BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người Đức bất hạnh

24 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 1240)
Người Đức bất hạnh
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


Khi K. Marx mài mòn ghế ở thư viện Luân Đôn để cùng với F. Engels viết, hoàn thành công trình Tư bản luận (Das Kapital), ông ta đã tạc vào lịch sử văn hóa tư duy tư biện Đức một tượng đài khổng lồ, thể hiện trong sức lực và sự đam mê làm việc, đức độ nghiêm túc trong kỹ thuật trước tác, trong quyết tâm không sánh được của sự cố gắng chứng minh chủ nghĩa tư bản là xấu, là tội ác và nó sẽ tự đào mồ chôn mình khi đã phát triển đến hết ngưỡng, rằng qui luật lịch sử khách quan sẽ đưa nhân loại đến chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp bằng sự hóa giải có tính cách mạng tất cả những mâu thuẫn nảy sinh từ trong lòng và do chủ nghĩa tư bản. Niềm tin thành thật của những vị sáng lập chủ nghĩa Marx về một mô hình xã hội mới được phác họa trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, về sự chuyển hóa tự nhiên, tất yếu từ xã hội tư bản chủ nghĩa đến xã hội mới..., dù sao, vẫn là chuyện đáng kính trọng, như sự đáng kính trọng đối với Jesus, Thích Ca.

Khi tập trung cao độ trí tuệ để hiến dâng cho nhân loại tượng đài đó, K. Marx đã bỏ bê hẳn sự chăm sóc gia đình mình, quên mất người hầu gái Helene gắn bó suốt đời với những đứa con của Marx để trở thành góa bụa, bơ vơ sau khi ông bà Marx mất, đến nỗi Engels phải nhận về nuôi nấng hết tuổi già và lo chuyện hậu sự. Khi ấy, Marx cũng không hình dung được tác phẩm của mình sẽ trở thành học thuyết, thành tôn giáo với vô số môn đồ; và chính ông cũng đã kịp chối bỏ tư cách môn đồ của chính học thuyết của mình. Ông cũng không ngờ một trong những môn đồ “kiệt xuất” của mình, là Lenin, đã sử dụng học thuyết như một công cụ làm bạo lực cách mạng, bẻ cong sự tin tưởng thành tâm của Marx về sự chuyển hóa hòa bình, tự nhiên, tất yếu của lịch sử rằng quá trình đó chỉ xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cao nhất, đến ngưỡng về lượng của nó, để thay vào đó là việc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, đói khát, bất mãn, khủng hoảng chính trị ở khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản – nước Nga, tiến hành khởi nghĩa bạo loạn giành chính quyền và triển khai xây dựng chủ nghĩa cộng sản như một hành động tập thể có tổ chức, với vô số công cụ và biện pháp bạo lực, tàn ác nhằm chống lại chính nhân dân của mình.

Ông cũng không ngờ, rằng chính từ “thắng lợi” của cách mạng Tháng Mười 1917 ở nước Nga, đã sinh ra chủ nghĩa phát xít trên chính quê hương ông, vì Hitler, như đã thề trong Mein Kamf, sẽ tiêu diệt cả chủ nghĩa cộng sản Liên Xô lẫn hệ thống tư bản đế quốc để xây dựng nước Đức thành cường quốc của chủng tộc thượng đẳng, hùng cường về kinh tế và có một chế độ chính trị, kỹ thuật cai trị có sức khắc phục những khiếm khuyết, những yếu đuối của cả tư bản lẫn cộng sản. Cũng chính từ hậu quả dây chuyền đó, đã làm nảy sinh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đánh thẳng vào Liên Xô cộng sản và cả đất nước, dân tộc của ông, rồi cuộc chiến tranh lạnh không tránh khỏi vì học thuyết của ông đã tạo nên được sức mạnh vật chất và tinh thần giúp cho Liên Xô góp phần chiến thắng, đưa quân chiếm đóng nước ngoài, xâm lấn lãnh thổ của những nước bại trận và lân bang, đưa mô hình cộng sản, lợi ích Liên Xô cũng như sự sợ hãi, mối đe dọa cộng sản ra khắp thế giới.

Nhờ vào sức mạnh vật chất kèm theo khẩu súng đó, suốt gần 60 năm, học thuyết của ông trở thành món ăn tinh thần trong cơ cấu dinh dưỡng của những bữa tiệc chính trị ở khắp các châu lục, thông qua, như cách nói của Z. Brzezinski, những cái đầu thông minh nhất và những trái tim duy tâm nhất của thế kỷ.

Ông cũng không ngờ rằng, với tài nghệ chính trị của mình, Lenin, cùng với sự khống chế Quốc tế cộng sản, đã biến học thuyết của ông trở thành kim chỉ nam, trở thành thứ kỷ luật ràng buộc và sự cam kết tuân theo của những nước thuộc địa. Chính Liên Xô đã ủng hộ, giúp đỡ, chỉ đạo, quản lý các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của những quốc gia này với điều kiện tiên quyết, để nhận được vũ khí và sự ủng hộ ngoại giao, những quốc gia này phải có đảng cộng sản, phải thừa nhận Liên Xô là thủ lĩnh, phải đi theo chủ nghĩa xã hội và lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tiêu chí tư tưởng.

