BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đừng cố níu giữ những gì đã mất

08 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 948)
Đừng cố níu giữ những gì đã mất
51Vote
40Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.33
Trao đổi với nhà văn Nguyễn Trí Huân quanh nguy cơ biến mất của báo chí văn nghệ).

 Điều duy nhất tôi chia sẻ được với nhà văn Nguyễn Trí Huân ở điểm dám thừa nhận sự “biến mất” của báo chí văn nghệ. Điều này thể hiện cái khí khái của ông hơn hẳn khối ông Tổng khác, báo chết đến nơi rồi mà vẫn nhơn nhơn ngửa đầu cao ngạo. Là Tổng Biên tập tờ Văn nghệ, hơn ai hết, ông phải là người biết rõ tờ báo của mình in ra không biết bán cho ai, không ai thèm mua thèm đọc.

 Nhưng sự “biến mất” không phải là nguy cơ. Nguy cơ chính ở sự níu giữ những thứ không cần giữ. Cái gì đáng mất thì cho nó mất đi, không nên cố giữ làm gì.

 Tôi cũng đã đôi lần đặt ra một giả thuyết như ông Huân: “Nếu như tất cả các báo chí văn nghệ, vì một lý do nào đó đột ngột phải đình bản, “biến mất” khỏi thị trường báo chí thì đời sống tinh thần, sự tiếp nhận văn hóa, văn nghệ của xã hội sẽ ra sao”? Chắc chắn sẽ chả có biến động hay ảnh hưởng lớn lao gì đến sự nghiệp và đời sống văn học. Có chăng thì sự “biến mất” ấy lại là một tác động thay chuyển đáng mừng- mừng chứ không phải lo! Từ lâu tôi đã viết câu này: Báo chí dường như cũng tựa mô hình hợp tác xã (HTX) trong nông nghiệp. Và weblog cá nhân là sự cởi thoát khỏi mô hình hợp tác tư tưởng ấy.

 Báo chí văn nghệ càng phải vậy. Nhà văn luôn là lớp người nhạy cảm, và sự cởi thoát tư tưởng ấy với họ càng nhanh hơn. Nhiều, rất nhiều người đã chuyển sang chọn cách công bố và quảng bá tác phẩm của họ trên blog và website cá nhân. Nhiều, rất nhiều cách mà không cần đến báo Văn nghệ.

 Vì thế, ông Huân mượn câu “chỉ cần nhìn vào đời sống văn học, nghệ thuật của một quốc gia, có thể đo được sức khỏe tinh thần của quốc gia đó” để báo động về “lỗ thủng lớn” nếu báo Văn nghệ “biến mất” là một cách nhìn rất… cũ! Đời sống văn học nghệ thuật của một quốc gia không phải là những gì đăng tải trên tờ báo Văn nghệ của ông và vài dăm tờ báo văn nghệ linh tinh khác in ra không biết bán cho ai. Cái thời được in một bài trên báo Văn nghệ đem khoe cả họ đã qua mấy chục năm rồi. Giờ người viết có rất nhiều cách để công bố và quảng bá tác phẩm của họ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đời sống văn học vì thế, từ mấy chục năm rồi đang diễn ra ở chỗ khác, chứ không phải trên tờ báo Văn nghệ.

 Trước tình thế bước ngoặt này, nếu không thay đổi được thì báo Văn nghệ nên tự biến mất đi, chứ chẳng nên níu giữ làm gì.

 Mà nếu có cố giữ, thì những giải pháp của ông Huân đưa ra lại càng giết chết tờ báo Văn nghệ và làm nó biến mất nhanh hơn. Hai việc, được ông Huân coi là giải pháp “cần làm ngay” gồm: “Đổi mới phương thức phản ánh, tuyên truyền cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Tham gia tích cực hơn nữa vào lĩnh vực chống quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật, chống những tư tưởng thù địch từ bên ngoài”.

 Mô phật! Tôi không tin ông Huân là nhà văn. Hay ông đang muốn biến tờ Văn nghệ thành tạp chí Xây dựng đảng hoặc báo Nhân dân? Cái tư tưởng văn học đến hôm nay vẫn chỉ nhìn thấy “thù địch” thì tôi tin sẽ chẳng bao giờ viết nên tác phẩm nào ra hồn.

 Còn cái gọi là “giải pháp của mọi giải pháp” của ông Huân hóa ra lại là: tiền! Ông kêu gọi nhà nước phải rót tiền cho báo ông như thời bao cấp: “báo chí Văn nghệ cũng cần được hưởng quy chế, chính sách mang tính đặc thù: được sự hỗ trợ của nhà nước về tài chính, được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, về chế độ nhuận bút. Không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, báo chí văn nghệ không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đây là giải pháp của mọi giải pháp”.

 Đọc xong tôi không nín cười được. Thì ra vẫn còn không ít những người viết văn làm báo theo lối tư duy chưa được… giải phóng!

 Một khi tờ báo vẫn phải trông chờ vào bầu sữa ngân sách thì chẳng khác gì báo Nhân dân, in ra vứt không ma nào đọc.

 Tư tưởng ấy, tư duy ấy mà làm báo Văn nghệ, đòi cải tổ báo Văn nghệ thì chỉ có phá nát thêm tờ báo, làm nó chóng chết hơn mà thôi.

 Thế thì cố níu giữ làm gì, trong khi tự thân nó lại đang dần biến mất trong đời sống văn học.

Trương Duy Nhất

08-05-2012

Theo Blog Tương Duy Nhất
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn