BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77096)
(Xem: 63201)
(Xem: 40603)
(Xem: 32238)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tại sao không giải phóng báo chí ?

20 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 1458)
Tại sao không giải phóng báo chí ?
50Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
21
Ngày báo chí Việt Nam 21/06 năm nay vẫn được truyền thông "kỷ niệm" "chào mừng" như thông lệ. Nhưng trong một năm khủng hoảng chung của đất nước, những người cầm bút, những nhà báo ngoài nỗi lo chung của dân tộc đang mang nỗi đau riêng của nghề nghiệp.

Vận nước hưng nay thịnh một phần quan trọng quyết định bởi truyền thông. Ngày 21/6, chúng ta hãy thể hiện lòng tri ân với các nhà báo, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng các nhà báo tiếp tục dấn thân.

Chất lượng thông tin

Báo chí Việt Nam có chỗ đứng trong lòng nhân dân, thông tin trên báo chí thường được coi là chính thống và định hướng dư luận.

Việt Nam bước ra từ bóng tối của sự duy ý chí, không thể không nhớ đến những nhà báo đã đưa tin - phản ảnh về những người đã xé rào cơ chế. Chính sự dấn thân ở thời điểm nhạy cảm đó cùng sự hạn chế các nguồn thông tin, báo chí đã từng bước dành được niềm tin của nhân dân.

Nhân dân tìm đến báo chí để biết những nghị quyết, đường lối - chính sách của đảng cầm quyền thì ít, mà tìm đến một điểm tựa về công bằng xã hội, lắng nghe những nỗi niềm cay đắng, hòng cất lên tiếng nói công luận, ngày một nhiều.

Nhà báo, hơn ai hết có cơ hội tiếp cận thông tin, thấu hiểu thực trạng xã hội. Nên từ những nhà báo dấn thân, đã hình thành nên những tờ báo những nhóm báo dấn thân. Càng dấn thân, nhà báo và nhân dân càng thấm về lỗi hệ thống nặng nề của đất nước.

Chính lỗi hệ thống đó đã ngăn cản đội ngũ báo chí Việt Nam vươn lên, xứng tầm với đòi hỏi phát triển của thời đại - cho dù chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ ấy ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Các nhà báo Việt Nam vẫn "thi đấu sân nhà" là chính. Không biết đến bao giờ những kế hoạch hình thành các tập đoàn truyền thông nhà nước theo phiên bản các tập đoàn kinh tế nhà nước thành hiện thực? Kiểu "copy & paste" liệu có thành công?

Còn hiện tại, chính các nhà báo dù tự trào về sự phát triển của bản báo thì không thể không thừa nhận sự thật: Nguồn tin hàng ngày trên báo chí Việt Nam phần nhiều phụ thuộc vào các hãng tin trên thế giới.

Nói cách khác, chất lượng thông tin, khả năng đánh giá thông tin, phân tích thông tin và dự báo của Việt Nam đang bị bỏ ngỏ hoặc phụ thuộc bên ngoài.

Khoán cho báo nhà nước ?

Thời đại toàn cầu hoá, cạnh tranh khốc liệt mà chất lượng thông tin có độ trễ hay phụ thuộc như vậy thử hỏi Việt Nam không lâm vào khủng hoảng sao được? Khi khủng hoảng manh nha, thì dòng thông tin lạc quan, tin tưởng vẫn được báo chí Việt Nam "cắt và dán" (copy & paste) khiến giới doanh nhân, các nhà quản lý, người dân còn bình chân như vại.

Đến khi, tình hình nghiêm trọng, với một loạt chỉ số đáng báo động, truyền thông - giới đầu tư quốc tế đồng loạt "đánh giá lại" Việt Nam thì đã muộn.

Với một đội ngũ nhà báo đông đảo, với uy tín và chỗ đứng như vậy, chính nhà báo và nhân dân sẽ tự hỏi: Tại sao không giải phóng báo chí, không phát triển báo chí vươn ra thị trường quốc tế?

Chẳng nhẽ, cứ phải chờ "mô hình" tập đoàn báo chí nhà nước được thử nghiệm và "khoán" trách nhiệm Truyền thông hình ảnh Việt Nam đến thị trường toàn cầu cho báo chí nhà nước sao? Trong khi, cơ chế "độc quyền" về truyền thông này đã kìm hãm sức sáng tạo, sự phát triển của khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Thực tế là các doanh nghiệp tư nhân đang chịu trận, bị "chèn ép" khi làm vệ tinh cho những anh cả truyền thông nhà nước chậm chạp, ù ì. Còn các doanh nghiệp anh cả nhà nước lại trở thành nhà phân phối các sản phẩm truyền thông của các hãng quốc tế.

Đảng cầm quyền lo sợ giải phóng truyền thông có thể khiến tiếng nói của mình không còn chỗ đứng trong dân. Nhưng vì sao đảng cầm quyền không lo sợ, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng truyền kiếp của các hãng quốc tế? Đồng thời hình ảnh của Việt Nam trên toàn cầu bị người khác làm méo mó, còn doanh nghiệp Việt Nam thì mất đi thị trường truyền thông toàn cầu?

Chính toàn cầu hoá đã đặt người Việt Nam trước những đòi hỏi lịch sử vô cùng chính đáng như vậy. Không một chính thể nào kiểm soát hoặc tìm cách hạ thấp ảnh hưởng của truyền thông độc lập lại được lòng dân và quốc gia có thể tận dụng cơ hội phát triển.

Truyền thông và Vận nước đang chờ dũng khí từ đảng cầm quyền, khát vọng chinh phục của người làm nghề và sự ủng hộ - hậu thuận nhiệt tình từ nhân dân.

Phạm Hùng Vỹ
Gửi cho BBC từ Hà Nội
20/06/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn