Bỏ Phố Lên Rừng:
Người xót xa buồn lắm phải không?
Không sao lại bỏ phố lên rừng
Đi làm mây cao trên đèo vắng.
Trời vào đông có chạnh lòng?
Ông Lữ Phương (nguyên) thứ trưởng Bộ Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thì không hề làm nhạc sến, cũng không ca nhạc sến bao giờ, chỉ trải qua một kinh nghiệm sống (hơi) hao hao sến. Năm 1967, không biết vì xót xa buồn lắm chuyện chi mà (khi khổng khi không) ổng … lại bỏ phố lên rừng!
Bốn mươi mốt năm sau, phóng viên Ánh Nguyệt đã có cuộc nói chuyện với ông Lữ Phương – nghe được qua RFI, vào ngày 22 tháng 08 năm 2008 – xoay quanh cuốn bút ký “Những Chuyến Ra Đi,” với lời giới thiệu (có phần hơi cường điệu, và không được mạch lạc gì cho lắm) về tác giả, như sau:
Sau 1975, sau khi “Mỹ cút,” ở Việt Nam xuất hiện “một lớp trí thức khuynh tả khác.” Họ cũng được “hun đúc bằng lòng yêu nước” và cũng “quyết định dấn thân.” Sự khác biệt chỉ ở điểm là thay vì “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước” (như lớp ông Lữ Phương, ngày trước) họ “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo” của người Tầu vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cầy, là “một sự bộc lộ tiêu biểu” cho thái độ này.
Để thực hiện lý tưởng của mình ông Lữ Phương đã bỏ phố lên rừng, hay còn gọi (một cách ít lãng mạn, và đỡ sến hơn) là … nhẩy núi. Trong cuốn bút kí thượng dẫn, nơi trang 56 và 57, có mấy đoạn thế này:
Quá trình chống Mỹ của ông Lữ Phương, ngó bộ, cũng không “sần sùi” hay “khốc liệt” gì cho lắm. Ông ra đi nơi này vẫn thế. Bà nhà “ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh,” và “được mọi người quen biết (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn) hết lòng giúp đỡ và che chở.” Và dù ông đã nhất định quên tình riêng “đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời” nhưng vợ, con, em út, cháu chắt … vẫn vô (bưng) thăm hỏi tưng bừng – “lúc nhúc một đoàn” đông hết biết luôn! Nói dại, và nói đại, lỡ ông Lữ Phương có hai hay ba bà vợ và cũng xin cơ quan để được liên hệ với những gia đình còn lại thì bà Hai cũng như bà Ba – hổng chừng – cũng dám đã có mặt ở chiến khu, y như bà Cả vậy!
Chuyện chống Tầu của ông Nguyễn Văn Hải, xem ra, có phần vất vả hơn chút xíu. Ổng không vô bưng mà lại vô tù; đã thế, vợ con, dù đã làm giấy tờ ly dị, vẫn cứ bị vô số những chuyện lôi thôi và rắc rối với … Chính Quyền Cách Mạng! Bức thư của bà Dương Thị Tân, vợ (cũ) ông Điếu Cầy, viết ngày 2 tháng 12 năm 2010 mà chúng tôi xin ghi lại nguyên văn dưới đây nói lên (phần nào) những sự kiện vô cùng ti tiện, bẩn thỉu, và hạ cấp trong vụ việc này:
Sự việc, nghĩ cho cùng, chả qua chỉ là thời vận. Ông Lữ Phương may mắn vì chống Mỹ đúng nơi và đúng lúc. Cái lúc mà nửa phần đất nước vẫn còn có kỷ cương và hiến pháp. Cái hiến pháp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy có vẻ ọp ẹp và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ thân nhân, gia đình và vợ con của ông Lữ Phương thoát khỏi những đòn thù ti tiện, bẩn thỉu và hạ cấp của những kẻ tiểu nhân – nếu có – vào thời điểm đó!
Ông Điếu Cầy, tiếc thay, không được sự may mắn tương tự. Ông chống Tầu không đúng nơi và cũng chả đúng thời. Cái nơi mà ông vẫn ngỡ là quê hương xứ sở của mình thật ra đang bị âm mưu bán đứng, và cái thời của ông – như chúng tôi đã có dịp đề cập trong một bài viết trước – là Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn, theo cách nói của những blogger ở Việt Nam, là Thời Đồ Đểu hay Thời Thổ Tả!
Tưởng Năng Tiến
12/2010
Theo Sổ Tay Thường Dân
Nhạc sĩ Châu Kỳ là tác giả của nhiều bài ca (rất) sến. Không tin, xin nghe Tuấn Vũ chơi thử một bài – Người xót xa buồn lắm phải không?
Không sao lại bỏ phố lên rừng
Đi làm mây cao trên đèo vắng.
Trời vào đông có chạnh lòng?
Ông Lữ Phương (nguyên) thứ trưởng Bộ Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thì không hề làm nhạc sến, cũng không ca nhạc sến bao giờ, chỉ trải qua một kinh nghiệm sống (hơi) hao hao sến. Năm 1967, không biết vì xót xa buồn lắm chuyện chi mà (khi khổng khi không) ổng … lại bỏ phố lên rừng!
Bốn mươi mốt năm sau, phóng viên Ánh Nguyệt đã có cuộc nói chuyện với ông Lữ Phương – nghe được qua RFI, vào ngày 22 tháng 08 năm 2008 – xoay quanh cuốn bút ký “Những Chuyến Ra Đi,” với lời giới thiệu (có phần hơi cường điệu, và không được mạch lạc gì cho lắm) về tác giả, như sau:
“Một thanh niên miền Nam lớn lên được hun đúc bằng lòng yêu nước và lý tưởng đã quyết định dấn thân vào cuộc phản kháng chống lại cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vấn đề không bình yên về tinh thần mà anh nhận ra qua cuộc dấn thân ấy là sự sai biệt giữa lý tưởng và thực tế. Anh vẫn giữ nguyên ý nghĩa sự chọn lựa ban đầu của mình là không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước và điều đó khiến anh vẫn còn là bạn đường của những người cộng sản, nhưng trong những năm tháng sống với họ qua cuộc chiến đấu chung ấy trong chiến khu, mặc dù đã vào Đảng rồi anh vẫn thấy lạc lõng trong cái không khí ý thức hệ và văn hoá do Đảng tạo ra, những điều đó là xa lạ với tính cách của anh, có phần đi ngược lại với cả cái lý tưởng mà anh ấp ủ. Sự rạn nứt đó đã giằng xé tâm thức và trở thành cái chủ đề của bút kí ‘Những chuyến ra đi.’ Một bút kí thể hiện sự khắc khoải của một con người đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời sống. Các sự kiện lịch sử được kể ra ở đây chỉ là những chất liệu qua đó tác giả bộc lộ những suy nghiệm về bản thân trong quá trình dấn thân tìm hiểu đời sống trong cái hiện thực sần sùi khốc liệt của nó. Một sự bộc lộ tiêu biểu cho thái độ của một số trí thức ‘khuynh tả’ xuất hiện ở miền Nam sau 1954”.
Sau 1975, sau khi “Mỹ cút,” ở Việt Nam xuất hiện “một lớp trí thức khuynh tả khác.” Họ cũng được “hun đúc bằng lòng yêu nước” và cũng “quyết định dấn thân.” Sự khác biệt chỉ ở điểm là thay vì “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước” (như lớp ông Lữ Phương, ngày trước) họ “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo” của người Tầu vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cầy, là “một sự bộc lộ tiêu biểu” cho thái độ này.
Để thực hiện lý tưởng của mình ông Lữ Phương đã bỏ phố lên rừng, hay còn gọi (một cách ít lãng mạn, và đỡ sến hơn) là … nhẩy núi. Trong cuốn bút kí thượng dẫn, nơi trang 56 và 57, có mấy đoạn thế này:
“Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!”
“Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen ‘chính trị hoá’ mọi quan hệ xã hội.”
Quá trình chống Mỹ của ông Lữ Phương, ngó bộ, cũng không “sần sùi” hay “khốc liệt” gì cho lắm. Ông ra đi nơi này vẫn thế. Bà nhà “ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh,” và “được mọi người quen biết (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn) hết lòng giúp đỡ và che chở.” Và dù ông đã nhất định quên tình riêng “đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời” nhưng vợ, con, em út, cháu chắt … vẫn vô (bưng) thăm hỏi tưng bừng – “lúc nhúc một đoàn” đông hết biết luôn! Nói dại, và nói đại, lỡ ông Lữ Phương có hai hay ba bà vợ và cũng xin cơ quan để được liên hệ với những gia đình còn lại thì bà Hai cũng như bà Ba – hổng chừng – cũng dám đã có mặt ở chiến khu, y như bà Cả vậy!
Chuyện chống Tầu của ông Nguyễn Văn Hải, xem ra, có phần vất vả hơn chút xíu. Ổng không vô bưng mà lại vô tù; đã thế, vợ con, dù đã làm giấy tờ ly dị, vẫn cứ bị vô số những chuyện lôi thôi và rắc rối với … Chính Quyền Cách Mạng! Bức thư của bà Dương Thị Tân, vợ (cũ) ông Điếu Cầy, viết ngày 2 tháng 12 năm 2010 mà chúng tôi xin ghi lại nguyên văn dưới đây nói lên (phần nào) những sự kiện vô cùng ti tiện, bẩn thỉu, và hạ cấp trong vụ việc này:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
THƯ TỐ CÁO
Kính gởi: – Ông Nguyễn Chí Thành – Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh
- Ông Lê Hồng Anh – Bộ trưởng Bộ Công an
- Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
- Ông Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Đồng kính gởi: – Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, những bạn bè thân
hữu quan tâm đến vụ việc.
Tôi tên: Dương Thị Tân, hiện ngụ tại số nhà 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi gửi thư này đến các ông tố cáo những sự việc mà trong thời gian qua chính quyền (cụ thể là Cơ quan ANĐT Công an TPHCM) đã gây ra cho gia đình tôi như sau:
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 12/2008, tôi và chồng cũ của tôi là ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) có bị Tòa án nhân dân TPHCM xử 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” cộng với mức tiền phạt gần 900 triệu đồng + gần 40 triệu đồng tiền lãi.
Đau đớn vì bị oan ức, tôi tìm hiểu nguyên nhân và được biết, sở dĩ có vụ án oan này là do chồng cũ của tôi (ông Nguyễn Văn Hải) vào ngày 16/12/2007 và ngày 19/1/2008 có tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đất và chiếm 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam nên Công an TPHCM đã bắt giữ. Theo lời của Thiếu tá Nguyễn Văn Long (tên gọi khác là Hoàng, tự xưng là Đội trưởng Đội điều tra chống bạo động) thì không thể quy kết ông Nguyễn Văn Hải tội biểu tình nên mới phải dùng tội danh “trốn thuế” mặc dù tội danh này cũng không có bằng chứng. Và cũng theo lời một số cán bộ khác của Cơ quan An ninh điều tra thì “nếu không bắt ông Hải sẽ làm mích lòng Trung Quốc, vì Trung Quốc là nước lớn, nếu không được hài lòng thì sẽ có chiến tranh”.
Thưa các ông!
Tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường, một mình tôi phải nuôi dạy các con đang tuổi học hành điều đó với tôi cũng đã là quá sức. Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện kẻ nào bán đất và kẻ nào bán đảo, nhưng để bắt giữ cho bằng được ông Nguyễn Văn Hải, cơ quan Công an và Tòa án đã quy chụp cho chúng tôi tội danh mà chúng tôi không hề phạm phải, tuyên phạt tôi 18 tháng tù treo, 18 tháng quản chế tại địa phương cộng với một số tiền quá lớn. Sau vụ đó, họ giải thích cho tôi rằng: “Vì lợi ích quốc gia nên mong chị cố gắng chịu đựng”.
Chuyện tưởng như đã xong, bình an sẽ trở lại với gia đình tôi thì bỗng dưng vào các ngày 13- 14- 15- 16 tháng 5/2009 Cơ quan an ninh điều tra lại liên tục cho gọi tôi lên thẩm vấn với nội dung: Bắt tôi cam kết không được cho 2 người quen ở nhờ trong căn nhà số 84D Trần Quốc Toản (phường 8, quận 3) mà tôi và ông Nguyễn Văn Hải là đồng sở hữu, đồng thời bắt tôi cam kết không được trả lời phỏng vấn hoặc nói chuyện với bạn bè khi họ hỏi thăm chuyện bị giam giữ, sức khỏe của ông Hải hay chuyện cuộc sống của mẹ con tôi. Quá ngạc nhiên vì những điều vô lý mà Công an đưa ra, tôi có hỏi lại họ rằng: “Tài sản của tôi, tôi có quyền quyết định hay không? Chuyện của gia đình tôi, tôi có được kể hay không? Tôi làm như vậy thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm điều khoản nào trong pháp luật nhà nước?”. Tôi hỏi nhiều lần với những người thẩm vấn tôi hôm đó, cụ thể là: Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Mẫn, Nguyễn Văn Hưng…. Nhưng thay vì trả lời cho tôi rõ thì Nguyễn Văn Long (Hoàng) còn lớn tiếng nạt nộ: “Sẽ kiếm chuyện ép bằng được con mẹ này, cho tù thêm 5 năm nữa. Sẽ có đủ người, đủ thời gian để làm việc với nó nhiều lần”, v.v…
Sự việc vẫn không dừng tại đó. Vào ngày 20/10/2010 vừa qua, khi thời hạn tù giam của ông Hải kết thúc, tôi thuê một chiếc xe để đi đón ông Hải tại trại giam Xuân Lộc vào lúc 5 giờ sáng. Khi tôi bắt đầu lên xe thì có một tốp khoảng 20 người gồm cả Công an mặc sắc phục và mặc thường phục xông ra chặn đầu xe không cho xe chạy rồi yêu cầu tôi phải về Công an làm việc. Bất bình vì những người này không đưa ra được bất cứ lý do gì chính đáng biện minh cho hành vi cản trở quyền tự do đi lại của tôi nên tôi nói rõ cho họ biết rằng “Bây giờ mới 5 giờ sáng, không một cơ quan nào làm việc vào giờ này, hơn nữa tôi không vi phạm pháp luật, không ai có quyền cản trở hay bắt giữ tôi”. Một Công an tên Bình hô to: “Tôi đại diện cho pháp luật, đại diện cho tám mươi mấy triệu dân yêu cầu chị về Công an làm việc”. Tức cười cho kiểu “đại diện” ngô nghê, tôi quay trở lên nhà thì một số người mặc thường phục ra lệnh cho khoảng 8 người vừa Công an vừa dân phòng của phường 6 quận 3 chạy theo lôi kéo, bẻ quặt tay chân tôi quăng vào xe. Bất bình, đau đớn, tôi la lên thì lập tức những cùi chỏ thúc mạnh vào họng, vào ngực, thậm chí họ còn đánh đập, dùng sức nặng của họ đè cả lên người tôi khi ở trong xe Công an.
Tại Công an phường 6, từ sáng đến gần trưa Công an liên tục yêu cầu tôi phải giao tư trang cá nhân cho họ. Tôi từ chối thì Nguyễn Văn Long ra lệnh cho thuộc cấp xông vào bẻ giật cánh khủy tay tôi ra sau treo lên cho những tên khác thò tay vào lục soát trong người tôi lấy hết tư trang gồm tiền và điện thoại di động cá nhân (V9) mà không có lệnh khám xét, không lập biên bản khám xét cũng như thu giữ tài sản của tôi. Khi bọn chúng giở trò hành xử côn đồ với tôi, thì Nguyễn Minh Mẫn lấy điện thoại di động của Mẫn ra quay phim lại.
Trong khi tôi đang bị khống chế, bắt giữ trái phép tại Công an phường 6 quận 3, thì tại nhà tôi Công an cử nhiều người ngồi chặn hết các cửa ra vào không cho các con tôi được ra khỏi nhà đi học (ngày đó con gái tôi phải thi học kỳ 3 môn).
Đầu giờ chiều ngày 20/10/2010, từ Công an phường 6 lại diễn ra màn trấn áp tiếp theo áp giải tôi về nhà để bắt đầu một cuộc “càn quét” vô cùng khủng khiếp. Các con tôi từ sáng đã bị giam giữ trong nhà đến lúc này bắt đầu hoảng loạn, la khóc khi Công an đập phá khóa cửa để vào nhà. Không phá được khóa, bọn họ đập cửa kính, mảnh kính bắn tứ tung vào người mẹ con tôi khiến ai cũng bị đứt da chảy máu.
Khi phá được cửa họ lại “ào ào như sôi” tràn vào nhà lục xét mọi xó xỉnh, ngóc ngách, tìm kiếm, bươi moi. Tôi yêu cầu cho tôi biết lý do khám xét thì người mặc sắc phục đeo bảng tên Đại tá Trần Văn Cống mới đọc cho tôi nghe tờ giấy gọi là “lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Hải” và ông Trần Văn Cống là người được ủy quyền chủ trì thi hành lệnh. Tôi phản đối lệnh khám xét trái pháp luật này vì nơi đây từ nhiều năm nay là nhà riêng của tôi, không phải “nơi ở của Nguyễn Văn Hải”, nhưng đã 2 lần họ viện lý do khám xét “nơi ở của Nguyễn Văn Hải” để khám xét nhà riêng của tôi. Đã 3 năm qua, ông Hải không qua đây thăm con vì bị giam giữ tại các trại giam của Công an, nên muốn khám xét các người phải đến trại giam mới đúng. Ông Cống nói: “Chúng tôi biết hết, biết tất cả, nhưng đây là lệnh chúng tôi phải thi hành”. Khi rút đi họ mang theo của con tôi 2 bộ máy vi tính để bàn, 1 máy tính xách tay, một số thiết bị nghe nhạc và một số đĩa ghi hình ảnh kỷ niệm gia đình.
Ngày 28/10/2010, Cơ quan ANĐT CATPHCM triệu tập con tôi là Nguyễn Trí Dũng đến trụ sở (số 4 Phan Đăng Lưu) để kiểm tra đồ vật thu giữ. 3 giờ chiều cùng ngày, biên bản được lập với nội dung ghi rõ: “không tìm thấy tài liệu liên quan” nhưng đến hôm nay (02/12/2010) tài sản cá nhân và phương tiện học tập của các con tôi vẫn không được Công an trả lại.
Thưa các ông!
Những điều tôi tóm tắt sơ lược trên đây chỉ là một số trong vô số các hành vi mà chính quyền và CA TPHCM đã hành xử bất công, thô bạo, vô đạo đức và coi thường pháp luật đối với bản thân tôi, với ông Nguyễn Văn Hải và các con của chúng tôi.
- Bất công là cột buộc cho chúng tôi tội chúng tôi không vi phạm rồi phạt tù, phạt tiền, công khai cướp tài sản (căn hộ số 9/3, chung cư 17 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1) khi chúng tôi đang mua bán bằng giấy tay mà chưa kịp chuyển quyền sử dụng. Khi được hỏi về việc này, đại tá Trần Tiến Tùng có trả lời: “Ai bảo mua bán trái pháp luật”. Xin thưa, việc mua bán nhà giấy tay dù chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nhưng không có nghĩa là nhà nước cấm vì nó diễn ra công khai với đa phần nhà hóa giá.
- Vô đạo đức là hành xử dã man, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của tôi, của ông Nguyễn Văn Hải và các con tôi. Con tôi đã 2 lần bị chận đánh ngoài đường, gây thương tích (có người chứng kiến). Bản thân tôi cũng bị chận đánh nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Hải từng “được” Trung tá Hoàng Trọng Dũng (An ninh CA TPHCM) nghênh ngang tuyên bố: “Đánh để bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy, đánh cho mất khả năng đàn ông, chích cho lây nhiễm AIDS, làm cho suy kiệt mà chết”. Nhà tôi từng bị cột cửa bên ngoài nhiều lần vào các ngày 8/3/2010, 11/3/2010, 13/3/2010 và 22/10/2010 khi các con tôi đang ở bên trong. (Ngày 13/3/2010 tôi có lên CAP8 quận 3 trình báo sự việc 4 lần nhưng CAP8 quận 3 không xuống xem xét và giải quyết).
Trong cuộc sống, gia đình tôi không gây thù chuốc oán, chính quyền địa phương chưa một lần phải xử lý về vấn đề gì, thì tại sao giờ này bản thân ông Hải, tôi (Dương Thị Tân, người luôn được Cơ quan Công an nói rằng “không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến ông Hải”) và các con của chúng tôi luôn bị đe dọa đến mạng sống, các con tôi còn bị tước đi quyền được đi học, thi cử một cách tùy tiện, trái pháp luật (cả 2 cháu đều bị nhiều lần). Điều đáng nói là những việc làm vô nhân đó lại được một bộ phận người khi hành động luôn luôn nhấn mạnh rõ ràng: “Chúng tôi là CAND đang làm nhiệm vụ theo lệnh của cấp trên”, luôn luôn tự nhận họ “đại diện cho luật pháp”, “đại diện cho nhân dân”. Họ hành động và hò hét như thể họ được “miễn dịch” với luật pháp, hay họ là một thế lực được luật pháp bảo kê. Tất cả những việc xảy ra đó được một số cán bộ Công an lý giải một cách đơn giản khi tôi hỏi họ tại sao, họ trả lời: “Tại vì ông Hải. Tại vì ông Hải không biết lượng sức mình, tại vì ông Hải dám nói đến biển đảo, đất liền bị mất trong khi nhà nước chưa nói”, v.v… Tất cả cán bộ Công an mà tôi đã từng tiếp xúc không một người nào không nói như vậy (tôi còn nhớ rõ từng người).
Thưa các ông!
Vậy thì đã rõ. Một người như ông Nguyễn Văn Hải đã vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, đã hy sinh một phần tuổi trẻ cho đất nước mà chưa một lần đòi hỏi, kể công. Một người có lương tri biết đau trước nỗi đau Tổ quốc bị xâm chiếm, trước quốc nạn tham nhũng mà nói lên tiếng nói của chính nghĩa thì không có lý do gì để phải bị cầm tù và bị đối xử tàn nhẫn bởi chính cái đất nước mà ông Nguyễn Văn Hải đã ra sức bảo vệ. Gia đình và người thân ông Hải cũng không có lý do gì phải chịu sự trả thù của một bộ phận người luôn lấy sức mạnh của chính quyền để khủng bố, đe dọa người dân lương thiện, luôn nhân danh công lý để che đậy sự nhỏ nhen hèn nhát của lương tâm mình.
Thưa các ông!
Thư này gửi tới các ông với yêu cầu chính đáng trả lại tài sản cho gia đình tôi để các con tôi có phương tiện học tập, yêu cầu chấm dứt mọi sự đe dọa, khủng bố tinh thần đối với gia đình tôi. Đồng thời không đối xử thô bạo với ông Nguyễn Văn Hải hiện đang bị Công an giam giữ, vì cho đến thời điểm hiện tại (02/12/2010) gia đình tôi vẫn không được biết ông Hải đang bị giam ở đâu và không được gởi quà thăm nuôi. Cán bộ tiếp dân chỉ giải thích là “theo yêu cầu của Cơ quan điều tra không cho gởi đồ thăm nuôi” là một hình thức khủng bố tinh thần, làm suy kiệt sức khỏe ông Hải, trái với Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ (khoản 1 Điều 26 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam).
Với tinh thần cầu thị, mong rằng mọi yêu cầu của tôi không rơi vào im lặng, và luật pháp cần phải được tôn trọng để những người dân thấp cổ bé miệng như chúng tôi hiểu đúng về cụm từ “Tự do – Hạnh phúc” trong một đất nước có pháp quyền.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/12/2010
Nay kính thư!
(đã ký)
Dương Thị Tân
Sự việc, nghĩ cho cùng, chả qua chỉ là thời vận. Ông Lữ Phương may mắn vì chống Mỹ đúng nơi và đúng lúc. Cái lúc mà nửa phần đất nước vẫn còn có kỷ cương và hiến pháp. Cái hiến pháp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy có vẻ ọp ẹp và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ thân nhân, gia đình và vợ con của ông Lữ Phương thoát khỏi những đòn thù ti tiện, bẩn thỉu và hạ cấp của những kẻ tiểu nhân – nếu có – vào thời điểm đó!
Ông Điếu Cầy, tiếc thay, không được sự may mắn tương tự. Ông chống Tầu không đúng nơi và cũng chả đúng thời. Cái nơi mà ông vẫn ngỡ là quê hương xứ sở của mình thật ra đang bị âm mưu bán đứng, và cái thời của ông – như chúng tôi đã có dịp đề cập trong một bài viết trước – là Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn, theo cách nói của những blogger ở Việt Nam, là Thời Đồ Đểu hay Thời Thổ Tả!
Tưởng Năng Tiến
12/2010
Theo Sổ Tay Thường Dân
Gửi ý kiến của bạn