BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tụt quần… lòi mặt đảng

30 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 1057)
Tụt quần… lòi mặt đảng
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Trước kia trong chiến tranh, Cộng Sản tuyên truyền chia rẽ giữa gia cấp nghèo và giàu, từ chia rẽ đến tạo hận thù để đấu tranh. Tâm lý người nghèo thường mặc cảm, rất dễ nhận thấy mặt ngoài của sự bất công. “Kẻ ăn không hết, người mần không ra” trước mắt của người nghèo: Kẻ ăn không hết, lại là kẻ chẳng phải vất vã, đổ hồ môi. Trái lại người mần, suốt đời tảo tần, quần quật nhưng khó đủ ăn, thèm lạt đủ thứ. Lùi lại hơn thế kỷ trước giới công nhân, thợ thuyền, nông dân tá điền bị bóc lột, người da đen bị bán làm nô lệ…

Trước dòng chảy triền miên cơ hàn này, một nhà cách mạng đứng lên cải cách, để nâng đỡ xã hội, đó là diễm phúc của đất nước, của loài người. Tiếc thay trước bối cảnh này, chưa có người thật tâm, toàn tài. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã lợi dụng hoàn cảnh, cơ hội quý báu để làm “cách mạng”, họ đã phỉnh phờ người nghèo góp công của, xương máu cướp chính quyền, để họ soán vào chỗ thậm tệ hơn bóc lột xưa kia. Ngày nay họ đã ra mặt trực tiếp ăn cướp, hoặc làm đầy tớ cho nhà giàu để ăn cướp của người bần cùng, khốn khó. Hình thức cai trị xã hội Việt Nam hôm nay lai nhân tạo giống, chẳng giống ai. Kẻ có đảng đang hưởng thụ tiêu chuẩn như phong kiến, (phong đất, kiến ấp) họ dùng tiền cướp được của dân, dùng quyền để lấy đất theo ý muốn, gọi là mua đẻo. Vườn thượng uyển (1) của cha con bí thư tỉnh Hải Dương không phải trường hợp cá biệt. Xưa kia tư bản Miền Nam phần đông người bản xứ, ngày nay đích thân đảng CSVN nai lưng cõng tư bản ngoại bang vào nước làm chủ nhân ông, gọi là “đầu tư” vì vậy xã hội lai giống và tồn tại giữa phong kiến và tư bản. Hiểu thế nào về hai chữ cách mạng?

Con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là con đường dối trá, mị dân, hơn ai hết bộ chính trị đảng CS đều biết, nhưng trước khi đặt chân vào con đường sai trái này, xuơng cao tày núi, máu chảy thành sông. Người bức bách dân tộc đi lầm đường, dễ gì dám nói “sai rồi”, nên cứ gân cổ mặt dày, mày dạn từ Việt Nam tới Cu Ba, hô hào tiến lên XHCN!? Không những lầm đường lạc lối, đảng CSVN còn sợ Cộng Sản hơn ai hết, vì chính họ đã thế chỗ, thành phần trước đây họ vận động nhân dân căm thù đấu tranh và thủ tiêu. Đảng CSVN chỉ còn danh từ riêng, không còn chế độ Cộng Sản. Giả sử chín chục triệu dân đứng lên đấu tranh buộc họ thực hiện cho bằng được XHCN, chắc chắn họ xả súng không thương tiếc.

Thời gian xoay chuyển, Tư Bản thay đổi khá nhiều, làm người trong xã hội cần nương tựa để sinh sống, tồn tại và biết phải chấp nhận sự hiện hữu của nhiều thành phần. Con đường đấu tranh để thủ tiêu không tuyệt đối là con đường duy nhất. Cụ thể cùng thời điểm, ông Hồ ở Miền Bắc phát động đấu tố triệt hạ người giàu có, chủ cả, nhưng đời sống người nghèo ở Miền Bắc không khá hơn. Nguyên nhân khách quan, khi ruộng đồng đưa vào hợp tác xã, năng suất khó tăng hơn cá thể, đội ngũ quản lý qúa đông, thời trước tá điền chỉ có một ông chủ, sau “cách mạng” người nông dân gánh trên vai hàng trăm ông chủ, làm suốt mùa, lúa chia được vài lon gigô! Người nông dân nói đùa “làm để ăn điểm!” Nhà máy, và ngành thương mại “nhân dân làm chủ” cũng bi đát không kém.

Trong Miền Nam, ông Ngô Đình Diệm, không đụng tới người giàu, ông hô hào vận động người nghèo lập dinh điền, khu trù mật. Đối với người nông dân, một thước đất là vàng, là ngọc. Khu dinh điền Bình Tuy chính phủ ủi đất, tạo thành những cánh đồng ruộng bạt ngàn, ai muốn nhận bao nhiêu tùy sức, cấp tôn xi măng xây nhà, cấp lương thực 8 tháng ăn. Sau 1975 Người dân ở đây nói với tôi rằng: Chính phủ cấp cả gạo tấm nuôi heo, không biết họ có cường điệu không? Dinh điền Bình Tuy, hầu hết dân tá điền nghèo từ Nam Ngãi Bình Phú vào lập nghiệp, theo lời họ chỉ ba năm sau họ trở thành địa chủ giàu có, hơn cả địa chủ ngoài xứ Miền Trung.

Sau thập niên 1980, tôi lặn lội qua nhiều khu dinh điền, Hồng Ngự Cao Lãnh, miền Cao Nguyên Pleiku, Phước Long, Bình Tuy, hầu hết nơi nào cũng trù phú, làng xóm kiến trúc theo khu bàn cờ, kể vài chuyện dinh điền Bình Tuy:

1976 CSVN, đánh tư bản ở thành phố, nông dân thôn quê cũng không lọt sổ, ở Võ Xu có bà bảy Thị, nhiều đời Bần Cố Nông, theo lời khuyến khích chính phủ VNCH, bà vào Võ Xu, quận Hoài Đức lập nghiệp từ năm 1960, 10 năm sau nhà bà có hơn 50 mẫu ruộng, trâu cả đàn 30 con, sau 75 gia sản bị tịch thu, lúa trong lẫm chính quyền đem người Thượng (2) tới vét sạch, khi người Thượng báo “hết rồi”, thì bà Thị đã treo cổ chết sau nhà! Số nạn nhân như bà Thị ở Bình Tuy không ít, song tự tử như bà không nhiều, tôi đã đến tận nhà bà, để tìm hiểu sự việc đúng như đã kể. Từ những xã Bắc Ruộng, (hay bắc sông La Ngà)Tà Bao, Nghị Đức…có đường lên núi Na Sơn, lên bản làng người Thượng, bản Na Sản, nơi đây còn sót lại bóng hình của con đường nhựa vụn vỡ do cây rừng, tre lồ ô xâm thực, chỗ lớn nhất thấy được bằng cái nia, người dân nói con đường này làm từ 1959 và chạy dài tới Ban Mê Thuột.

Một lần đến xã Nghị Đức, đi đường mệt quá và khát nước, tôi ghé đại một ngôi nhà xin nước uống (tôi vốn dĩ nông dân, nên biết họ cũng như mình mộc mạc, dễ làm quen và hiếu khách, hơn nữa vùng này phần đông Quảng Nam, dân cùng quê.) Sau khi làm một hơi mấy ly nước, đã khát và no bụng, tôi lân la hỏi chủ nhà. Ông chú gần bảy mươi, tên Kiến, người làng Thắng Đông, quận Quế Sơn, Quảng Nam, ông đi di dân năm 1961, ngoài nghề nông, ông còn nghề đóng cối xay lúa tuyệt xảo, sau 1975 chính quyền buộc ông cam kết không hành nghề, vì lúa gạo để đóng thuế, bán nghĩa vụ, muốn ăn bỏ lúa vào cối giã, cách này sẽ làm chậm tiêu thụ và tiết kiệm lúa hữu hiệu. Bất giác tôi nhìn từ cửa chính có lối thẳng tắp ra đường, đoạn giữa có cây điều lộn hột ngã ngang chắn lối, cây điều không chết còn nức tược lên đã cao ngang ngực người lớn, buộc người nhà phải đánh lối đi khác vòng vèo, xế mé trái ra đường lộ, tôi thắc mắc vì sao không cưa phứt nó đi, lấy củi chụm, lại phải mất công đánh đường vòng? Chú Kiến dắt tôi ra sân, chỉ về hướng sau nhà, cách đây vài trăm mét đường chim bay, gần sát chân núi một lần ông Ngô Đình Diệm đã đến đây, lúc ấy mới lập làng còn rừng rú hoang sơ, người dân không ngờ sự “hội ngộ” này và nhớ đời, ông đã nói với họ, đại khái: Tôi biết bà con người Miền Trung, đa phần nghèo khó, trong nầy (chỉ đám đông) có người từng theo Việt Minh, nhưng thôi chuyện qúa khứ đừng nhắc nữa, hiện tại đã có ruộng cày, hãy cố gắng canh tác làm ăn, mỗi vùng đất đưa dân tới chính phủ điều nghiên kỹ lưỡng, từ lưu lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, đến các loại cây trồng vv…Chính phủ có chuyên môn phụ trách, đồng bào yên trí làm ăn, đồng bào có khó khăn chi, trình với ông trung tá đây (tr/tá Nguyễn Thanh Bường) sẽ được giải quyết, tiếp theo ông Diệm chỉ xuống dưới chân một bao giống hột điều, phân phát mỗi người một hột làm giống. Cây điều ngã ngang đây là kỷ niệm cuộc gặp gỡ quý hóa đó, nên không nỡ chặt, ông Kiến giải thích.

Đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với chính sách Người Cày Có Ruộng (26/3). Chính phủ mua ruộng của địa chủ, phân phát cho tá điền nghèo.

Ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu, chưa hề nói “Vì Giai Cấp”. Nhưng rõ ràng ở Miền Nam hai ông Tổng Thống, trước bối cảnh chiến tranh loạn lạc, xô bồ đã từng làm như thế. Tiếc rằng người dân mình nhẹ dạ nghe theo lời xúi giục, hoặc của Đồng Minh, hoặc của Cộng Sản Bắc Việt, xách động từ đám hoạt đầu chính trị, tối ngày xuống đường tranh đấu, với biểu tình!

Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam, hở miệng là ra rả “chiến đấu cho quyền lợi Giai Cấp” chính quyền “vì dân, do dân” Nhưng coi dân như rác, đánh đập liên hồi, quay lưng lại với giai cấp, hùa phe tư bản bóc lột người nghèo, và ăn cướp đất đai, nhà cửa của dân khốn khó, chỉ riêng trường hợp nhà cửa đất đai, đã có hằng triệu oan khuất. Mới đây:


Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 – CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công. Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.




Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”..

Thật qúa khốn nạn, đến cùng đường của sự bi phẫn. Giá như bộ chính trị đảng CSVN có một chút liêm sỉ, vâng một chút thôi. Thì sự nhục nhã này thuộc về đảng, không thuộc hai tấm thân loã lồ này. Đã đang tâm ăn cướp làm gì biết liêm sỉ, nhưng xin hỏi ai kia từng xách động người dân xuống đường, thời VNCH nghĩ gì về chế độ hiện hành, trước thực tại của người dân thấp cổ bé miệng??? Những sự việc động trời thế này các người tranh đấu xưa kia đâu rồi? “Tịnh khẩu” hết sao? Mắt mù hết sao?

 Ông Bút

Theo Đàn Chim Việt

—————————————————
Ghi chú
1 Thượng uyển: Báo trong nước đóng ngoặc kép hai chữ này, có thể ý nghĩa khôi hài, một sự so sánh miễn cưỡng, nhưng kỳ thật vườn thượng uyển của vua chúa cũng không hơn được cha con bí thư tỉnh Hải Dương
2 Người Thượng: Trước đó chính quyền đem một số bốc vác của phòng Lương Thực, huyện Đức Linh tới vét lúa, nhưng anh em ngại qúa không làm, chính quyền phải đưa người Thượng đến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn