Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho sự trao đổi này. Sau đây, xin gửi tới bạn những suy nghĩ của chúng tôi về trao đổi của bạn trong lần vừa qua:
Như bạn nói “ ...tự do chỉ có một,..” và “ .. cơ chế dân chủ chỉ là sự thể chế hóa của một văn hóa tự do. Thiếu vắng cảm nhận tự do cá nhân theo cảm nhận “ phương Tây”, liệu nền dân chủ sẽ là kiểu dân chủ gì?” Như thế chúng ta cùng thống nhất với nhau: Dân chủ và Tự do chỉ có một và muốn cho Dân chủ được thực hiện đúng thì trước hết phải có Tự do đúng nghĩa ( như cảm nhận Tự do của phương Tây ) và sự Tự do đó phải được do chính người dân cảm nhận và đòi hỏi. Tôi hy vọng, sự diễn giải này đúng với ý của bạn. Vấn đề sẽ cụ thể hơn khi ta chuyển thành câu hỏi: Người dân Việt nam hiện nay đã cảm nhận được sự Tự do đúng nghĩa và trở thành một đòi hỏi chưa? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét 02 vấn đề chính của sự Tự do là:
Tự do về thân thể và Tự do ngôn luận.
I. Về Tự do thân thể
Chúng tôi lấy cái Tự do điển hình và bản năng nhất trong cái Tự do về thân thể là Tự do tình dục ( nhà văn tài danh Vũ Trọng Phụng đã có cách gọi thẳng thắn hơn là “Dâm”) để suy xét. Trên cơ sở coi sự Tự do trong xã hội phương Tây là tiêu chuẩn để qui chiếu, ta thử xem sự cảm nhận của người dân Việt nam đối với vấn đề Tụ do tình dục như thế nào:
Quay ngược trở lại Việt nam cách đây vài thế kỷ: tình dục luôn là một vấn đề cấm kỵ công khai và thậm chí thường bị coi là xấu. Tuy nhiên đó chỉ là vẻ bề ngoài, một sự cao đạo giả dối!. Vì đằng sau sự cấm kỵ đó là một sự phát triển, thừa nhận ngấm ngầm mãnh liệt, một sự phản đối hoàn toàn cấm kỵ tình dục.
Dẫn chứng:
· Những tác phẩm miêu tả tình dục, đề cao và đấu tranh cho sự tự do tình dục luôn được người dân ghi nhận, truyền tụng. Điển hình là các tác phẩm đầy tính đấu tranh cho tình dục tự do của Hồ Xuân Hương; tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến của dân gian; một số bài thơ và cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - người có thể đại diện cho tầng lớp lãnh đạo lúc đó, cũng chứng minh cho sự đề cao Tự do tình dục.
· Tình trạng đa thê của đàn ông ( vợ bé, tình nhân vụng trộm ), chửa hoang của phụ nữ ( xin lỗi dùng từ “hoang “ ) luôn xuất hiện. Mặc dù đối với phụ nữ luôn bị cái gọi là “ dư luận xã hội” lên án, tẩy chay, mặc dù trong cái gọi là “ dư luận xã hội” đó cũng có không ít người đã “phạm “ phải cái sự Tự do tình dục đó và hoặc chưa được “ phạm phải”
Vào những thập niên 30, 40 của thế kỷ 20: cơn gió mạnh mẽ từ phương Tây thông qua các trí thức Tây học của Việt nam đã thổi bùng lên ngọn lửa Tự do tình dục đã âm ỉ cháy bấy lâu nay, mặc dù vẫn có những giọt nước yếu ớt phản kháng lạiõ. Sự cách tân về giao tiếp, trang phục, tư duy đều đã bị nhuốm nhiều màu sắc của Tự do tình dục ( không còn “nam nữ thụ thụ bất thân “, không còn “ môn đăng hậu đối “, phong trào nhảy đầm, pic-nic, trang phục theo xu hướng phô trương vẻ đẹp của cơ thể,...)
Và tới những năm cuối của thế kỷ 20: khi Việt nam thực hiện chính sách mở cửa, thì khả năng cảm nhận và thực hiện sự Tự do tình dục, có lẽ, không ai dám nói là kém phương Tây! Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực, chính thức và phi chính thức:
· Các tác phẩm văn học trong đó có những phản ánh về Tự do tình dục xuất hiện một cách ồ ạt để đáp lại sự đón nhận nhiệt tình và cổ vũ của công chúng hoặc có thể nói ngược lại. ( Bên kia bờ ảo vọng của DTH, Phố của CL,....)
· Điện ảnh và Sân khấu cũng thể hiện sự nhiệt tình qua các tác phẩm riêng của nó và đôi khi còn thái quá trở nên phi cả nghệ thuật.
· Hầu như các khu vui chơi giải trí luôn liên quan và phục vụ cho Tự do tình dục: từ quán nước ngoại ô, quán cà phê đèn mờ, Karaoke, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, mạng Internet, ...
· Hiện tượng “ cặp bồ “ ( quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ) diễn ra ở mọi tầng lớp, địa vị trong xã hội và trở thành hiện tượng không còn bất thường nữa!
· Tự do tình dục còn thể hiện cả trong sự cách tân chiếc áo dài truyền thống e lệ! ( đường xẻ eo bị kéo dài lên trên, ...)
· Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ đang có xu hướng tăng cao.
Vậy, với vài nét sơ lược nhưng thực tế kể trên chúng ta có thể nói rằng: sự cảm nhận Tự do tình dục hay Tự do thân thể của người dân Việt nam không khác biệt đối với cảm nhận như người phương Tây, chỉ có điều nó có được tạo điều kiện phát triển hay không. ( Xin lưu ý: ở đây chúng tôi không đề cập tới những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của sự Tự do tình dục đối với xã hội hay cá nhân, cũng như không bàn đến các giải pháp)
II. Tự do ngôn luận
Theo chúng tôi hiểu thì Tự do ngôn luận là sự Tự do phát biểu, trao đổi những điều mình suy nghĩ một cách công khai cho nhiều người khác cùng biết.
Vậy cảm nhận của người dân Việt nam về vấn đề này như thế nào?
Một thực tế không thể phủ nhận là các phát biểu thực sự của người dân Việt nam thường bị biến tướng dưới các văn bản, hoặc câu chuyện, câu thơ vô danh tức là trách nhiệm không thuộc ai cả hoặc được phát biểu gián tiếp dưới hình thức văn học, sân khấu. Nếu có ai đó dũng cảm phát biểu thì ít được sự ủng hộ công khai của người khác mặc dù những người đó nhận thức được sự phát biểu đó là đúng, hoặc nếu được người khác ủng hộ thì sự ủng hộ đó cũng không triệt để do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan tác động. Và bản thân những người dám phát biểu đó cũng thường có một tâm lý rút lui “ cao đạo “ là “ treo ấn, từ quan “ nếu phát biểu không được chấp nhận. Và xã hội cũng dừng ở mức cổ vũ, ca ngợi hành động “ treo ấn, từ quan “ đó. Và một điều cũng thường nhận thấy là số người dám lên tiếng khi vẫn còn đang sung sức là chưa nhiều. Những nhận xét này có thể hoàn toàn đúng nếu ta xem lại lịch sử Việt nam thời phong kiến và thậm chí cả những năm gần đây.
Nếu là người Việt ai mà chẳng nhớ một ví dụ để chứng minh những nhận xét trên. Nhưng có một điều cũng hiển nhiên la,ø dù vô danh hay hữu danh, những phát biểu đó rất thời sự:
“ Trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mý,
Đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ !”
“ Chính sách đổ đá vào lưng “
“ Quan to đi xe nhỏ, quan nhỏ đi xe to “
“ Tiến lên không biết đi đâu,
Đi đâu không biết, hàng đầu ta cứ đi !“ ( xem lại thơ Bút Tre )
*Một số tác phẩm của DTH, MVK, TKT,...Một số kịch bản mãnh liệt của LQV,..
Nhận xét trên không nhằm mục đích chỉ trích một cá nhân nào mà chỉ mong chúng ta nhìn nhận thấy điểm yếu của truyền thống Dân tộc trong đòi hỏi phát triển ngày nay.
Dĩ nhiên, đó chỉ là sự thể hiện, trong trao đổi ngắn ngủi này chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến truyền thống đó, nhưng cũng mạnh dạn đưa ra 03điểm sau đây, theo chúng tôi là nguyên nhân chính cho truyền thống thực hiện sự Tự do ngôn luận còn yếu của dân tộc Việt nam:
1. Ảnh hưởng nặng nề và lâu dài của văn hóa Khổng giáo ( “ Trung quân”, “ Bề tôi”, “chính danh” ), tư duy rập khuôn, không chấp nhận cái khác với cái gọi là chính thống.
2. Chính sách khắc nghiệt và độc đoán của hệ thống cầm quyền.
3. Chưa có tấm gương hay sự thức tỉnh nhận thức cho sự thành công của Tự do ngôn luận.
Vậy hiện nay truyền thống yếu ớt đó đã được cải thiện chưa? chắc chắn là đang được cải thiện, dù chưa mạnh mẽ, với những tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông, nhưng theo chúng tôi, tiến bộ của thông tin cũng không thể thay thế được sự Tự do ngôn luận theo hình thức cổ điển với lý do đại đa số dân chúng khó hoặc không tiếp cận được với các thiết bị thông tin hiện đại, và biện pháp cổ điển vẫn có những tác động đặc biệt riêng của nó. Như thế chúng ta có thể khẳng định là người dân Việt nam hoàn toàn cảm nhận được sự cần thiết và tính bức xúc của Tự do ngôn luận. nhưng truyền thống thực hiện sự Tự do ngôn luận không được thể hiện một cách chính thống và tính công khai, trực tiếp, tính mục đích còn yếu.
Với hai điểm phân tích nói trên về sự Tự do Thân thể và Tự do ngôn luận, chúng tôi nghĩ rằng về cơ bản sự cảm nhận sự Tự do của người dân Việt nam không khác biệt với sự cảm nhận của người dân ‘ phương Tây” và điều đó luôn là sự đòi hỏi cần thiết của người dân. Và hệ quả của nhận xét này là chúng ta có thể hoàn toàn tự tin phát triển được một thể chế Dân chủ đúng nghĩa với dân chúng Việt nam hiện nay; hay nói cách khác:
Trình độ dân trí của người dân Việt nam hiện nay hoàn toàn có thể tiếp thu và phát triển một thể chế Dân chủ đích thực. Nếu có điều gì e ngại, thì đó chỉ là sự e ngại có hơi muộn hay không!
Bạn nói rằng “ chúng ta không thể chấp nhận được thực tế, nhưng chúng ta cũng không có quyền chối bỏ nó, lại càng không có quyền phủ nhận nó.” Đúng, chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng chúng tôi cũng xin bổ xung: Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có quyền thay đổi nó!
Chúng tôi hy vọng, cái mà bạn và chúng tôi đang trao đổi với nhau chính là chúng ta đang bàn đến cách tiếp cận cho Dân chủ tại Việt nam.
Điểm sau cùng trong trao đổi này chúng tôi muốn bạn và chúng tôi cùng đồng ý là: mặc dù chúng ta đều là những người “ quan tâm đến vấn đề văn hóa - chính trị trong giới hạn thời gian cho phép “, điều đó cũng không làm cho chúng ta ngần ngại tiếp cận và đi sâu hơn, nếu chúng ta thấy công việc mà chúng ta làm là có ý nghĩa.
Trân trọng cảm ơn bạn rất nhiều, Tạm biệt và mong nhận được ý kiến,
Phạm Hồng Sơn
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho sự trao đổi này. Sau đây, xin gửi tới bạn những suy nghĩ của chúng tôi về trao đổi của bạn trong lần vừa qua:
Như bạn nói “ ...tự do chỉ có một,..” và “ .. cơ chế dân chủ chỉ là sự thể chế hóa của một văn hóa tự do. Thiếu vắng cảm nhận tự do cá nhân theo cảm nhận “ phương Tây”, liệu nền dân chủ sẽ là kiểu dân chủ gì?” Như thế chúng ta cùng thống nhất với nhau: Dân chủ và Tự do chỉ có một và muốn cho Dân chủ được thực hiện đúng thì trước hết phải có Tự do đúng nghĩa ( như cảm nhận Tự do của phương Tây ) và sự Tự do đó phải được do chính người dân cảm nhận và đòi hỏi. Tôi hy vọng, sự diễn giải này đúng với ý của bạn. Vấn đề sẽ cụ thể hơn khi ta chuyển thành câu hỏi: Người dân Việt nam hiện nay đã cảm nhận được sự Tự do đúng nghĩa và trở thành một đòi hỏi chưa? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét 02 vấn đề chính của sự Tự do là:
Tự do về thân thể và Tự do ngôn luận.
I. Về Tự do thân thể
Chúng tôi lấy cái Tự do điển hình và bản năng nhất trong cái Tự do về thân thể là Tự do tình dục ( nhà văn tài danh Vũ Trọng Phụng đã có cách gọi thẳng thắn hơn là “Dâm”) để suy xét. Trên cơ sở coi sự Tự do trong xã hội phương Tây là tiêu chuẩn để qui chiếu, ta thử xem sự cảm nhận của người dân Việt nam đối với vấn đề Tụ do tình dục như thế nào:
Quay ngược trở lại Việt nam cách đây vài thế kỷ: tình dục luôn là một vấn đề cấm kỵ công khai và thậm chí thường bị coi là xấu. Tuy nhiên đó chỉ là vẻ bề ngoài, một sự cao đạo giả dối!. Vì đằng sau sự cấm kỵ đó là một sự phát triển, thừa nhận ngấm ngầm mãnh liệt, một sự phản đối hoàn toàn cấm kỵ tình dục.
Dẫn chứng:
· Những tác phẩm miêu tả tình dục, đề cao và đấu tranh cho sự tự do tình dục luôn được người dân ghi nhận, truyền tụng. Điển hình là các tác phẩm đầy tính đấu tranh cho tình dục tự do của Hồ Xuân Hương; tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến của dân gian; một số bài thơ và cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - người có thể đại diện cho tầng lớp lãnh đạo lúc đó, cũng chứng minh cho sự đề cao Tự do tình dục.
· Tình trạng đa thê của đàn ông ( vợ bé, tình nhân vụng trộm ), chửa hoang của phụ nữ ( xin lỗi dùng từ “hoang “ ) luôn xuất hiện. Mặc dù đối với phụ nữ luôn bị cái gọi là “ dư luận xã hội” lên án, tẩy chay, mặc dù trong cái gọi là “ dư luận xã hội” đó cũng có không ít người đã “phạm “ phải cái sự Tự do tình dục đó và hoặc chưa được “ phạm phải”
Vào những thập niên 30, 40 của thế kỷ 20: cơn gió mạnh mẽ từ phương Tây thông qua các trí thức Tây học của Việt nam đã thổi bùng lên ngọn lửa Tự do tình dục đã âm ỉ cháy bấy lâu nay, mặc dù vẫn có những giọt nước yếu ớt phản kháng lạiõ. Sự cách tân về giao tiếp, trang phục, tư duy đều đã bị nhuốm nhiều màu sắc của Tự do tình dục ( không còn “nam nữ thụ thụ bất thân “, không còn “ môn đăng hậu đối “, phong trào nhảy đầm, pic-nic, trang phục theo xu hướng phô trương vẻ đẹp của cơ thể,...)
Và tới những năm cuối của thế kỷ 20: khi Việt nam thực hiện chính sách mở cửa, thì khả năng cảm nhận và thực hiện sự Tự do tình dục, có lẽ, không ai dám nói là kém phương Tây! Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực, chính thức và phi chính thức:
· Các tác phẩm văn học trong đó có những phản ánh về Tự do tình dục xuất hiện một cách ồ ạt để đáp lại sự đón nhận nhiệt tình và cổ vũ của công chúng hoặc có thể nói ngược lại. ( Bên kia bờ ảo vọng của DTH, Phố của CL,....)
· Điện ảnh và Sân khấu cũng thể hiện sự nhiệt tình qua các tác phẩm riêng của nó và đôi khi còn thái quá trở nên phi cả nghệ thuật.
· Hầu như các khu vui chơi giải trí luôn liên quan và phục vụ cho Tự do tình dục: từ quán nước ngoại ô, quán cà phê đèn mờ, Karaoke, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, mạng Internet, ...
· Hiện tượng “ cặp bồ “ ( quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ) diễn ra ở mọi tầng lớp, địa vị trong xã hội và trở thành hiện tượng không còn bất thường nữa!
· Tự do tình dục còn thể hiện cả trong sự cách tân chiếc áo dài truyền thống e lệ! ( đường xẻ eo bị kéo dài lên trên, ...)
· Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ đang có xu hướng tăng cao.
Vậy, với vài nét sơ lược nhưng thực tế kể trên chúng ta có thể nói rằng: sự cảm nhận Tự do tình dục hay Tự do thân thể của người dân Việt nam không khác biệt đối với cảm nhận như người phương Tây, chỉ có điều nó có được tạo điều kiện phát triển hay không. ( Xin lưu ý: ở đây chúng tôi không đề cập tới những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của sự Tự do tình dục đối với xã hội hay cá nhân, cũng như không bàn đến các giải pháp)
II. Tự do ngôn luận
Theo chúng tôi hiểu thì Tự do ngôn luận là sự Tự do phát biểu, trao đổi những điều mình suy nghĩ một cách công khai cho nhiều người khác cùng biết.
Vậy cảm nhận của người dân Việt nam về vấn đề này như thế nào?
Một thực tế không thể phủ nhận là các phát biểu thực sự của người dân Việt nam thường bị biến tướng dưới các văn bản, hoặc câu chuyện, câu thơ vô danh tức là trách nhiệm không thuộc ai cả hoặc được phát biểu gián tiếp dưới hình thức văn học, sân khấu. Nếu có ai đó dũng cảm phát biểu thì ít được sự ủng hộ công khai của người khác mặc dù những người đó nhận thức được sự phát biểu đó là đúng, hoặc nếu được người khác ủng hộ thì sự ủng hộ đó cũng không triệt để do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan tác động. Và bản thân những người dám phát biểu đó cũng thường có một tâm lý rút lui “ cao đạo “ là “ treo ấn, từ quan “ nếu phát biểu không được chấp nhận. Và xã hội cũng dừng ở mức cổ vũ, ca ngợi hành động “ treo ấn, từ quan “ đó. Và một điều cũng thường nhận thấy là số người dám lên tiếng khi vẫn còn đang sung sức là chưa nhiều. Những nhận xét này có thể hoàn toàn đúng nếu ta xem lại lịch sử Việt nam thời phong kiến và thậm chí cả những năm gần đây.
Nếu là người Việt ai mà chẳng nhớ một ví dụ để chứng minh những nhận xét trên. Nhưng có một điều cũng hiển nhiên la,ø dù vô danh hay hữu danh, những phát biểu đó rất thời sự:
“ Trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mý,
Đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ !”
“ Chính sách đổ đá vào lưng “
“ Quan to đi xe nhỏ, quan nhỏ đi xe to “
“ Tiến lên không biết đi đâu,
Đi đâu không biết, hàng đầu ta cứ đi !“ ( xem lại thơ Bút Tre )
*Một số tác phẩm của DTH, MVK, TKT,...Một số kịch bản mãnh liệt của LQV,..
Nhận xét trên không nhằm mục đích chỉ trích một cá nhân nào mà chỉ mong chúng ta nhìn nhận thấy điểm yếu của truyền thống Dân tộc trong đòi hỏi phát triển ngày nay.
Dĩ nhiên, đó chỉ là sự thể hiện, trong trao đổi ngắn ngủi này chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến truyền thống đó, nhưng cũng mạnh dạn đưa ra 03điểm sau đây, theo chúng tôi là nguyên nhân chính cho truyền thống thực hiện sự Tự do ngôn luận còn yếu của dân tộc Việt nam:
1. Ảnh hưởng nặng nề và lâu dài của văn hóa Khổng giáo ( “ Trung quân”, “ Bề tôi”, “chính danh” ), tư duy rập khuôn, không chấp nhận cái khác với cái gọi là chính thống.
2. Chính sách khắc nghiệt và độc đoán của hệ thống cầm quyền.
3. Chưa có tấm gương hay sự thức tỉnh nhận thức cho sự thành công của Tự do ngôn luận.
Vậy hiện nay truyền thống yếu ớt đó đã được cải thiện chưa? chắc chắn là đang được cải thiện, dù chưa mạnh mẽ, với những tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông, nhưng theo chúng tôi, tiến bộ của thông tin cũng không thể thay thế được sự Tự do ngôn luận theo hình thức cổ điển với lý do đại đa số dân chúng khó hoặc không tiếp cận được với các thiết bị thông tin hiện đại, và biện pháp cổ điển vẫn có những tác động đặc biệt riêng của nó. Như thế chúng ta có thể khẳng định là người dân Việt nam hoàn toàn cảm nhận được sự cần thiết và tính bức xúc của Tự do ngôn luận. nhưng truyền thống thực hiện sự Tự do ngôn luận không được thể hiện một cách chính thống và tính công khai, trực tiếp, tính mục đích còn yếu.
Với hai điểm phân tích nói trên về sự Tự do Thân thể và Tự do ngôn luận, chúng tôi nghĩ rằng về cơ bản sự cảm nhận sự Tự do của người dân Việt nam không khác biệt với sự cảm nhận của người dân ‘ phương Tây” và điều đó luôn là sự đòi hỏi cần thiết của người dân. Và hệ quả của nhận xét này là chúng ta có thể hoàn toàn tự tin phát triển được một thể chế Dân chủ đúng nghĩa với dân chúng Việt nam hiện nay; hay nói cách khác:
Trình độ dân trí của người dân Việt nam hiện nay hoàn toàn có thể tiếp thu và phát triển một thể chế Dân chủ đích thực. Nếu có điều gì e ngại, thì đó chỉ là sự e ngại có hơi muộn hay không!
Bạn nói rằng “ chúng ta không thể chấp nhận được thực tế, nhưng chúng ta cũng không có quyền chối bỏ nó, lại càng không có quyền phủ nhận nó.” Đúng, chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng chúng tôi cũng xin bổ xung: Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có quyền thay đổi nó!
Chúng tôi hy vọng, cái mà bạn và chúng tôi đang trao đổi với nhau chính là chúng ta đang bàn đến cách tiếp cận cho Dân chủ tại Việt nam.
Điểm sau cùng trong trao đổi này chúng tôi muốn bạn và chúng tôi cùng đồng ý là: mặc dù chúng ta đều là những người “ quan tâm đến vấn đề văn hóa - chính trị trong giới hạn thời gian cho phép “, điều đó cũng không làm cho chúng ta ngần ngại tiếp cận và đi sâu hơn, nếu chúng ta thấy công việc mà chúng ta làm là có ý nghĩa.
Trân trọng cảm ơn bạn rất nhiều, Tạm biệt và mong nhận được ý kiến,
Phạm Hồng Sơn
Gửi ý kiến của bạn