BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tố Hữu: 16 năm từ “thơ hiền” tới thơ “khát máu”

17 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 1243)
Tố Hữu: 16 năm từ “thơ hiền” tới thơ “khát máu”
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
(Kính tặng gia đình anh Đoàn Văn Vươn nhân ngày Quốc tế lao động 1.5)

Hôm 20/04/2012, tôi đọc bài chuyên khảo của tác giả kí tên Người Sưu Tầm (NST): “Nghi án” về bài thơ khát máu của Tố Hữu’’ trên badamxoe của nhà văn Phạm Thành (…), bất giác liên tưởng tới một bài thơ rất’’Hiền’’ – phải nói rất ’’thương tâm’’ – tựa đề Người Về của chính nhà thơ Tố Hữu viết về người nông dân bị bọn cường hào ác bá địa phương, được chính quyền Thực dân – Phong kiến dung dưỡng cấu kết nhau cướp đất, cướp nhà của dân lành bằng cách: Bẫy, ép, vu vạ, dựng tội… bắt người chủ đất bỏ tù để thực hiện mục đích đen tối của chúng: Cướp đất!.

Bài Người Về (1) được Tố Hũu làm từ năm 1941, thể thất ngôn, 32 câu, 8 khổ, diễn tả khoảnh khắc ra khỏi nhà tù về với gia đình của đối tượng. Đến nay Người Về (NV) đã 71 năm tuổi (1941 – 2012).

Còn bài thơ – (theo NST cũng của Tố Hữu) – có những câu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt

…”
Người Về viết năm 1941, còn bài ’’Giết…giết’’ có thể ra đời trong Cải cách ruộng đất (khoảng 1955 – 1957). Hai bài thơ do một người viết, có khoảng cách thời gian gần 20 năm (1941 – 1957), mà khác xa nhau về chủ đề, tính nhân văn, lòng nhân ái và chất lượng nghệ thuật…

Khổ thơ thứ nhất của NV miêu tả lúc nhân vật – người nông dân – ’’cởi áo xanh’’ (áo tù) – trên đường về nhà mình:

Rồi một hôm nào cởi áo xanh
Hết xiềng, hết xích hết roi canh
Nghiêng vai trút nhẹ đơi giam cấm
Anh lại là anh của gia đình !

Ra khỏi cổng nhà tù, lòng anh trào dâng niềm xúc động với bao kỉ niệm thời thơ ấu, kỉ niệm của lúc chưa vương vào vòng lao tù, giờ trở ra, ấn tượng vẫn còn nguyên vẹn….trước hết là’’con đường quê’’, ngôi nhà tranh vách đất, rặng tre già thân thuộc:

Đây nẻo đuờng quen tự bé thơ
Tre thân ngoắt ngọn ý mong chờ
Bếp nhà ai khói lam lên đó
Có phải nhà anh tự thuở xưa?

Hình ảnh ngôi nhà lúc chiều, đi làm đồng về, vợ nấu cơm cho anh và các con ăn bữa tối. Khi xưa, mái nhà lợp bằng rạ. Đốt rạ, thổi lửa nấu cơm, khói bay lên len qua kẽ hở của rạ gianh lợp, bốc lên không trung, tạo ra làn khói mầu lam, bay nhè nhẹ lan tỏa trên nóc nhà gây cho anh niềm thương nhớ vợ và các con, kích thích tiếp dòng suy tư:

Có lẽ con anh lớn lắm rồi
Chúng đang đùa ngịch hét vang cươi (sân)
Anh về chắc chúng ngừng vui lại:
Bỡ ngỡ rồi la – Cha, cha ơi!

Nối tiếp theo là hình ảnh của người vợ thân yêu:

Và vợ anh đang thổi lửa chiều
Run mừng quẳng đũa, bỏ nồi niêu
Hai hàng tóc xõa xanh không búi
Ôm lấy anh mà khóc, giận, yêu…

Mải đắm chìm trong kí ức xa xưa và niềm mơ ước hiện tại, vui chân, anh đã đến trước ngõ – nơi cổng nhà, nhưng bây giờ anh giật mình vì không thấy cảnh xưa, anh ngợ ngác:

Nhưng ngõ nhà xưa đã tới đây
Cột sơn đã đuổi liếp tre gầy
Bảng mờ ai khắc tên lên đó
Anh thấy sao như kẻ lạc loài!

Tuy ngờ vực, anh vẫn muốn bươc vào tìm hiểu xem chuyện gì đã xẩy ra sau mấy năm bị oan khuất?

Chợt đàn chó ở trong lao ra, sủa vang:

Chân muốn vô, song lại ngập ngừng
Chó nhà đâu đã sủa người dưng
Anh nhìn len lén vườn cau mới
Và tấm bình phong đứng lạnh lùng

Tuy lũ chó không làm anh sợ, nhưng cũng làm anh phân tán suy tư…đột nhiên anh thốt lên lời – khăng định:

Không, chính xưa anh ở chốn này
Tre già còn đó, miếu còn đây
Lòng bâng khuâng mải, ôn ngày cũ
Chợt tiếng người đâu: Chú hỏi ai?

Quá khứ và hiện tại mờ…chồng… như đoạn phim quay chậm cứ dồn dập kéo đến, hiện ra…rồi tắt ngấm bằng câu hỏi phũ phàng, kéo anh trở lại thực tại đầy chua xót:

Anh hỏi nhà anh!
- Không phải đây !
Rồi thôi quay đóng cửa then gài
Để ngoài sương gió chiều mưa lạnh
Bên khóm tre già, khách đứng ngây!

Đúng – đây chính là nhà anh!

Những dấu ấn xung quanh – khóm tre già, ngôi miếu cổ, con đườn quê quen thuộc mà anh đã đi – vẫn đó, còn cổng vào và ngôi nhà đã không phải nhà của anh. Vậy ai chiếm mảnh đất, ngôi nhà? Vợ con anh chúng đã đuổi đi đâu? Anh đứng chết lặng, bật lên lời: Chao ơi! Chỉ vì tham mảnh đất do tổ tiên để lai, anh dùng sưc khai phá… bọn lòng lang dạ sói đã không từ thủ đoạn tàn ác nào nhằm chiếm đất, phá nhà, đẩy anh vào tù, đuổi vợ con anh lang thang phiêu bạt nơi nào? Trong đầu xuất hiện câu hỏi: Lẽ nào chỉ vì lợi – quyền – tiền, bọn chúng vu cho anh tội – ’’Bị bọn Cộng sản – xúi giục – làm phản’’ – để đưa anh vào tù rồi rảnh taychiềm đoạt ruộng vườn, tài sản của anh, trong khi trên thực tế, anh không hề làm điều gì sai trái… Vậy thì còn đường nào để đi, ngoài cách tự nguyện làm theo lời khuyên của nhà thơ Ma- rát:

Người ta lớn bởi người ta cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng người lên! (2)

Rồi câu thơ của nhà thơ Pháp – Pốt chiê (3) – lấy làm lời cho bài Quốc tế ca – lại vang lên làm lòng anh sôi sục:

’Vùng lên!
Hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…’’

20.4.2012

Lê Xuân Quang

Theo Đàn Chim Việt

—————————————-

(1) . Người Về – Tố Hữu viết năm 1941, in trong tập Từ Ấy cùng với hơn 2 chục bài mà điển hình : Dậy mà đi, Hai đứa bé, Đi đi em, Hãy đứng dậy v.v…

(2) – Ma rat ngươi xứ Ma rốc(1743 – 1793): Một trong những nhà lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp, tham gia ủy ban cứu quốc thời kì Công ươc quốc dân (Chú giải của Tố Hữu trong tập thơ Từ Ấy – nxb Văn học 2003).

(3) – Pôt chiê – nhà thơ công nhân thời công xã Paris . Một bài thơ vủa ông đươc lấy làm lời cho bài quốc tế ca của những người cộng sản Quốc tế …
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn