn Văn – Hà Nội
06/07/2012
[1] Báo Văn nghệ trẻ, số 26 (816) Chủ nhật 24/6/2012, trang 16
[4] Nhìn Lại Vụ Án Nhân Văn - Giai Phẩm Cách Đây 40 năm [1956-1996], Hoàng Tiến, http://www.phiem-dam.com/vanhoc42.htm
[5] ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH NÓI CHUYỆN VỚI VĂN NGHỆ SĨ, http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/NguyenVanLing_NoiChuyenVanNgheSi.htm Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 42 (17-10-1987)
[6] Viết trung thực, bao dung, không thù hận, Bùi Ngọc Tấn trả lời phỏng vấn của Nguyễn Bá Chung (William Joiner Center, Boston), http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/viet-trung-thuc-bao-dung-khong-thu-han/
[7] Ngày báo chí Việt Nam: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước, Trà Mi-Voa 26.06.2012, http://www.voatiengviet.com/content/tro-chuyen-voi-nha-bao-chong-tham-nhung-bi-tat-acid-tran-quang-thanh-nhan-ngay-nha-bao-viet-nam/1245972.html
[8] Hai nhà báo bị đánh dã man: "Nơi chúng tôi tác nghiệp không hề bị cấm", http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Hai-nha-bao-bi-danh-da-man-Noi-chung-toi-tac-nghiep-khong-he-bi-cam/160190.gd
[11] http://www.baomoi.com/Hanh-hung-can-tro-nha-bao-dang-tac-nghiep-Chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-hay-co-y-gay-thuong-tich/58/4184689.epi
[12] Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp: Tiếp cận cái mới để đưa đất nước đi lên, SGGP: Cập nhật ngày 04/08/2007 lúc 00:31'(GMT+7), http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2007/8/113880/
[14] Đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Khải, http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm
Gửi ý kiến của bạn