Như vậy là, chính chủ nghĩa tư bản, đã sinh ra chủ nghĩa thực dân, đế quốc tức là sinh ra những mâu thuẫn có tính cách mạng; cũng chính nó, đến thế kỷ XIX, đã phát triển về chính trị, văn hóa đủ tự do, dân chủ để nuôi dưỡng những nhà cách mạng, chính quốc cũng như thuộc địa, để tạo thành những học thuyết, lý thuyết, giấc mơ cách mạng trong đó có chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, để sản xuất đủ vũ khí vừa trang bị cho quân đội chính phủ, vừa cung cấp cho các lực lượng du kích cách mạng, kể cả trong lực lượng công nhân, các tổ chức vũ trang bí mật tại chính quốc. Chủ nghĩa Mác, vừa là quả, vừa là nhân trong tổng thể quá trình đó.

Ông cũng không ngờ, trong những quốc gia thuộc địa muốn giành độc lập, giải phóng dân tộc mình khỏi ách đô hộ của những người gần như đồng hương của ông, có nước Việt Nam xa xôi tận tít viễn đông này. Cơ sự bắt đầu cũng từ tính phản động nửa vời của chế độ chính trị của ông, khi vừa đưa quân đi xâm lược nước ngoài, cũng vừa cho phép ông hoạt động chính trị, tự do viết báo viết sách, cho phép người đồng hương chúng tôi được lên tàu thủy của các ông mà không cần hộ chiếu, visa gì cả, sau đó lại đến sống chính ở trái tim của chế độ phản động nửa vời ấy, cũng không cần sổ hộ khẩu, tạm trú. Nhờ vậy, người đồng hương chúng tôi mới phát khóc lên khi được đọc học thuyết của ông và đem về áp dụng ở quê nhà cùng với những khẩu súng. Cái cách di thực mầm giống cách mạng đó có thời, khi còn mạnh miệng, một vị giáo sư ở quê tôi gọi là chở bằng xe bò – đưa chủ nghĩa Mác - Lenin về Việt Nam bằng xe bò.

Dù sao, dân tôi, từ ấy, cùng với bánh mì rượu nhạt, đã có thêm được món ăn mới. Cái dạ dày vốn quen với triết lý siêu đẳng kiểu “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”, “Thớt có tanh tao ruồi đậu đến”, hoặc nền nghệ thuật tạo hình vĩ đại vẽ giun, nền ngoại giao vô địch bằng việc cho nghé trâu nhà khát sữa húc trâu ngoại phải chạy , giờ lại thêm “phạm trù”,”mâu thuẫn”, “cơ sở hạ tầng”, “kiến trúc thượng tầng”, “chuyên chính cô sản”, “đấu tranh giai cấp”... nữa thì thật là phong phú.

Thế rồi, thời cuộc đổi thay, đến cuối thế kỷ XX, rất nhiều nền văn hóa ẩm thực, trong đó có con cháu của ông, bắt đầu ngán món ăn truyền thống. Ông E. Honecker, M. Gorbachev, B. Yeltsin không thuyết phục khẩu vị của món ăn đó nữa; rồi cả thế giới tẩy chay, đi tìm món khác.

Tuy nhiên, dân quê tôi vốn chung thủy, dễ tính, nên vẫn khuyến khích nhau đánh chén, chứng tỏ dạ dày chúng tôi đặc biệt. Không hiểu được sự đặc biệt đó, không thể nào hiểu được rằng tại sao, ngay chính trên quê hương của Marx, người ta cũng bỏ phiếu lên án cả Marx và chủ nghĩa cộng sản do học thuyết Marx tạo ra, thì ở đất nước này vẫn xem đó là vĩ đại, là trí tuệ, là khoa học, mà chỉ có theo nó thì đất nước mới phát triển được. Tương tự, một học sinh chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, làm phép so sánh Việt Nam với vài nước lân cận, cũng sẽ tự hỏi và trả lời được, rằng sao nước họ không cần đảng lãnh đạo duy nhất, hoặc theo chế độ đa đảng, không cần chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lênin, vẫn phát triển nhanh và tốt thế. Bằng chứng là trong những ngày này ở nước tôi, số ứng viên đi học nước ngoài, phần lớn là các nước tư bản, theo ngân sách của chương trình 322 thuộc kế hoạch 2012, đang khóc lóc thảm thiết vì chương trình bị dừng, không được ra nước ngoài để trả ơn đảng, nhà nước, Bác Hồ, để thể hiện lòng yêu nước; họ giẫy nãy lên khi biết chỉ còn được đi Cuba thôi.

Bà A. Merkel chắc không trả lời được. Vì vậy, người Đức thật bất hạnh so với dân tộc tôi.

Trong khi đó, thủ lĩnh của chúng tôi, khi đến cái nước mà sinh viên không muốn đến học vừa kể trên, vẫn dõng dạc “đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”, “ Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Mới biết, dân tộc tôi thật diễm phúc.

Xích Tử

Theo Dân Luận

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn