BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thảm Sát tại An Lộc

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 2100)
Thảm Sát tại An Lộc
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Địa danh An Lộc sắp được đề cập dưới đây không phải là Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long năm trên quốc lộ 13. Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long là một chiến trường lừng danh vào mùa hè đỏ lửa 1972. Còn An Lộc đây là một xã nằm sâu trong đồn điền cao su bên đường rầy xe lửa bắc –nam. Có thể nói, xã nầy là vùng xôi đậu vì nó ở xa quốc lộ 1, thuộc tỉnh Long Khánh. Dọc theo quốc lộ 1, từ Biên hòa hướng ra trung, đi khỏi rừng cao su Trảng Bom chúng ta đến Bàu Cá là ranh giới giữa Biên Hoà,và Long Khánh. Qua khỏi Ngả ba Dầu giây (giao lộ giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đường đi Đà lạt) chúng ta đến đèo Mẹ Bồng Con (có lẽ gọi Đèo Mẹ và Đèo Con thì đúng hơn vì có hai quả đồi một cao một thấp như bức tường thành án ngữ quốc lộ 1). Qua đèo rồi đổ dốc sẽ gặp một ngả ba, dến ngả ba rẽ phải đi mãi và đi mãi giữa rừng cao su hai bên, rồi vượt qua đường rầy xe lửa đi khoảng vài trăm mét chúng ta mới đến xã An lộc.

Nơi đây, cách nay đúng 35 năm đã xẩy ra vụ thảm sát do VC Bắc Việt gây nên. Họ đã giết hằng trăm dân làng, tàn sát thường dân đang ẩn náu dưới hầm để tránh bom đạn. Chứng tích vụ thảm sát còn thấy đuợc ngày nay là hàng năm vào cuối tháng 4 dương lịch, bà con có thân nhân bị thảm sát, đều làm đám giỗ mà dân địa phương gọi là đám giỗ tập thể.



Trước hết nói về chiến trận Long khánh từ 9-4 đến 20-4. Về lực lượng của hai bên: Bắc Việt về quân số có các sư đoàn Công trường 5, 7, 9. Quân lực VNCH có sư đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân tỉnh Long Khánh, về sau có một lữ đoàn Dù tăng viện. Lãnh thổ VNCH tính đến đầu tháng tư thì bị co cụm lại gồm lãnh thổ Quân Đoàn 3, lãnh thổ Quân đoàn 4, và hai tỉnh Ninh thuận, Bình thuân. Trên bản đồ lãnh thổ hai quân khu còn lại thì những đốm đen chỉ phần đất do CS chiếm lan rộng dần như Phước Long, Đồng Nai thượng đến Định Quán. Tỉnh Long khánh có thủ phủ là Xuân Lộc. Cộng quân cố chiếm Xuân lộc để cắt đôi lãnh thổ còn lại của VNCH, kiểm soát quốc lộ 20, và quốc lộ 1, đồng thời bao vây Saigon. Trận chiến Xuân lộc từ ngày 9-4 là trân giao tranh ác liệt và duy nhất trong khoảng thời gian từ 10-3 (ngày cộng quân vào Ba mê thuột) đến 30-4.

Diễn tiến trận đánh. Từ 9 giờ sáng ngày 9-4, ba sư đoàn cộng quân từ các hướng, từ rừng cao su tấn công vào thị xã Xuân lộc với hàng ngàn quả đại pháo. Thành phố bị thiệt hại nặng nề nhưng không thất thủ. Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 và tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân đã gây thiệt hại nặng nề cho công quân. Những ngày kế tiếp cộng quân lại tiếp tục tung thêm 6 sư đoàn thuộc các công trường 5, 7, 9, với đại pháo và xe tăng cố chiếm cho được Xuân lộc. Đến ngày thứ năm của trận chiến lực lượng VNCH (Sư Đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 ĐPQ, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù) vần giữ được Xuân Lộc.



Trong lúc đó, Sư đoàn 5 CS Bắc Việt từ Kampuchia tiến đánh Long An để cắt đứt quốc lộ 4 nối liền Saigon với Miền tây. Địa phương quân Long An và một số đơn vị thuộc sư đoàn 7 đã phản công dữ dội bảo đảm được lưu thông trên quốc lộ 4. Trong lúc đó không lực VNCH từ phi trường Tháp Chàm, Phan Rang mở vài đợt oanh tạc nhỏ ở Khánh hòa. Người dân Saigon hy vọng cục diện mùa hè đỏ lửa 1972 tái diển có lợi cho chính thể VNCH. Người ta còn lạc quan khi so sánh việc cộng quân bị chận đứng ở các ngõ Long khánh, Long an sẽ cứu vản VNCH như trận Valmy ngày 20-9-1792 đã cứu cách mạng Pháp 1789. Khắp các đường phố Saigon đầy biển ngữ với hàng chữ LONG KHÁNH, LONG AN: MỒ CHÔN CỘNG PHỈ . Đài phát thanh và truyền hình đều phát đi bài tường thuật trận đánh Long khánh, cảnh xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy, vô số vũ khí của cộng quân bị tịch thu, vô số tử thi của cán binh Bắc Việt được ghi là tử thi của cán binh Bắc Việt thuộc các công trường 5 , 7, và 9. Về sau vào khoảng năm 1981, người ta tình cờ tìm thấy tấm biển đó trong đống rác khổng lồ nơi ngả ba rẽ vào Thị xã Long khánh. Một khi quốc lộ 4 nối Saigon – các tỉnh miền tây được khai thông, lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống đều đặn được chuyển tải đến Saigon. Đài phát thanh và truyền hình thường xuyên thông báo kho dự trử lương thực, thực phẩm đủ loại đủ nuôi dân trong tám tháng nếu không may Saigon bị bao vây hay bị cô lập.

Như trên đã trình bày quân lực VNCH đã gây thiệt hại năng nề cho địch và giữ vững thị xã Xuân lộc tỉnh Long Khánh từ ngày 9-4 đến 20-4. Chiều 20-4, không khí thành phố Saigon có vẻ ngột ngạt do những tin tức không tốt lành cho sự tồn tại của VNCH trong đó có tin Long Khánh đã mất (Đài phát thanh Hà nôi loan tải nhiều lần). Tối ngày 20-4, các đài phát thanh quốc tế đều loan tin Long khánh thất thủ. Một phóng viên quốc tế tường thuật phản ứng của Tổng thống Hoa kỳ Gerald Ford về biến cố Xuân lộc – Long khánh như sau: “Khi Tổng Thống đang đi ra sân golf thì một viên chức chạy đến báo tin tin Long khánh đã thất thủ”. Tổng Thống bình thản trả lời đại để chỉ có trời mới cứu nổi VNCH! Nói rồi Tổng Thống tiếp tục đi ra sân golf.

Trước khi nói đến Sư đoàn 18, và lử đoàn 1 Nhảy Dù, và một số đơn vị thuộc các binh chủng khác rút khỏi Long khánh như thế nào, tưởng cũng nên điểm qua tình hình VNCH ở Saigon, cũng như tình hình quốc tế ảnh hưởng đến sự cáo chung của chế độ. Tại Hoa kỳ, Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc hội, hoặc chuẩn chi 800 triệu USD để cứu Miền Nam Việt Nam đang trên đà sụp đổ, hoặc chuẩn chi 200 triệu USD để di tản những người “đã hợp tác với chúng ta (Hoa Kỳ) trong mười lăm năm qua (1960-1975)“. Người ta còn dự định cả hai nơi Saigon và Washington đều công khai công bố thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Thiệu năm 1973. Nội dung bức thư Mỹ cam kết giúp Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris. Quốc hội Hoa kỳ chẳng động tĩnh gì cho đến ngày miền Nam mất. Chính quyền Miền Nam lúc đó còn vận động các nước Trung Đông xin dùng mỏ dầu bảo chứng để xin vay gọi là Freedom Loan. Trong lúc đó thì lực lượng Miên cộng tiến chiếm Nam vang ngày 15-4-75, và tiến hành việc diệt chủng cho tới đầu năm 1979. Về tình hình quốc nội, ngày 16-4 quân lực VNCH rút khỏi Phan rang, và Phan thiết. Trên đường rút lui hai tướng Nguyễn vĩnh Nghi (Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3) và Tướng không quân Sang đều bị bắt.

Trở lại việc Long Khánh thất thủ. Với quân số áp đảo (lính của 3 công trương 5, 7, và 9) cộng thêm xe tăng T54, đại pháo 130, cũng như AK 47, Bắc Việt vẫn không tràn ngập được thị xã Long khánh sau 5 ngày ồ ạt tấn công. Từ ngày 11-4 đến 20-4, tình hình thị xã vẫn yên tĩnh và không có trận giao tranh nào. Về sau người ta có thể giải thích tình hình tạm lắng như thế vì lực lượng Bắc Việt bị tổn thất nặng. Mấy năm sau quân đội VC phải dựng lại chiến trận đánh chiếm Long khánh. Khu vực trong thị xã, nơi có nhiều ngôi nhà đổ nát đã được dùng làm phim trường. Họ phải tái tạo cảnh CS Bắc Việt với AK 47 cầm tay tiến theo đội hình vào thành phố. Mục đích cuả họ để người ta quên đi sự thất bại nặng nề trong quá trình 55 ngày tiến chiếm Miền Nam.

Người dân Long khánh không quên từ tối 19-4, sư đoàn 18 cũng như các đơn vị thuộc các binh chủng khác lặng lẽ rút khỏi tỉnh lỵ Long khánh theo hướng tỉnh lộ 2 nối Long khánh – Bà rịa thuộc Phước Tuy. Họ đã không gặp thảm cành giống như ở tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku –Phú bổn – Phú yên trước đó một tháng. Lợi dụng thời gian yên tĩnh từ 11-4 đến 20-4, thường dân đa phần là gia đình quân nhân công chức, theo trực thăng vận tải Chinook, hoặc bằng mọi phương tiện để rời Long khánh. Bắc Việt cũng bất ngờ không kém. Tối 19-4, một số đặc công từ bên ngoài thị xã vào thám thính thì mới biết binh sĩ VNCH đã rút hết. Gần sáng thì xe tăng CS mới vào đến thị xã. Sư đoàn 18, và các đơn vị khác đã về đến Ba rịa được an toàn.

Thảm sát An lộc thuộc Long khánh. Ngày 20-4, lực lượng cộng quân tiến về Saigon theo hướng quốc lộ 1. Khi đoàn quân tiến gần đèo Mẹ bồng con thì VC bị hai quả bom CBU gây thiệt hại rất nặng, số thương vong lên ít nhất cả một sư đoàn. Hai quả bom CBU làm chậm bước tiến của cộng quân, từ đó mới xẩy ra vụ thảm sát An lộc. Đễ trả thù cho lính CS Bắc Việt bị thương vong, CS đã tàn sát hàng loạt, bắn chết hàng trăm người. Thậm chí có những người đang ẩn nấp dưới hầm cũng bị lôi lên đem bắn. Chuyện bắn giết chỉ chấm dứt khi một số biệt động thành chạy đi tìm một cán bộ CS cao cấp tên Tư Hy đến và can thiệp.

Chuyện tàn sát nầy được Nhà Văn Trần đức Thạch - tháng tư năm 75 là bộ đội, hiện ngồi tù vì tranh đấu cho tự do, dân chủ - đã đề cập đến. Theo ông Thạch thì bộ đội CS Bắc Việt đã không phân biệt lính hay dân, có vũ khí hay không, hễ thấy người thì bắn bằng thích. Dù tính mạng bị đe dọa trước họng súng của đồng đội, ông Thạch cố sức gào thét ngăn cản, nhưng cũng chỉ cứu được những thường dân bị thương, chưa chết bằng cách xin phương tiện chở nạn nhân đi bệnh viện Suối Tre gần đó.

Từ 10-3 đến ngày 30-4, Cộng Sản Bắc Việt gây nên nhiều cuộc thảm sát nhắm vào thường dân vô tội, như pháo kích bừa bãi vào bải biển Thuận An - Thừa Thiên Huế, tỉnh lộ 7 nối Pleiku – Phú bổn – Phú yên, bãi biển Tiên sa Đà nẵng; thảm sát thường dân ở Sơn Hòa – Phú yên, thảm sát thường dân ở An lộc – Long khánh. Người ta có thể xếp những vụ thảm sát vừa nêu thành hai cách mà cộng sản thi hành:

- Cách thứ nhất, khi đuổi theo để tiêu diệt lực lượng VNCH đang tự ý, hay được lệnh di tản, hoặc tái phối trí, CS đã bắn giết bừa bãi vào thường dân đang chạy loạn hướng về vùng an toàn do VNCH kiểm soát. Điều nầy cộng sản giải thích “mọi phương tiện đều tốt“.

- Cách thứ hai, tiến hành thảm sát thường dân khi phải rút quân vì thua trận như biến cố Mậu thân 1968; hoặc bị thiệt hại nặng nề, như đã xảy ra ngày 20-4 trên đường tiến quân về Saigon.

Dư luận về bom CBU và vụ tàn sát An lộc Long khánh. CS Việt Nam đã lờ đi vụ thảm sát này, song người dân An lộc không quên vì việc thảm sát xẩy ra ngay ngày 20- 4, ngày quân Bắc Việt bị ăn bom chết nhiều, và đồng loạt. Lẽ dĩ nhiên, những người lính Bắc Việt còn sống đang tại ngũ, hoặc chuyển ngành đều gượng gạo phủ nhận cho qua chuyện. Vụ thảm sát cho thấy việc “quân ta giết dân ta“. “Quân ta” là VC. “Dân ta” ở đây là dân An lôc. An lộc là một xã hẻo lánh giữa rừng cao su xa quốc lộ 1, đa số họ có cảm tình với Việt cộng, làm việc cho VC (giao liên, tình báo, biệt động thành, v/v), cung cấp lương thực cho Việt cộng.

Trở lại hai quả bom CBU. Có tiếng xì xầm trong dân như thế nầy: có đến 13 quả bom CBU. Một phi công VNCH đã được lệnh ném hai quả bom đặc biệt này. 11 quả còn lại không biết “ai đó“ tháo ngòi nổ đem đi mất. Đến nay, sau 35 năm, chúng ta không thấy một tài liệu nào nhắc đến sự kiện này. Riêng cá nhân tôi, tôi nhớ rõ chuyện nầy như ngày hôm qua. Sau khi nghe tin Long khánh mất, tôi đang di tản từ miền trung về, đang lo buồn cho tương lai, thì một người bạn của chúng tôi tay cầm radio chạy đến hý hửng báo tin vũ khí lạ đã giết nhiều quân CS Bắc Việt. Tiếc rằng không có máy ghi âm buổi phát thanh của hai đài VC này vào ngày giờ đó. Còn cuốn băng của hai đài đó thì CS đã xoá bỏ rồi, vì bản chất tuyên truyền xấu xa cuả cộng sản là “xấu che, tốt khoe”.

Ba mươi lăm năm trôi qua, tưởng nhớ lại chuyện xưa xin tri ân những chiến sĩ Sư đoàn 18, Lử đoàn1 Nhảy dù, tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân…, người phi công vô danh (người phi công, đã đem lại niềm hy vọng dù ngắn ngủi cho chúng tôi). Hôm nay, nhắc đến chuyện xưa để chúng ta tưởng nhớ đến nạn nhân vô tội đã bị CS thảm sát, trong đó có đồng bào An lôc, để nhắc đến sự tàn độc cuả CSVN, đã không từ bỏ bất cứ thử đoạn dã man nào nhằm áp đặt ách thống trị bạo tàn cuả chúng lên dân chúng VN.

27-2-2010

Trần Thanh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn