BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kiến nghị ba điểm

02 Tháng Ba 200612:00 SA(Xem: 1184)
Kiến nghị ba điểm
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
 Sau khi gửi bản Kiến nghị 5 điểm cho Ban chấp hành Trung ương, một số cơ quan truyền thông đã đăng tải lại những ý kiến này. Qua đó, tôi đã nhận được hàng trăm bức thư và điện thoại của bạn đọc trong và ngoài nước gửi về. Trong đó có nhiều ý kiến bổ sung, khen chê nhưng đáng lưu ý là bạn đọc đã rất quan tâm đến Đại hội Đảng và các hoạt động chính trị của đất nước. Đây được coi là thời điểm vận nước đang lên.

Để làm rõ thêm một số cơ sở lý luận, tôi kiến nghị thêm ba điểm, mong rằng sẽ được Ban chấp hành Trung ương Đảng xem xét và cho ý kiến.

1- Thận trọng khi “nhập khẩu” mô hình Trung Quốc


Việt nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với nhau, đặc biệt là về lịch sử và về tập quán văn hoá. Có lẽ vì lý do đó, chúng ta đã “nhập khẩu” quá nhiều mô hình Trung Quốc. Từ “cải cách ruộng đất”, “hợp tác hoá”, “cải tạo tư sản tư nhân”, đến việc “cải cách mở cửa”, “chính sách đặc khu kinh tế”… Nó thực sự là những bản sao, nếu không muốn dùng từ “ăn cắp bản quyền”.



Đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc sau hơn 100 năm bị các nước đế quốc xâu xé, khát vọng lớn nhất của dân chúng là độc lập dân tộc. Trong cơn khát đó, người Trung Quốc đã được uống một loại nước có nhiều độc tố là Chủ nghiã Marx- Lenin. Sự nhiễm độc này thoạt tiên là ngọt ngào, sau nồng độ tăng dần, độc tố thâm nhập sâu vào lục phủ ngũ tạng, lúc đó bùng phát thành một cơn shock thuốc vật vã mà cao điểm là cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” (1966- 1976). Kinh tế bị tàn phá, văn hoá bị băng hoại, hàng chục triệu người con ưu tú của dân tộc Trung Hoa đã chết một cách oan uổng trong cơn say thuốc này.

Đặng Tiểu Bình đã có công giải độc cho Trung Quốc bằng “Lý luận con mèo” với câu nói nổi tiếng “Không phân biệt mèo trắng- mèo đen, miễn là bắt đựơc chuột” Tuy nhiên lý luận con mèo không phải là “thần đan tiên dược” trị bách bệnh. Giang Trạch Dân tiếp tục giải độc cho Trung Quốc bằng thuyết “Ba đại diện”. Tuy đạt được một số thành tựu về phát triển kinh tế, nhưng kinh nghiệm của Trung Quốc không phải “khuôn vàng thước ngọc” để Việt Nam nhất nhất phải tuân theo.

Nhìn xa hơn trong lịch sử cận đại, trong thế kỷ XI và XII, trên mọi phương diện, nền văn minh Trung Quốc đã đi trước hẳn châu Âu, nhưng đến thế kỷ 19 và 20 thì tụt lại xa ở phía sau. Theo Francis Bacon, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, “trong những năm đầu thế kỷ XX, in ấn, thuốc súng và nam châm đã làm thay đổi cả thế giới, thì chính ba thứ này xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc”. Vậy mà, Trung Quốc không những chỉ đánh rơi vị trí hàng đầu mà còn không tiến kịp châu Âu.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Trung Quốc giành được chủ quyền và hội đủ điều kiện phát triển hết sức to lớn thì lại tập trung vào cuộc cách mạng văn hoá do Mao, một tín đồ của Marx chủ xướng, đã làm đất nước rối loạn và bị cô lập. Có thể bây giờ bằng mọi giá Trung Quốc muốn tránh lặp lại một kịch bản đen tối của quá khứ, nhưng hoàn toàn có lý khi cho rằng, với việc tôn thờ chủ nghĩa Marx- Lenin, khi con khủng long tỉnh giấc, tiếp tục sử dụng độc dược lại shock thuốc và cắn chính cái đuôi của mình! Đó là một thảm hoạ vẫn còn treo lơ lửng.

Để đánh giá một cách công bằng các thành tựu của Trung Quốc, ta thử ghé mắt sang Đài Loan và Hồng Kông, những “đứa con lạc loài” của Trung Hoa Đại lục vĩ đại. Những bước tiến của hai vùng lãnh thổ này sẽ khuyến cáo cho chúng ta, rằng bài học Trung Quốc không phải là “cẩm nang” cho nền kinh tế Việt Nam.

2- Chính sách ngu dân đang chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh


Đảng ta có truyền thống ngu dân. Ngay từ khi mới ra đời, khi phát động phong trào “Xô viết nghệ tĩnh” năm 1930, Đảng ta đã lấy khẩu hiệu: “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” Trong đó, trí thức được coi là thành phần nguy hiểm nhất cần phải đào tận gốc, lật đổ. Có như thế, thợ thuyền, nông dân mới lên nắm được chính quyền. Đây là một truyền thống xấu, không đáng có của một đảng cầm quyền.

Rất may cho nước ta, Bác Hồ là người không ủng hộ chính sách ngu dân đó. Sinh thời, bác Hồ, coi ngu dốt là một thứ giặc. Năm 1945, khi dành được chính quyền bác đề ra ba mục tiêu: “Diệt gặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm”. Trong ba thứ giặc đó, Bác coi dốt là một thứ giặc còn nguy hiểm hơn giặc đói và giặc ngoại xâm. Chính sách bình dân học vụ của Bác đã góp phần đắc lực trong việc xoá nạn mù chữ của người Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, mặc dù trong thời kỳ trứng nước của cách mạng, nhưng dân trí Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới.

Rất tiếc, chính sách này duy trì được chưa lâu, truyền thống ngu dân của Đảng lại có dịp trỗi dậy. Xin được dẫn ra đây một số dẫn chứng lịch sử:

Thứ nhất, đó là chính sách bưng bít thông tin.

Trong chiến tranh, ta có thể bào chữa là do yêu cầu của cuộc kháng chiến, nhưng trong hoà bình cũng vậy, những thông tin từ thế giới bên ngoài thường xuyên bị bưng bít. Theo đó, những thành tựu về kinh tế xã hội của các nước tư bản bị che đậy, xuyên tạc. Cùng với đó là sự tâng bốc các nước cùng phe. Cho rằng, chỉ có CNXH mới mang lại cơm ăn áo mặc cho dân chúng, còn chủ nghĩa tư bản toàn là cướp bóc, chém giết và bạo lực. Đây là một sự lừa dối trắng trợn.

Thứ hai, đẻ ra một bộ máy kiểm soát nguôn luận theo kiểu “triệt sản”

Tất cả mọi sáng tạo văn học, báo chí đều chịu sự kiểm duyệt của bộ máy này. Những tác phẩm không làm hài lòng người kiểm duyệt đều không được xuất bản, không được ra mắt công chúng. Sự kiểm duyệt này đã bóp chết sự sáng tạo từ trong trứng nước. Dân gian vẫn quen gọi là “nạo thai” hay “triệt sản” đối với sáng tạo của giới văn nghệ sỹ.

Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ truyền thông đã phát triển lên đến trình độ cao, những thông tin từ các nước có nhiều đường lọt vào nước ta, nhưng Đảng vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngu dân ấy. Đảng đẻ ra một bộ máy chuyên đặt bức tường lửa, che đậy sự thật trong nội bộ, che mắt dư luận…. Đây là một chính sách đi ngược lại với lợi ích của dân tộc.

Thứ ba, áp đặt chiếc “vòng kim cô” CN Marx- Lenin vào hệ thống tư duy

Một chuyên gia nước ngoài nhận xét: “Việt Nam hiện đang khủng hoảng về lý luận.” Nhận xét này rất có lý khi nhiều năm liền chúng ta lúng túng và đi chệch hướng. Nhưng thật lạ lùng, Đảng ta lại cấm tranh luận về những vấn đề lý luận cơ bản. Chủ nghĩa Marx- Lenin là bất khả xâm phạm, định hướng XHCN là không thay đổi, miễn bàn… Đây thực chất cũng chỉ là một biến tướng của chính sách ngu dân.

Chúng ta đang dương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh nhưng lại liên tục thực thi một số chính sách ngu dân vô lý. Nếu Đảng không từ bỏ chính sách này sẽ bị lịch sử phán xét. Bài học về Ceaucexcu ở Rumani vẫn còn mới nguyên.

3- Từ bỏ chính sách nguỵ biện


Đã thành lệ, khi nào bế tắc, không giải quyết được vấn đề trong nước, Đảng ta lại đổ lỗi cho khách quan. Trước đây thì “các thế lực thù địch âm ưu phá hoại”, nay thì “diễn biến hoà bình”. Cứ như tuyên truyền của Đảng, xung quanh chúng ta lúc nào cũng nhung nhúc kẻ thù. Luận điểm này không mới, thậm chí nghe mãi đâm quen, cứ tưởng thật.

Hãy phóng tầm mắt sang một số nước khu vực: Bên cạnh Đài Loan là một con khủng long Trung Quốc cộng sản, lúc nào cũng chực ăn tươi nuốt sống mình, nhưng Đài Loan vẫn liên tục phát triển và đạt đựơc những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Bên cạnh Hàn Quốc là người anh em Bắc Triều Tiên, có chút vũ khí hạt nhân lúc nào cũng đưa ra doạ thanh toán nhau, nhưng kinh tế Hàn quốc phát triển thế nào thì đã rõ. Trường hợp của Nhật Bản, Hồng kông sau chiến tranh cũng vậy. Còn Việt Nam, khi chiến tranh đã đi qua 30 năm nay, nhưng lúc nào cũng viện cớ “các thế lực thù địch” chống phá chúng ta. Đây là luận điểm “cũ như cái hũ” nhằm biện minh cho những yếu kém của mình.

Hiện tại trong nước có một số người bất đồng chính kiến, họ là những người đã già, không còn tham vọng và không có năng lực chính trị. Tuy nhiên, Đảng đã thổi phồng nguy cơ này lên, lu loa với thế giới rằng, đây là những phần tử chống đối, nguy hiểm tới an ninh quốc gia. Lấy cớ đó để tiến hành các hoạt động bắt bớ, giam cầm, đàn áp những người có ý kiến khác biệt. Hơn thế là việc tăng cường bộ máy quân đội, công an, tăng cường ngân sách cho các hoạt động đó.

Nếu Đảng hy sinh lợi ích của mình, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, hãy từ bỏ chính sách nguỵ biện đó, thành tâm hội nhập với thế giới mới có hy vọng đưa dân tộc thoát nghèo, Việt Nam mở mặt mở mày với thiên hạ.

Trân trọng cám ơn những người có trách nhiệm đã quan tâm!

Hà nội ngày 02/03/2006
Phan Thế Hải
ĐT: 0903 288 631
Emai: haipt@vasc.com.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn