BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lê Duẫn: Hung thần Việt Nam

29 Tháng Bảy 198712:00 SA(Xem: 1950)
Lê Duẫn: Hung thần Việt Nam
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
31
 

Kỷ niệm ngày từ trần của Lê Duẩn, cố Tổng bí thư đảng cộng sản đã được tổ chức đơn sơ tại Tỉnh ủy Quảng Trị, quê hương của một trong những hung thần Việt Nam.

Nhân dịp này, VietnamNet đã đi một loạt bài nhằm vinh danh công trạng, đồng thời vận động cho việc thành lập Viện bảo tàng Lê Duẩn. Từ trước đến nay, chỉ mới có các viện bảo tàng Hồ Chí Minh trên khắp mọi miền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, chuyện lập viện bảo tàng đối với Nhà nước không hẳn khó khăn về tài chính cũng như tổ chức và tài liệu. Nhưng, hoạt động của Lê Duẩn có lợi hay hại đối với dân tộc cần được soi rọi và đối chiếu với thực tế thay vì qua lăng kính tuyên truyền một chiều.

Lê Duẩn sinh 07-04-1907 và mất vào 10-04-1986 đã gắn liền với một giai đoạn lịch sử dân tộc Việt Nam vốn nhiều oan khuất và thương đau về độc lập dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lê Duẩn là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 hoạt động ở Bắc và Trung kỳ, được Hồ Chí Minh cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1946 đến 1957 trong vai trò Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.

Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Lê Duẩn đã không tập kết ra Bắc năm 1954 theo qui định của Hiệp ước Geneve. Buổi trưa Lê Duẩn lên tàu của Khối xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm vận chuyển cán binh ra Bắc vĩ tuyến 17, trước sự chứng kiến của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến, nhưng vào lúc nữa đêm đã lẻn trốn lên bờ cùng một cận vệ để tiếp tục điều khiển công cuộc đánh phá tại vùng đất phía Nam vĩ tuyến 17.

Năm 1957, Hồ Chí Minh đột ngột triệu hồi Lê Duẩn về Bắc để sung vào Ban Bí thư và tại Đại hội lần thứ III năm 1960 được cử giữ chức Bí thư thứ nhất.

Quyết định của Hồ Chí Minh xuất phát từ 2 nguyên nhân liên quan đến vụ Cải cách ruộng đất và vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam trong Đệ tam Quốc tế.

Bí thư Trường Chinh cùng Nguyễn Văn Lương, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo chiến dịch Cải cách ruộng đất (1955-1956) theo mẫu mực Trung Quốc. Cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản ghi nhận khoảng 172,000 bị giết trong số 500,000 nạn nhân của Cải cách ruộng đất.

Hồ Chí Minh phái Võ Nguyên Giáp nhân danh chính phủ xin lỗi dân chúng. Nhưng, không cá nhân nào trong Ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất bị qui trách. Trường Chinh đi làm Chủ tịch Quốc hội; Lê Văn Lương làm Bí thư thành ủy Hà Nội, Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc.

Vì thế, Hồ Chí Minh phải tìm người thay thế Trường Chinh mà không dính líu đến đợt Cải cách ruộng đất tại miền Bắc cũng như ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trường Chinh viết Trường Kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi và Võ Nguyên Giáp viết cuốn Chiến tranh Nhân dân đều mô phỏng từ các tác phẩm của Mao Trạch Đông. Võ Nguyên Giáp tuy viết về Chiến tranh nhân dân, nhưng có xu hướng thiên về chiến thuật biển người mà Bắc Kinh đã áp dụng tại bán đảo Triều Tiên nên không thích hợp cho vai trò lãnh đạo như Nghị quyết Đại hội III năm 1960 "xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và giải phóng miền Nam".

Vốn được đào tạo và huấn luyện từ Đệ tam Quốc tế nên Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng nhiệm vụ chiến lược của Tổ chức này. Sự tranh giành quyền lực giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa ngày càng gay gắt nên QT3 muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh xuống vùng Đông Nam Á. Do đó, Hồ Chí Minh phải chọn Lê Duẩn, một người học trò có trình độ học vấn thấp nhất nên dễ biến thành cuồng tín, để cùng nhau thực thi vai trò xung kích cho Đệ tam Quốc tế. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cũng không muốn huyền thoại Võ Nguyên Giáp trong chiến thắng Điện Biên Phủ làm lu mờ quyền lực nên dùng tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thực hiện cuộc thanh trừng cung đình.

Việc giao cho Lê Duẩn chức Bí thư thứ nhất khiến cho phe Võ Nguyên Giáp, vốn hy vọng nắm được chức Bí thư sau đợt Cải cách ruộng đất, hục hặc mãi cho tới bây giờ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 và lần thứ V năm 1982, Lê Duẩn được bầu chức Tổng Bí thư.

Hồ Chí Minh cũng như Lê Duẩn vẫn thi hành triệt để nhiệm vụ chiến lược của Đệ tam Quốc tế nên lấy mục tiêu đối đầu với Tây Phương làm chính, không thỏa hiệp, không tương nhượng trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhãn quan thiễn cận của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn đã khiến cho Việt Nam bị kẹt trong cuộc tranh chấp giữa hai khối thế lực lớn nhất thế giới trong thời Chiến tranh lạnh: Cộng Sản và Tự Do.

Trong khi đó, có hoàn cảnh chia cắt như Việt Nam mà nước Đức và Triều Tiên đã tránh được biển máu, biển lữa chiến tranh và lòng hận thù chất ngất. Hai nước Đức phân ly đã thống nhất trong hòa bình vào năm 1990. Hai nước Triều tiên chia cách đang thương thảo hòa bình mà phần phía Nam công nghiệp hóa đang lo cứu vớt nạn đói ở miền Bắc.

Lòng cuồng tín của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn chẳng những kéo dài cuộc chiến tranh không cần thiết mà còn đưa dân tộc lùi dần về thời kỳ bán khai.

Nhiều quốc gia Á, Phi nhờ biết thỏa hiệp với thực dân cai trị đã giành được độc lập nhanh chóng và không tốn xương máu. Các dân tộc đó đã có toàn quyền quyết định vận mệnh, không bị lệ thuộc trong hoàn cảnh liên lập. Ngược lại, Việt Nam bị đóng khung trong hệ tư tưởng Marx-Lenin và những mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực.

Lê Duẩn tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc theo kiểu mẫu Liên Xô và được viện trợ khoảng 2 tỉ mỹ kim/năm, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã kéo dân tộc lùi dần về thời đại ăn lông ở lỗ. Đến khi Liên Xô chấm dứt viện trợ và chiến lợi phẩm thu được khi cưởng chiếm miền Nam đã cạn kiệt thì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến bờ vực đói rét vào năm 1985.

N. D. Việt, một cán bộ sống trong thời "ơn mưa mốc của đồng chí Lê Duẩn" viết trên Đàn Chim Việt 07-04-06 "Tất cả ruộng vườn, cuộc sống tâm hồn, suy nghĩ, tài sản, thân xác... là của đảng ... Cơ quan nhà nước được làm mọi thứ nhưng không bao giờ sai ... Năm 1986, khi đồng chí đã 79 tuổi thì con út của đồng chí mới 4 tuổi lại chính là cháu ngoại của Hồ Viết Thắng, bạn chiến đấu (Lê Duẩn có 4 vợ, nhưng rất nghiêm khắc khi nam giới léng phéng với phụ nữ) ... Một đất nước chìm vào nghèo đói, lũng đoạn và không lối thoát. Một miền nam 'phồn vinh giả tạo' tuy giầu có nhưng bị đảng đánh tan tành. Đưa miền Nam, Sài Gòn kịp tiến theo miền bắc XHCN xơ xác và tiều tụy ... Cái đói khát, rách rưới biến con người trở nên ti tiện, hèn nhát và nhục nhã. Nhiều gia đình hăng hái làm cơ sở cho Công an bắt rượu lậu, bắt những người làm bánh đa, bánh ướt ... vì phá hoại chính sách lương thực, bất kể đó là họ hàng, anh em, láng giềng ... nhân dân Hà Nội, một số người đã nhảy ra khu tập thể vỗ tay hò reo khi nghe loa truyền thanh thông báo cái chết của đồng chí Tổng bí thư".

Suy ra, mức sống của đại đa số dân chúng dưới sự cai trị của Lê Duẩn còn tàn tệ và thê lương hơn nhiều vì không được ưu đãi như cán bộ.

Lê Duẩn đã bí mật nhượng Cam Ranh cho Liên Xô để đổi lấy Hiệp định hỗ tương quân sự và gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế thời Leonid Breznhev.

Vì thế, Lê Duẩn đã từ chối đề nghị thiết lập bang giao với Hoa Kỳ do chính phủ Jimmy Carter xướng xuất vào năm 1978 dẫn tới tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế.

Sau năm 1975, Lê Duẩn từng ngất ngư tâm đắc với học thuyết "xây dựng chế độ làm chủ tập thể", nhưng đó chỉ là một khảo dị của "tư tưởng chủ thể - juche" của chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành, một phiên bản Stalin ở Đông Á. 

Tuân hành chỉ thị của Mạc Tư Khoa, Lê Duẩn đưa quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1978 và bị sa lầy suốt 10 năm làm chết 50,000 quân.

Dưới cây gậy chỉ huy của Breznhev, Lê Duẩn tiến hành chiến dịch "chống bá quyền Bắc Kinh" đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới năm 1979.

Lê Duẩn tin một cách điên cuồng vào chủ trương bạo lực của học thuyết Marx-Lenin và áp dụng máy móc mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô nên đã dìm đất nước vào cảnh điêu tàn, dân tộc chìm đắm trong biển máu và nước mắt. Công, tội đã rõ ràng.

Đông Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn