BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73174)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giành lại chỗ đứng cho quân lực VNCH

02 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 1160)
Giành lại chỗ đứng cho quân lực VNCH
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
LTG: Sinh ra tại đồng bằng sông Cửu Long năm 1932 trong một gia đình địa chủ giàu có, ông Lâm Quang Thi đã trải nghiệm 25 năm trong quân ngũ và giữ cấp bậc thiếu tướng khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Ở Việt Nam, ông đậu cử nhân triết học Pháp và sau đó, tại Hoa Kỳ bằng MBA (Quản trị Kinh Doanh). Trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự, ông đã được trao Huân chương Bảo quốc Việt Nam, huân chương Hoa kỳ The Legion of Merit và huân chương Hàn Quốc Chung Mu. Ông hiện đang sống ở Fremont, California, sau đây là bài nói chuyện với con trai của ông, Andrew Lâm, một chủ bút của New America Media.

—————————————–


Đối với Victor Hugo, nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của Pháp, một người rất ngưỡng mộ Napoleon cho rằng thế kỷ 19 chỉ có hai năm. “Ce siècle avait deux ans!” [Thế kỷ này chỉ có 2 năm] Trong hai năm đó, hòa bình đã được thiết lập ở châu Âu và Pháp ngự trị tối cao.

Nếu tôi có thể mượn ý của nhà thơ Pháp này, tôi sẽ nói rằng đối với một số lớn những người đàn ông trẻ của thế hệ chúng tôi, thế kỷ 20 chỉ có 25 năm. Tại sao? Từ 1950 đến 1975, bao gồm toàn bộ cuộc đời binh nghiệp của tôi, tôi góp phần trong sự ra đời của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tôi lớn lên và tham gia với đội quân này trong thời gian đó quân lực chúng tôi chiếm được một số những kỳ công vĩ đại nhất trong lịch sử đương đại, từ cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng năm 1968 đến cuộc tổng tấn công của nhiều sư đoàn Bắc Việt vào năm 1972. Sự nghiệp của tôi và sự nghiệp của các chiến hữu của tôi đột ngột kết thúc năm 1975 với sự sụp đổ bi thảm của quân đội.

Năm 1966, khi tôi 33, tôi là một trong những người trẻ nhất trong quân đội đã mang lon tướng. Ở tuổi 39, tôi đã trở thành một vị trung tướng được thăng chức chỉ huy trưởng một Lực lượng Quân ĐoànVùng I Chiến thuật công tác dọc theo khu phi quân sự (DMZ). Tôi được 43 tuổi khi chiến tranh kết thúc.

Tôi rời Việt Nam khi Sài Gòn thất thủ năm 1975 và đoàn tụ với gia đình, những người đã vượt biên đến Mỹ một vài ngày trước tôi. Lấy bằng MBA vài năm sau đó, và trở thành một nhân viên tín nhiệm cho Bank of America và nuôi sống gia đình ở phía Bắc ngoại ô San Jose . Sau đó tôi nghỉ hưu và dạy tại trường trung học địa phương trong khu vực San Jose. Tôi dạy tiếng Pháp, tiếng Anh, Toán và Thể dục. Tôi cũng là một đai đen ba đẳng Tae-Kwon Do. Tôi vẫn còn tập luyện ở tuổi 76, gần như hàng ngày, và tôi thường xuyên đến phòng tập thể dục và chơi quần vợt vào cuối tuần và thường bơi lội vào mùa Hè.

Sau khi nghỉ hưu, tôi không muốn viết một cuốn sách về bản thân mình. Tôi đồng ý với câu tục ngữ Pháp “le moi est haïssable,” [Cái tôi thật đáng ghét]. Nhưng tôi đã đổi ý.

Tài liệu văn học về chiến tranh Việt Nam ở Mỹ đều là một chiều. Những cuốn sách được viết bởi các binh sĩ Mỹ, nhà báo, nhà sử học, và các quan chức chỉ nhìn cuộc chiến theo quan điểm của Mỹ trong khi các quan điểm quân đội Nam Việt Nam, đồng minh cũ của mình, thường bị bỏ quên hoặc tệ hơn, mô tả như là hèn nhát và yếu kém, mặc dù trên thực tế hơn 300.000 chiến binh miền Nam Việt Nam đã bỏ mạng trong quá trình chiến tranh so với 58.000 binh sĩ Mỹ – con số thương vong và tử vong cũng như sự đau khổ của chúng tôi lớn hơn nhiều so với những gì người Mỹ có thể tưởng tượng nổi hay màng đến.

Nhiều nhà báo Mỹ chống chiến tranh. Chiến tranh đã được trình bày từ những góc độ bất lợi nhất với các phương tiện truyền thông giật gân làm sôi động tin tức và bóp méo sự thật nếu cần để đạt được các mục tiêu chống chiến tranh của họ. Chẳng có gì bí mật rằng, vì lý do này hay lý do khác, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ bị thiên vị – nếu không nói là hoàn toàn thù địch với chiến tranh Việt Nam. Họ mang cùng một thái độ đó khi nhìn vào lịch sử của chiến tranh Việt Nam.

Ngay cả những người cộng sản Việt Nam đã viết một vài cuốn sách, háo hức được dịch sang tiếng Anh bởi nhiều giáo sư Mỹ, để khoe khoang về thành tích quân sự và chính trị sau chiến tranh của họ. Tỉ dụ như quyển “Đại thắng mùa Xuân”của tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, được lưu hành rộng rãi. Trương Như Tảng, một cựu bộ trưởng nội các trong chính quyền cách mạng đương thời Việt Cộng đã viết “Hồi ký của một Việt Cộng”, kể lại câu chuyện của cuộc đời mình và thất vọng với đường lối nặng nề của Hà Nội. Mỹ có một niềm đam mê với kẻ thù duy nhất đã đánh bại được họ. Ngay cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã đến Việt Nam nhiều năm sau để nói chuyện và phỏng vấn các đối thủ của mình. Những người miền Nam đã chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ, McNamara không bao giờ bận tâm nói chuyện với họ, và nhiều người sống gần ông ta ở Mỹ.

Chỉ có một số ít các cuốn sách đã được viết bằng tiếng Anh bởi các nhà báo, các cựu quan chức và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù thực tế cho thấy dân số Việt Nam lớn nhất bên ngoài Việt Nam sống ở Mỹ.

Tôi tin rằng đã đến lúc để giành lại sự thật chỗ đứng. Đó là khi tôi viết cuốn hồi ký của tôi, “Thế kỷ Hai Mươi Lăm Năm: Tướng miền Nam Việt Nam hồi tưởng cuộc chiến tranh Đông Dương”, xuất bản năm 2000. Đó là cái nhìn của tôi về những gì đã xảy ra và vì sao Sài Gòn đã thất thủ.

Bây giờ, bảy năm sau đó, tôi đang hoàn thành một quyển khác. Được gọi là “Hell in An Lộc.” Đó là một trận chiến ít được biết đến vào năm 1972 khi quân đội Cộng sản tấn công từ phía đông, từ Campuchia, qua đường mòn Hồ Chí Minh. An Lộc là một thị trấn nhỏ, được bảo vệ bởi 6.900 binh lính Nam Việt Nam, họ đã chiến đấu mãnh liệt chống lại 30.000 quân Bắc Việt và 100 xe tăng. Chống lại tỷ lệ cược quá cao, họ chịu đựng trong suốt 94 ngày kinh hoàng và thắng trận với một giá rất đắt.

Cuốn hồi ký của tôi, tôi dành riêng cho những đứa cháu của mình, Amy, Eric, và Brandon, tất cả các sinh ra ở đây tại Mỹ, hồn nhiên và không một ký ức gì về Việt Nam. Tôi muốn để lại một cái gì đó lâu dài và ghi lại những gì đã xảy ra khi chúng đủ lớn, tôi hy vọng chúng sẽ đọc và tìm hiểu một điều gì đó thuộc di sản của chúng.



Cuốn sách ở trên An Lộc chủ yếu để nói lên câu chuyện của miền Nam Việt Nam về những gì đã xảy ra và, quan trọng hơn, để đem lại công lý cho lịch sử của họ. Những “anh hùng vô danh” đã truyền cảm hứng cho tôi trong suốt cuốn sách này và là một nguồn động viên liên tục cho tôi để thực hiện điều này vào những thời điểm cam kết rất khó khăn.

Tôi gánh chịu sự mất mát của quê hương mình. Quá nhiều các chiến hữu của tôi đã hy sinh, một số tự sát và nhiều người đã bị fiam giữ ở các trại tập trung. Tôi cảm thấy buồn bã và tức giận . Tức giận bởi vì chúng tôi là một nền dân chủ bị đồng minh – Mỹ – bỏ rơi vào giờ phút đen tối nhất của lịch sử của chúng tôi. Nhưng tôi nói với bản thân mình rằng Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã mua cho thế giới tự do thời gian để tập hợp, huy động lại sức mạnh của họ và cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Nếu điều này không đúng sự thật, hãy để cho tác phẩm của tôi trở nên những lời điều trần cùng với cường độ của sự tàn phá và thảm kịch của con người gây ra bởi cuộc chiến tranh không cần thiết và bạn bè và các đồng đội của tôi đã chết một cách vô nghĩa.

Tôi trở nên suy tư hơn ở tuổi già. Tôi hiểu rằng thảm kịch có thể đánh gục những nhân vật tài ba và sáng giá nhất và sáng nhất, và sự đau khổ của con người có giá trị hùng vĩ nội tại của nó. Tôi không mong đợi sự tử tế của lịch sử.

Tôi đang sống lưu vong. Mỹ là điểm đến nhưng nó sẽ không bao giờ thật sự là nhà. Nhưng tôi làm hết sức mình để đóng góp cho nền văn học kinh điển của chiến tranh Việt Nam, và cân bằng quan điểm của cuộc chiến tranh ba mặt, trong đó quan điểm của miền Nam Việt Nam vẫn là một thiếu sót kinh khủng.

Bên cạnh đó tôi lạc quan. Khi hệ thống chủ nghĩa Mác hầu như bị sụp đổ, tôi vẫn nuôi dưỡng giấc mơ là tôi sẽ sống đủ lâu để có cơ hội trở lại một Việt Nam tự do và dân chủ.

 Andrew Lâm là chủ bút của NAM (New America Media) và tác giả cuốn Perfume Dreams: Cảm nghĩ về Di dân Việt-Nam (NXB Heyday Books, 2005). và East Eats West: Viết trên hai bán cầu.

(Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ)

Bản Anh ngữ: news.newamericamedia.org

Theo Đàn Chim Việt

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
Tôi đã đọc cuốn "Hell in An Lộc". Nói chung là không có gì xuất sắc nếu không nói là có nhiều chỗ không chính xác và có nhiều thiếu xót. Đơn giản là ông tướng này đã không trực tiếp chỉ huy, không là người trong cuộc trong trận chiến ở An Lộc. Baovecovang.wordpress có rất nhiều bài viết của các cấp chỉ huy trực tiếp lớn nhỏ trong trận An Lộc mà tôi nghĩ hoàn hảo hơn cuốn sách "Hell in An Lộc". Bài viết của thiếu tá Phạm Châu Tài http://baovecovang.wordpress.com/2009/06/17/chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-an-l%E1%BB%99c-1972-an-l%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-di-khong-h%E1%BA%B9n/ Bài viết của chuẩn tướng Mạch Văn Trường http://baovecovang.wordpress.com/2009/06/17/chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-an-l%E1%BB%99c-1972-trung-doan-8-bb-va-tr%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFn-an-l%E1%BB%99c/ Theo tôi, ông LQT nên im lặng, không viết gì là hơn hết. Một ông tướng đào ngũ bỏ chạy, bỏ lại anh em thuộc cấp, trong đó có người tự sát, biết bao người đi tù khổ sai, bỏ mình trên những xứ rừng thiêng nước độc. Ông đã bỏ lại những chiến hữu, những người đã đổ máu để cho ông được mang mấy ngôi sao trên cầu vai, được hưởng ân huệ của một ông tướng chễm trệ trực thăng chờ sẵn để đưa ông chạy trốn. Ông có biết nhục thì nên im hơi lặng tiếng để người ta quên đi chuyện xấu của ông. Nếu có viết thì ông nên viết về cuộc lui quân tháng 3/1975, khi ông là tướng tư lệnh tiền phương. Cuộc lui quân đã bỏ rơi hàng ngàn binh sĩ, sĩ quan trong đó là nguyên một lữ đoàn TQLC. Ông muốn "đóng góp cho nền văn học kinh điển của chiến tranh Việt Nam, và cân bằng quan điểm của cuộc chiến tranh ba mặt, trong đó quan điểm của miền Nam Việt Nam vẫn là một thiếu sót kinh khủng" thì xin ông viết lại vai trò của ông trong những ngày tháng 3/1975 đó để trả lời cho những người lính bị bỏ rơi trên bãi biển Thuận An năm xưa. Bạn trẻ VNHN
07 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
Bạn trẻ VNHN ! Ông LQT đã một lần ngụy biện với Mũ Xanh Phạm Vũ Bằng về một Lữ Đoàn TQLC bị VC tàn sát ở cửa Tư Hiền Giờ đây , lại chạnh lòng vì không được Tướng Robert McNamara tiếp chuyện... Thôi , cũng là cách cho người ta đừng quên mình ( chẳng biết các con của ông ấy nhận xét gì về bố của mình ?)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn